Thiền Sư Ottamathara và Thabarwa VN kết nối hỗ trợ bão lụt miền Bắc Việt Nam (lần 2)

Nghe đọc bài:

PSO - Ngày 20/9/2024 (nhằm ngày 18/8/ Giáp Thìn), Thabarwa VN đã kết hợp Phân ban Đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, quỹ Đạo Phật Ngày Nay – chùa Giác Ngộ đã có chuỗi thiện pháp đồng hành với bà con miền Bắc sau bão lũ (lần 2) tỉnh Yên Bái và Lào Cai.

Sáng ngày 20/9/2024, tại chùa Tùng lâm Ngọc Am, phường Hồng Hà, Tp Yên Bái, chị Quỳnh Chánh Niệm đại diện cộng đồng Thabarwa VN kết nối cộng đồng Phật tử Úc Châu – đại diện chú Nhân và đạo hữu đã gửi hơn 70 tiền mặt hùn cùng quỹ Đạo Phật Ngày Nay chùa Giác Ngộ dưới sự chứng minh của nhị vị Thượng Tọa Thích Nhật Từ và Thượng Tọa Thích Minh Huy  - Ủy viên Hội Đồng Trị sự GHPGVN, để kịp thời triển khai cứu trợ đến các hộ dân Yên Bái chịu thiệt hại. TT Thích Minh Thuận cũng cử chư Tăng Ni phân ban đến đồng hành. Bà Nguyễn Thùy Trinh, Phó Chủ Tịch UBND xã Hồng Hà và chính quyền địa phương đã nhiệt tâm trách nhiệm hỗ trợ đoàn.

Tại chùa Ngọc Am, Thabarwa VN hùn phước cùng đoàn Đạo Phật Ngày Nay trao 400 triệu đồng cho 400 hộ gia đình xã Hồng Hà, mỗi hộ 1 triệu. Trong chuyến cứu trợ, chính quyền địa phương đã dẫn đoàn đến thăm hỏi và động viên 11 gia đình có 13 người thiệt mạng do sạt lở đất. Đoàn đã trao 10 triệu đồng cho mỗi gia đình có người mất và 30 triệu đồng cho những hộ gia đình có 3 người mất.

Thabarwa VN cũng tháp tùng theo TT Thích Nhật Từ và TT Thích Minh Huy đến thăm và chia sẻ mất mát với gia đình chú Tuấn tại TP Yên Bái, người đang chịu nỗi đau lớn với vợ và con trai bị bão lũ số 3 cuốn trôi, đoàn tặng 20 triệu đồng. Đoàn cũng đến tư gia chú Lâm, Yên Bái, bị mất mẹ và em trai trong bão số 3, đoàn tặng 10 triệu đồng. 

Tại Yên Bái, Thiện nguyện Thabarwa VN dưới sự tri nhận hướng dẫn của Phân Ban Hoằng Pháp Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số cũng nối kết trao 100 thùng sữa tươi từ Công ty Cổ Phần Đầu Tư Mỹ Nga đến Thầy Cô và Học sinh trường Tiểu học Trấn Yên; chùa Y Can, thôn Hạnh Phúc, Trấn Yên, Yên Bái tiếp nhận phân bổ và đã gửi danh sách trình cụ thể.

Cũng trong chiều cùng ngày, đoàn di chuyển về UBND xã Bản Hồ, Sa Pa, Lào Cai, trao 10 triệu tiền mặt đến hộ gia đình khó khăn bác Lý A Sân, thôn La Ve, xã Bản Hồ, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai; hộ không có đất và nhà. Bác Chủ Tịch xã Lý Láo Tả, chị Má Thị Đẩy – cán bộ Văn hóa Xã và chính quyền đã trực tiếp đưa đoàn đến khảo sát, gặp gỡ trao tặng tiền mặt. Chương trình do Cô giáo Trần Thị Mai Hương – Giảng viên Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội nối kết.

Đoàn cũng nối kết nhóm thiện nguyện chị Tuyết Nguyễn gửi 12 máy tính cũ (10 máy tính bàn và 2 máy tính  xách tay) đến các trường học chịu thiệt hại sau lũ bão miền Bắc. Trong đó, chị Tuyết Nguyễn giao cho Công An tỉnh Lào Cai 6 máy để bàn (chị Liên đại diện tiếp nhận); đồng thời mang 2 bộ thêm đến huyện Bắc Hà, và thêm 1 máy bàn 1 máy xách tay phân bổ theo nhân duyên địa bàn Lào Cai. Thabarwa VN cũng bàn giao đại diện Công An tỉnh Lào Cai phân bổ 100 bộ đồ thu đông tiểu học, 180 áo phông trẻ em tiểu học ngắn tay có cổ, hàng mới, xuất khẩu của chị Mai – Nam Định.

Song song đó, từ tịnh tài của cộng đồng thí chủ Thabarwa VN trong và ngoài nước, đoàn cũng gửi 100 thùng sữa trái cây tươi trị giá khoảng gần 26 triệu đến Cục an ninh nội địa (bác Trìu đại diện). Và 1 máy tínhđể bàn, 1 máy xách tay cũ.

Trong việc cộng tu, hoằng pháp Quốc Tế, Thiền sư Ottamathara cũng gửi đến hỗ trợ xây dựng Trung tâm Thiền Thabarwa tại khuân viên Thiền viện Phước Sơn khoảng 300 triệu (đợt 1) từ quỹ thiện pháp 10k của cộng đồng Phật tử Thabarwa và tặng 50 triệu đến Thiền viện Phước Sơn hỗ trợ bão lũ miền Bắc – bão Yagi số 3. Đồng thời hỗ trợ chương trình Trung Thu của Viện Dưỡng Lão Liên Hoa Tiền Giang (TNC/ Thabarwa Miền Tây 10 triệu đồng từ quỹ 10K) phát quà 5 điểm trường và 2 phường xã cùng điểm tại Trung Tâm.

Như vậy, trong đợt cứu trợ bão lũ lần 2 tại miền Bắc, Thabarwa VN đã kết nối tổng 12 máy tính cũ. Mỗi máy để bàn trị giá 4 triệu 150k (tổng 10 máy) và máy xách tay trị giá 1,7 triệu (2 máy). Tổng giá trị máy tỉnh kết nối khoảng 45 triệu. Tổng tịnh tài tiền mặt khoảng 130 triệu; 200 thùng sữa và gần 300 quần áo mới.

Kinh Duy Ma Cật Phật dạy: “Tất cả chúng sanh là cõi Phật của Bồ tát. Vì sao? Bồ tát tùy chỗ giáo hóa chúng sanh mà lãnh lấy cõi Phật, tùy chỗ điều phục chúng sanh mà lãnh lấy cõi Phật. Tùy chúng sanh ưng theo quốc độ mà lãnh lấy cõi Phật nào” (HT Thích Huệ Hưng dịch, Kinh Duy Ma). Thế giới Tất đàn tạm coi là Thời hiện đại Tất đàn. Mà theo kinh điển Nguyên thủy đây là thời mạt pháp, tinh thần Phật giáo Đại thừa đây là thời “Ngũ trược ác thế” (đời ác thịnh hành với 5 thứ ô nhiễm: thời đại ô nhiễm, kiến thức ô nhiễm, tâm lý ô nhiễm, con người ô nhiễm, đời sống ô nhiễm). Thế gian luôn bất toàn với 8 nỗi khổ chồng  chéo lên thâm tâm con người, tựu chung là khổ khổ - hành khổ - hoại khổ. Thiên tai bão lũ là những bất toàn đối với đời sống con người, là kết quả của Nhân Qủa theo Phật giáo. Việc giáo hóa điều phục con người chưa bao giờ là dễ. Chánh pháp là chân lý bất diệt không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, Đức Phật dạy cốt để đưa con người từ tối ra sáng, từ vô minh đến trí tuệ. 

Đức Phật dạy: “Nếu có Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng. Do vậy, này Ananda, hãy thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp và hành trì đúng Chánh pháp”. Các hình thức bên ngoài chỉ là phương tiện, tu tập hướng đến sự giải thoát cho chính mình mới là cứu cánh của người xuất gia của hành giả, mới thật sự là cúng dường tối thượng theo lời Đức Phật dạy. Vì vậy, việc “nhập thế” của Tăng Ni cư sĩ thời hiện đại qua các hình thức cũng chính là phương tiện đưa đạo vào đời. Trong chân như bản thể phương tiện cũng là cứu cánh. Tất cả đều là Pháp, hành giả luôn chánh niệm tỉnh giác ngay trong giây phút hiện tại với từ bi vô ngã trung đạo, sự tu tập giác ngộ đem đến an vui mình lợi lạc số đông trong mọi hoàn cảnh.

Sau đây là hình ảnh ghi nhận được:

 

TN Viên Giác

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online