23/07/2019 12:18

Thông tư: Tổ chức Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2563 - DL.2019

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ __________________

Số: 223/TT-HĐTS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ____________________________

Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2019

 

THÔNG TƯ V/v Tổ chức Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2563 - DL. 2019 ____________________________________

Kính gửi:  Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố Vu lan là ngày lễ lớn trong Đạo Phật. Tổ chức Đại lễ Vu lan hàng năm là một trong các pháp môn thực hành hạnh nguyện tri ân, báo ân, báo hiếu của Tăng Ni, tín đồ, cư sĩ Phật tử noi theo đức hạnh của Ngài Mục Kiền Liên trong kinh điển Phật giáo. Với truyền thống văn hóa hiếu nghĩa, uống nước nhớ nguồn của dân tộc và tín ngưỡng tâm linh thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam chúng ta, ngày lễ Vu lan của Đạo Phật đã hòa quyện với triết lý, tục thờ cúng ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hình thành lễ hội Vu lan Báo hiếu. Mùa Vu lan Báo hiếu đã trở thành nét văn hóa truyền thống hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Đây là thời gian để mỗi người thực hành và khắc sâu hạnh nguyện báo hiếu, hiếu hạnh với Cha mẹ, Ông bà và những người thân yêu, đồng thời cũng là thời gian tưởng nhớ, tri ân các Anh hùng dân tộc, anh linh Anh hùng Liệt sỹ, Tổ tiên, Cửu huyền thất tổ của các gia đình trong toàn xã hội. Nhằm tổ chức trang nghiêm Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2563 – DL.2019, phục vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng cho đồng bào Phật tử và nhân dân, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các cấp và các chùa, tự viện, Tăng Ni, tín đồ, cư sĩ Phật tử thực hiện tốt các nội dung trong công tác tổ chức như sau: 1. Thời gian tổ chức: Từ ngày Mùng 1 đến ngày Rằm tháng Bảy âm lịch (có thể kéo dài trong tháng Bảy âm lịch) 2. Địa điểm tổ chức: - Tại các cơ sở thờ tự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Lưu ý không làm ảnh hưởng tới giao thông, sinh hoạt chung của cộng đồng. - Tưởng niệm, tri ân, cầu siêu anh linh Anh hùng Liệt sỹ tại các nghĩa trang Liệt sỹ (phối hợp với chính quyền địa phương). - Tại các nơi công cộng, Trung tâm Văn hóa, trụ sở của các công ty khi được sự chấp thuận của cấp chính quyền. - Tại tư gia của các gia đình Phật tử. Lưu ý nếu có sự tham gia của số đông nhiều gia đình cùng nhau tổ chức thì phải có sự chấp thuận của chính quyền địa phương. 3. Nội dung chương trình: - Tụng kinh Vu lan, kinh Báo hiếu Phụ mẫu, Kinh Mục Liên Sám pháp, kinh A Di Đà… cầu siêu tiến anh linh Anh hùng Liệt sỹ, Cửu huyền thất tổ. - Thuyết giảng ý nghĩa Vu lan Báo hiếu. - Nghi thức bông hồng cài áo tri ân ân đức sinh thành của Cha mẹ. - Nghi thức thắp nến tri ân và truyền hoa đăng tưởng niệm anh linh Anh hùng Liệt sỹ và Cửu huyền thất tổ. - Chương trình nghệ thuật Công cha nghĩa mẹ (nếu có). - Không đốt, cúng vàng mã. Nên thực hiện các việc làm từ thiện thiết thực cứu giúp người nghèo khổ để chuyển hóa thành nghiệp thiện lành báo hiếu Tổ tiên và Cha mẹ. - Không tổ chức cúng lễ thu tiền mang hình thức dịch vụ tâm linh và các nghi lễ không phù hợp chính pháp, với nghi lễ truyền thống. 4. Tổ chức thực hiện: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố có kế hoạch hướng dẫn, giúp đỡ các cơ sở tự viện trong công tác tổ chức Đại lễ Vu lan Báo hiếu. Vì sự trang nghiêm và ý nghĩa của Đại lễ Vu lan Báo hiếu, kính đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố triển khai, quán triệt nội dung thông tư này đến các cơ sở Tự viện và toàn thể Tăng Ni, tín đồ, cư sĩ Phật tử nghiêm túc thực hiện. Trân trọng!
Nơi nhận : - Như trên - Ban Thường trực HĐTS; - Lưu VP1, VP2.

TM. BAN THƯỜNG TRỰC CHỦ TỊCH

(đã ký)

 Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn

Download Android Download iOS
Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM tổ chức lễ Tốt nghiệp năm 2024 cho gần 400 Tăng Ni sinh

Sáng ngày 30/11/2024, tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP. HCM (cơ sở II, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh), Hội đồng Điều hành Học viện đã trang trọng tổ chức lễ Tốt nghiệp năm 2024 cho 399 Tăng Ni sinh, học viên thuộc các chương trình và hệ đào tạo của Học viện.

Chuyện vua Minh Mạng với những lần ghé chùa Thiên Mụ

Minh Mạng là vị vua thứ hai của vương triều Nguyễn, giữ ngôi từ năm 1820 đến năm 1840. Ông nổi tiếng thông minh giỏi giang, quyết đoán và siêng năng. Ở mọi lĩnh vực của đất nước từ nội trị đến ngoại giao đều có dấu ấn trị vì của nhà vua.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

Phú Yên: Chư Tôn đức Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trao học bổng tại Tuy Hòa

Sáng ngày 27/11/2024 (nhằm 27/10/Giáp Thìn), TT.Thích Nhuận Nghĩa - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu làm trưởng đoàn, cùng chư Tôn đức đến thăm và trao học bổng cho 20 em học sinh giỏi và học sinh nghèo hiếu học tại trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (xã Bình Kiến, Tp.Tuy Hòa).

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online