Thừa Thiên Huế: Hội thảo khoa học quốc gia năm 2024: “Chuông đồng thời Nguyễn - Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình”

PSO - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trung tâm Nghệ thuật Kỹ thuật số Sống Lab, thành phố Huế, đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia năm 2024: “Chuông đồng thời Nguyễn - Từ triết mỹ Phật giáo đến nghệ thuật tạo hình” do trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, Trung tâm Nghệ thuật Kỹ thuật số Sống Lab phối hợp tổ chức, với sự tham dự của các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, Phật giáo. 

Hội thảo được xem là sự kiện đặc biệt, nhằm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật của chuông đồng không chỉ trong lĩnh vực tâm linh mà còn trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Huế từng là thủ phủ Phật giáo xứ Đàng Trong và là một trong những kinh đô Phật giáo của Việt Nam. Một chủ đề vừa cổ kính lại vô cùng hiện đại, không chỉ khám phá những giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của thời Nguyễn mà còn nhấn mạnh vai trò quan trọng của những giá trị này trong hoạt động đào tạo lĩnh vực nghệ thuật hiện đại.

Chuông đồng, với âm thanh vang vọng và hình dáng tinh tế, không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà còn là những biểu tượng sống động của triết lý Phật giáo, thể hiện tư tưởng về cái đẹp, sự hòa hợp và lòng từ bi. Những hoa văn trang trí trên chuông đồng không chỉ phản ánh trình độ kỹ thuật, kỹ xảo của người nghệ nhân mà còn chứa đựng những triết lý sâu sắc, có thể truyền cảm hứng không chỉ cho các thế hệ nghệ sĩ mà còn cho những người yêu nghệ thuật trong việc khám phá và tôn vinh giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật truyền thống.

Trong bối cảnh hiện nay, khi mà việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống ngày càng trở nên quan trọng, chúng ta cần phải nghiêm túc suy ngẫm về cách thức tích hợp các giá trị này vào chương trình đào tạo nghệ thuật, trong đó có lĩnh vực mỹ thuật tạo hình, hội họa. Hội thảo này sẽ là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và đương đại. Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những giá trị thẩm mỹ, những kỹ thuật, kỹ xảo điêu khắc tinh xảo của các nghệ nhân xưa, đồng thời thảo luận về cách ứng dụng những giá trị đó vào sáng tạo nghệ thuật hiện đại, thông qua đào tạo để trao truyền tri thức văn hóa, lịch sử, nghệ thuật cho các thế hệ mai sau.

Hội thảo tạo ra những trao đổi khám phá giá trị văn hóa, thẩm mỹ của chuông đồng; thảo luận về các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của chuông đồng trong bối cảnh hiện đại, nhằm gìn giữ những di sản văn hóa quý báu; tạo ra một không gian giao lưu giữa các nhà nghiên cứu, nghệ nhân và cộng đồng yêu thích văn hóa mỹ thuật, từ đó thúc đẩy sự hiểu biết và chia sẻ kiến thức. 

Nội dung Hội thảo bao gồm nhiều chủ đề phong phú, về lịch sử và phát triển của chuông đồng Phật giáo, thảo luận về nghệ thuật chế tác chuông đồng, phân tích ý nghĩa tâm linh cũng như chia sẻ về các giá trị văn hóa liên quan đến chuông đồng. Đây không chỉ là một sự kiện học thuật mà còn là một dịp để mọi người cùng nhau tôn vinh và bảo tồn những giá trị văn hóa quý báu của dân tộc. Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm và tham gia đông đảo từ cộng đồng, tạo nên những kết nối ý nghĩa và gợi mở những suy nghĩ mới về chuông đồng trong Phật giáo.

Hội thảo được sự quan tâm của đông đảo các tác giả, nhà nghiên cứu với 55 tác giả, nhà nghiên cứu qua 45 bài viết. Nội dung Hội thảo tập trung vào các đặc trưng tạo hình của các chuông thời Nguyễn, từ những phân tích về các chuông cụ thể cùng với các họa tiết riêng biệt như bồ lao, các họa tiết hoa lá, minh văn cùng với những giá trị về mặt di sản và tư liệu, ứng dụng trong thiết kế, trang trí. 

Những bài viết cho thấy sự quan tâm sâu sắc và đa diện về chuông đồng thời Nguyễn, được nhìn dưới các góc độ lăng kính khác nhau, liên ngành, từ văn hóa Việt Nam nói chung đến văn hóa Phật giáo nói riêng, qua triết học, lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, tôn giáo, địa lý. 

Chương trình hội thảo cũng bao gồm các hình ảnh triển lãm về một số hoa văn trên chuông, cùng với các nội dung thuyết trình, thảo luận, tạo hoạt động giao lưu văn hóa, nhằm làm phong phú thêm kiến thức và tạo sự kết nối giữa những người yêu thích nghiên cứu về triết học, văn hóa mỹ thuật, là dịp để tiếp cận và tìm hiểu sâu hơn về di sản văn hóa quý báu này.

Trần Nguyễn Khánh Phong

Download Android Download iOS
Hà Giang: BTS GHPGVN Tỉnh chúc Tết các ban, ngành mừng Xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 8/1/2025, BTS GHPGVN tỉnh Hà Giang do Thượng toạ,Tiến sĩ Thích Nguyên Toàn – Ủy viên HĐTS, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hà Giang làm trưởng đoàn cùng đại diện Ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Hà Giang đã đến thăm, chúc Tết các ban, ngành Tỉnh ủy, Ban Dân vận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban nhân dân, Sở Nội vụ, Công an tỉnh Hà Giang n

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Bình Thuận: Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử tỉnh dã ngoại núi Tà Cú và lễ Tam bộ nhất bái lần thứ 2

PSO - Trên tinh thần đó, nhận được lời thỉnh mời của giám đốc TTC World - Tà Cú, chư Tôn đức Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử tỉnh Bình Thuận và chủ nhiệm các Câu lạc bộ trực thuộc như: Tuổi trẻ Quảng Đức, Ngọc Minh, Thiện Hoà, Đại Giác, Bửu Sơn, Sen Biển, Hướng Đạo, v.v… đã được tham quan và thực hiện nghi thức Tam bộ nhất bái từ cổng tam quan chù

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online