Thiện nguyện Thabarwa VN hướng về Trung Thu cho các bé vùng cao và những nơi trẻ em khó khăn chung tay cùng Chính quyền và Giáo Hội

Nghe đọc bài:

PSO - Chúng sanh căn cơ nhiều chủng loại, Đức Phật thuyết Pháp “Như mây lớn kia mưa rưới khắp tất cả cỏ cây lùm rừng và các cỏ thuốc, theo giống của mỗi thứ đều được đượm nhuần đầy đủ, đều được sanh trưởng. Đức Như Lai nói pháp một tướng, một vị, nghĩa là: Tướng giải thoát, tướng xa lìa, tướng diệt, rốt ráo đến bậc Nhất thiết chủng trí” (Kinh Pháp Hoa). Ngài khẳng định “Ta thuyết pháp như chiếc bè để đưa vượt qua, không phải để nắm lấy. Chư Tỳ kheo, các ông cần hiểu ví dụ cái bè… Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống gì phi pháp”; Ngài nhấn mạnh dùng phương tiện để khai ngộ Phật tánh trong mỗi chúng sanh. 

Cõi Ta Bà nhiều uế trược khổ đau, chúng sanh cang cường khó giáo hóa, khó kham nhẫn ở quốc độ này. Nhưng đệ tử Phật luôn ngược dòng bi-trí-dũng đi vào đời bằng mọi phương tiện ban vui cứu khổ. Trong Trường Bộ Kinh, Đức Phật dạy: “Hãy ra đi, các Tỳ kheo đem lại sự tốt đẹp cho nhiều người…Mỗi người hãy đi một ngã. Này hỡi các Tỳ kheo! Hãy hoằng dương chánh pháp toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, toàn hảo ở đoạn cuối, toàn hảo cả hai tinh thần và văn tự”. Giảng dạy giáo pháp là sứ mệnh thiêng liêng cao cả đối với người xuất gia.  “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sinh vi bản hoài” là nhiệm vụ người đệ tử Đức Phật.

Người Hoằng pháp giỏi phải đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, giải quyết được những vấn đề xã hội cả về mặt tinh thần lẫn vật chất cho con người trong mục tiêu giải thoát sanh tử luân hồi. Thiền sư Ottamathara và Tăng đoàn Thabarwa Myanmar đã và đang đáp ứng được yêu cầu hoằng pháp thời hiện đại với Tứ nhiếp pháp, Tứ vô lượng tâm, lấy Pháp làm trọng yếu. Đó cũng chính là tinh thần Bồ-tát hạnh nhập thế.

Kính quý và tôn trọng văn hóa Việt Nam, văn hóa Phật giáo Việt Nam, tri ân người Việt, Thiền sư Ottamathara đã khuyến khích người hữu duyên Phật tử trong và ngoài nước tiếp tục gieo duyên với đồng bào Việt. Nhân dịp Tết Trung thu cho các em thiếu nhi, Thabarwa VN đã có chuỗi thiện pháp ý nghĩa từ ngày 10 âm – 15 âm tháng 8 năm Giáp Thìn 2024. 

Mặc dù Tết Trung Thu không phải là một ngày lễ Phật giáo nhưng lại là phương tiện để thực thi các giá trị Phật Pháp, duy trì sự hòa hợp. Tinh thần Phật giáo luôn tán thán hạnh anh nhi của trẻ thơ. Đức Phật khuyến khích hàng đệ tử cần tập hạnh anh nhi không chấp trước để thấu tới đệ nhất nghĩa. Tâm hồn trẻ thơ mang một năng lượng tích, không tạp niệm, không tính toán, không chấp trước, luôn rộng lòng từ bi, hỷ xả; luôn hồn nhiên, vô tư; không bị khổ, vui cuộc đời chi phối, không ân oán thị phi. Người thực hành Anh nhi hạnh không tạo nghiệp sanh tử, không tạo trọng tội ngũ nghịch, luôn hành từ bi không phân biệt “ta” và của “ta”; yêu thương trong trẻo đối với tất cả mọi loài. Lòng từ bi là một phương tiện thù thắng trong công cuộc hoằng pháp, nhập thế độ sanh. 

Phật giáo đi vào xã hội, giải quyết những nhu cầu tối thiểu của con người. Các hoạt động thiện nguyện, cứu trợ, giúp người nghèo, chăm lo an sinh phúc lợi, thể hiện tư tưởng Từ bi Vô ngã của Phật giáo; là phương tiện hỗ trợ cho hoằng pháp, tốt đời đẹp đạo. Trong tinh thần Duyên khởi, các quan hệ biện chứng với nhau trong xã hội. Việc hoằng pháp không thể “bảo thủ”, là một nghệ thuật đi vào thục tiễn để định hướng, tìm ra nội dung phương thức hóa độ các đối tượng một cách có hiệu quả; lấy con người làm trung tâm. Hiện nay, công nghệ thông tin đang hỗ trợ cho công tác hoằng pháp nhưng cũng gặp không ít những thách thức. Ban hoằng pháp mang sứ mệnh truyền bá chánh pháp, làm lan tỏa hương vị giải thoát khắp Âu – Á và thế giới. 

Dưới sự cho phép của các cấp lãnh đạo quản lý, sự hoan hỷ chứng minh của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, sự chứng minh của Thiền sư Ottamathara, Thiện nguyện Thabarawa VN đã đồng hành cùng hệ thống trường Xanh Tuệ Đức và Làng Hạnh Phúc, đã trao gửi các phần quà yêu thương đến các con tỉnh Lai Châu ở hai điểm: Trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lai Châu 500 phần ngày 13 âm lịch và 1000 phần đến Trường Trung học xã Dào San ngày 11 âm lịch. TT Thích Minh Tuân - Ủy viên Thường Trực giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lai Châu, Chánh Văn Phòng; Ủy viên Ban Kinh Tế Tài Chính Trung ương; Trưởng Ban Kinh Tế Tài Chính Phật giáo tỉnh Lai Châu chứng minh. Thabarwa VN đã tặng 10 triệu đồng tiền mặt. Và gửi hiện vật 1500 cuốn vở, 1500 khăn mặt, 200 bộ quần áo mới gửi đến chùa Pháp Vân chuyển đến các con tỉnh Lai Châu. Gửi 1.200 lồng đèn Trung Thu đến chùa Bảo Ngạn, Sông Lô, Việt Trì, Phú Thọ; 400 lồng đèn đến Thiền Viện Di Đà, Thường Tín, Hà Nội. Tổng trị giá khoảng 16 triệu hiện vật. Trước đó, Trung Tâm Dưỡng Lão Liên Hoa Tiền Giang, chị Phật tử Trần Thị Thùy Trang – Giám đốc Trung Tâm, với tinh thần Thiện Pháp không giới hạn cùng Thabarwa VN đã phát quà đến 5 điểm trường, 2 khối cơ quan phường xã và tại Trung Tâm Liên Hoa chính trong ngày 10 âm.

Đồng thời, trong chuỗi hoạt động Thiện pháp từ nhân duyên Trung Thu, gắn bó đồng hành với các em thiếu nhi Việt Nam, Thabarawa VN cũng gửi quà tặng đến các điểm chùa/ trung tâm trên cả nước: (1) Tặng quần áo mới đến các em xã Quảng Khê, huyện Đăk Glong, tỉnh Đawk Nông, 170 phần, 3 triệu đồng, bác Tuệ (Tuyết) CA Tôn giáo kết nối. (2) Tặng 112 phần đến Trung Tâm Bảo Trợ trẻ em khuyết tật chùa Long Thọ, 393 Bùi Thị Xuân, phường Thủy Biểu, Tp Huế. (3) Tặng 87 phần pháp phục đến Cơ sở Bảo trợ Xã hội DL Hoa Sen Trắng, Tịnh xá Bửu Sơn, 91/3 ấp Hòa Thuận, xã Ngọc Định, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai; SC An Qúy tiếp nhận. (4) tặng 500 bánh Trung Thu đến khu vực xã Hồng Dũng, huyện Thái Thụy, Thái Bình, bác Trìu CATG tiếp nhận, (5) tặng 160 bánh Trung Thu và 160 lồng đèn đến địa bàn Xuân Tiến, Giao Xuân, Giao Thủy, Nam Định, cô Huê – ban công tác phụ nữ địa bàn tiếp nhận, (6) tặng khoảng 40 phần Pháp Phục đến Thư viện Huệ Quang, Tp Hồ Chí Minh. Tổng trị giá khoảng 32 triệu.

Tham, sân, si là nguyên nhân đem đến khổ đau cho cá nhân và những bất an cho xã hội. “Trí tuệ thật sự là chiếc thuyền kiên cố vượt qua biển già, bệnh, chết cũng là ngọn đèn rất sáng phá tan bóng tối vô minh, là thuốc tốt của tất cả bệnh nhân, là búa sắt chặt cây phiền não”. Thiền định soi sáng, tẩy sạch những cấu uế trong tâm từ vô thỉ kiếp đem đến cho hành giả nội lực mạnh mẽ, hiển tánh đạt đến tuệ giác. Khi tâm chánh niệm tỉnh giác không bị tham ái chi phối, không bị danh, lợi, tài, sắc buộc ràng thì mọi chấp trước, mọi gánh nặng tham ái được đặt xuống, vô minh dần dần tan biến. Hàng đệ tử xuất gia và tại gia luôn tin sâu nhân quả lời Phật để tinh tấn tu tập mỗi ngày an vui thiện pháp mình và lợi lạc bất hại người, lan tỏa những điều tử tế.

Luận Khởi Tín nói: “Chỉ người nghi hoặc, không tin, phỉ báng, bị chướng nghiệp của trọng tội là không thể nhập” chân như tam muội. Hàng đại Bồ-tát tâm như hư không, quên tâm Bồ-đề mà tu Phật thừa thì chỉ có danh. “Như Lai đã được đệ nhất nghĩa đế, không có hư vọng”. Tâm kinh nói: “Tướng không của các pháp không sinh, không diệt…” thì biết tướng thực của chúng sanh không thuộc có hay thuộc không. Song, Như Lai nói có mà không nói không, là vì “Thà chấp có mà mắc kẹt ở cõi trời, người. Chẳng bằng chấp không mà diệt mất nhân quả, lừa dối Chánh pháp, lưu hại vô cùng”. Tâm hồn Anh nhi luôn lương thiện, chân thành và thuần khiết. Kinh Đại Bát Niết Bàn phẩm Anh nhi hạnh, Đức Phật ca ngợi phẩm hạnh Anh nhi: “Anh nhi không khởi, không trụ, không đến, không đi, không nói chuyện”. Vì vậy, Phật giáo nhập thế luôn hài hòa Sự-Lý, chân đế-tục đế, Thể-Tướng-Dụng. Từ phương tiện Tết Trung Thu, Phật giáo đến với quần chúng một cách tự nhiên và tích cực, thể hiện tính linh động nhu nhuyến của giáo Pháp, tấm lòng vị tha vô ngã của người con Phật; góp phần đẩy lùi các vấn nạn trong xã hội hiện đại, lan tỏa những điều tử tế đến với cộng đồng; thể hiện Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, thiết thực hiện tại.

Sau đây là hình ảnh ghi nhận được:

TN Viên Giác

Download Android Download iOS
Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

Năm cái Tâm giúp giữ gìn đạo đức trên thương trường

PSO - Giữ gìn đạo đức trên thương trường là rất khó nhưng người biết dùng năm cái tâm trong việc điều phục mình chính là biểu hiện của người có đạo đức, có khả năng thích nghi mọi hoàn cảnh để hoàn thành tốt vai trò.

Đồng Nai: Phân Ban TTXH Giáo dục Trung ương tổ chức Trung thu tại chùa Thiền Lâm

Tạo điều kiện cho các em vùng sâu vùng xa có được niềm vui trong mùa trăng trung thu. Vào ngày 13-14/09/2024. (nhằm ngày 11-12/8/Giáp Thìn). Phân Ban Từ thiện xã hội Giáo dục TƯ GHGPVN kết hợp với Chùa Thiền Lâm (ấp 4, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã trao tặng hơn  1000 phần quà trung thu đến các em nơi địa phương.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online