Tiền Giang: Buổi chia sẻ của Cư sĩ Minh Trực tại khóa Bồi dưỡng chuyên ngành Thông tin Truyền thông năm 2024

Nghe đọc bài:

PSO – Sáng ngày 03/4/2024 (nhằm 25/2 năm Giáp Thìn) tại Hội trường Giảng đường Huệ Đăng - chùa Vĩnh Tràng (ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang), Cư sĩ Minh Trực – Ủy viên Phân ban Truyền thông Hoằng pháp và Ứng dụng Công nghệ Ban Hoằng pháp Trung ương, Trưởng ban Truyền hình Trực tuyến Phatsuonline đã có buổi chia sẻ đến về chủ đề “Cách thức chụp, quay, dựng video, bản tin” đến các học viên.

Toàn cảnh buổi học ngày thứ 3 của khóa Bồi dưỡng chuyên ngành TTTT năm 2024

Khóa bồi dưỡng chuyên ngành TTTT năm 2024 do Ban TTTT Phật giáo tỉnh Tiền Giang tổ chức từ ngày 01 đến 07/4/2024, hiện có 145 Tăng Ni, Phật tử đăng ký theo học.

Tại đây, Cư sĩ Minh Trực trình bày về 4 nội dung mà người sử dụng thiết bị khi tác nghiệp thông tin truyền thông hiện đại cần phải nắm vững đó là: Cơ bản thiết bị ghi hình; Sử dụng thiết bị; Kỹ thuật; Hậu kỳ.

Cư sĩ Minh Trực thuyết trình tại khóa Bồi dưỡng chuyên ngành TTTT năm 2024 tại Tiền Giang

Đầu tiên, Cư sĩ giới thiệu sơ lược về hai dòng máy ảnh đạng được lưu hành nhiều hiên này đó là: máy ảnh DSLR (máy cơ hoặc máy có gương lật) và máy ảnh MIRRORLESS (máy không gương lật). 

Về kỹ thuật chụp hình, Cư sĩ hướng dẫn chi tiết đến quý học viên về kết cấu, tiêu cự, khẩu độ, tốc độ, Iso, ... cho học viên nắm bắt được nhiều kiến thức cơ bản về các dòng máy ảnh và cách sử dụng khi mới bắt đầu. Để có một bức ảnh đẹp và sử dụng đúng mục đích, Cư sĩ đã chia sẻ cho học viên cách chọn bố cục sao cho phù hợp với không gian mình thực hiện. Đồng thời, Cư sĩ đưa ra rất nhiều ví dụ cụ thể và hình ảnh minh hoạ, cũng như những kinh nghiệm khi tác nghiệp cho đại chúng kịp theo dõi một cách dễ dàng.

Học viên tại khóa Bồi dưỡng chuyên ngành TTTT năm 2024

Về kỹ thuật quay phim cơ bản, Cư sĩ Minh Trực tiếp tục hướng dẫn rất rõ ràng về Pan – Tilt – Zoom – Dolly; Toàn – Trung – Cận, ... để quý học viên có thể tự thực hiện một bản tin Phật sự tại trú xứ của mình. Ngoài kỹ thuật quay chụp, Cư sĩ còn hướng dẫn đến quý học viên các phần mềm Pr, Capcut; điều kiện cần và đủ một tin phải chứa đựng thông tin về 5W1H (What-Where-When-Why-Who-How). 

Trong buổi học này, Cư sĩ cũng chia sẻ rất nhiều “bí kíp” và những vấn đề cần lưu tâm trong quá trình thực hiện, làm cho quý học viên đều thích thú và chăm chú lắng nghe để đón nhận những kiến thức hữu ích phục vụ cho công việc chuyên ngành.

Cuối buổi học, Cư sĩ cũng dành thời gian giải đáp rõ ràng những thắc mắc của quý học viên đặt ra trong không khí thân thiện và cầu tiến.

 

Vạn Nguyên - Diệu Trang

 

 

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

Bình Định: Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp. Quy Nhơn

PSO - Sáng ngày 11/11/2024 (nhằm ngày 11/10/Giáp Thìn), tại Hội trường Khối Mặt trận Đoàn thể (Trung tâm hành chính Tp. Quy Nhơn, 30 Nguyễn Huệ) đã diễn ra lễ Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố giai đoạn 2024 - 2026.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online