Tiền Giang: Buổi Tọa đàm chuyên ngành Giáo dục Phật giáo tại khóa Kiết Đông lần 2

Nghe đọc bài:

PSO – Giáo dục là ngành mũi nhọn trong hệ thống vận hành của GHPGVN. Giáo dục Phật giáo sẽ đào tạo ra nguồn nhân lực để kế thừa Giáo hội trong mọi hoạt động Phật sự. Với ý nghĩa quan trọng đó, tại khuôn khổ khóa huân tu Kiết Đông lần thứ 2, Ban Tổ chức đã dành thời gian một buổi làm việc để tổ chức Tọa đàm về chuyên đề này.

Quan cảnh buổi tọa đàm chuyên ngành Giáo dục Phật giáo tại khóa huân tu Kiết đông lần thứ 2 do BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang tổ chức

Buổi Tọa đàm được diễn ra vào sáng ngày 6/12/2024, tại chùa Vĩnh Tràng (TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang); với sự quang lâm chứng minh của Thượng tọa Thích Quảng Lộc - Ủy viên HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang; chư Tôn đức Phó trưởng BTS GHPGVN tỉnh và 115 chư Tăng Ni hành giả tham dự khóa Huân tu Kiết đông lần thứ 2 đồng tham dự.

Ban Chủ tọa buổi Tọa đàm

Chủ tọa của buổi thảo luận có ĐĐ.Thích Huệ Phát – Phó trưởng BTS GHPGVN tỉnh, Trưởng ban Giáo dục, Hiệu trưởng Trường TCPH Tiền Giang; ĐĐ.Thích Đức Minh – Phó Hiệu trưởng Trường TCPH Tiền Giang; ĐĐ.Thích Nguyên Hiển – Chánh Văn phòng Trường TCPH tỉnh. Thư ký của buổi Tọa đàm do ĐĐ.Thích Ngọc Minh – Phó Văn phòng nhà trường đảm trách.

Chuyên đề chính thảo luận trong buổi tọa đàm là “Kết nối giữa truyền thống và hiện đại trong sinh hoạt tu học của Tăng Ni sinh tại Trường Trung cấp Phật học tỉnh Tiền Giang”. Mục đích và lý tưởng giáo dục Phật giáo của Đức Phật và đạo Phật là giúp con người tự cảm nhận được những thực tế khách quan và tự chấm dứt mọi khổ đau cho chính mình trong cuộc sống. Muốn thành tựu mục đích và lý tưởng của giáo dục Phật giáo, người con Phật phải biết vận dụng tính khế lý, khế cơ phù hợp mọi thời gian, không gian. Tách rời thực tế khách quan của cuộc sống (xã hội) thì nhất định chúng ta khó có thể thành công. Trong ý niệm đó, thiết nghĩ nền giáo dục Phật giáo Việt Nam cần phát huy các nguyên lý giáo dục Phật giáo cũng như đặc trưng của nền giáo dục Phật giáo Việt Nam để định hướng phát triển phù hợp với xu hướng hội nhập, trên nền tảng giáo dục Phật giáo truyền thống kết hợp giáo dục học đường hiện đại.

ĐĐ.Thích Huệ Phát – Phó trưởng BTS GHPGVN tỉnh, Trưởng ban Giáo dục, Hiệu trưởng Trường TCPH Tiền Giang phát biểu khai mạc buổi Tọa đàm

Phát biểu khai mạc và đề dẫn buổi làm việc, ĐĐ.Thích Huệ Phát cho rằng nhiệm vụ Giáo dục là trách nhiệm chung của những người làm Thầy trong mọi thời đại. Chính vì vậy mà Ban Giáo dục Phật giáo tỉnh nhà chọn đề tại này để thảo luận. Buổi làm việc hôm nay là dịp để chư Tôn đức cùng ngồi lại trao đổi, sẻ chia để có thể tìm ra phương pháp tốt nhất cho công tác Giáo dục tại Trường TCPH của tỉnh nhà trong bối cảnh ngày nay; góp phần xây dựng nguồn nhân lực cho Phật giáo tỉnh nhà nói chung và trang nghiêm Giáo hội.

TT.Thích Nhuận Đức - Phó trưởng BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang phát biểu tại buổi tọa đàm

Chư Tôn đức tham dự Tọa đàm đã có rất nhiều ý kiến đóng góp tại buổi thảo luận. Tất cả đều cho rằng Trường TCPH cần phải kết hợp hài hòa những tinh túy của giáo dục truyền thống và hiện đại; cân đối thời lượng tu và học cho hợp lý, có như vậy mới trang bị được đầy đủ tư lương cho người tu sĩ dấn thân phụng sự ngày nay.

NS.Thích Nữ Tịnh Thủy - UV BTS GHPGVN tỉnh, Giáo thọ Trường TCPG tỉnh phát biểu tại buổi Tọa đàm

Nhà trường nên có sự kết hợp chặt chẽ hơn với chư vị trụ trì để dạy dỗ Tăng Ni sinh tốt hơn. Nên tổ chức cho các Tăng Ni sinh tham dự các chương trình ngoại khóa để có thêm nhiều kinh nghiệm cho việc phụng sự về sau.

ĐĐ.Thích Huệ Phát thay mặt Chủ tọa đúc kết buổi Tọa đàm

Đúc kết buổi tọa đàm, ĐĐ.Thích Huệ Phát ghi nhận những phát biểu góp ý của chư Tôn đức và hứa sẽ làm tiền đề tham khảo cho các kết hoạch hoạt động sắp tới.

Đại đức cũng cho biết giá trị cốt lõi của truyền thống luôn là nguồn động lực mà Tăng Ni sinh hướng đến để thành tựu lòng từ bi, trí tuệ và sự hy sinh phụng sự. Những tiến bộ về khoa học công nghệ hiện đại sẽ giúp cho công tác đào tạo và giảng dạy chất lượng hơn. 

Đại đức cho rằng những thành tựu của ngành Giáo dục Phật giáo tại tỉnh Tiền Giang đã kết tinh từ nhiều thế hệ tiền nhân, cho nên thế hệ chúng ta phải luôn ghi nhớ và phát triển nó. Để có thể làm được điều này, Nhà trường rất cần sự đóng góp của chư Tôn đức về trí lực lẫn tài lực.

Thượng tọa Thích Quảng Lộc - Ủy viên HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang phát biểu chỉ đạo tại buổi Tọa đàm

Chỉ đạo tại buổi Tọa đàm, TT.Thích Quảng Lộc thay mặt Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang rất hoan hỷ trước những phát tâm nỗ lực làm việc của chư Tôn đức ngành Giáo dục Phật giáo tỉnh nhà trong trách nhiệm chuyên môn.

Với chủ đề đưa ra thảo luận hôm nay tuy nói tại bổn trường nhưng đó cũng là niềm ưu tư chung của ngành Giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay.

Thượng tọa cho rằng các phát biểu hôm nay của chư Tôn đức đều nhận ra được nội hàm của vấn đề mà Ban Tổ chức đưa ra. Tuy nhiên vẫn chưa có phát biểu nào đưa ra được phương pháp cụ thể để khắc phục những tồn đọng hiện tại.

Thượng tọa băn khoăn vì hiện nay có một số tự viện chỉ cho đệ tử theo học các chương trình thế học mà không theo các trường Phật học. Giáo dục Phật giáo là lấy trí tuệ làm đầu “Duy tuệ thị nghiệp”. Việc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại để đào tạo ra những con người có trí tuệ, có tu tập để hành đạo được trong xã hội, hoằng truyền chánh pháp trong đương đại. Nếu thiếu đi sự hiểu biết Giáo lý và năng lực tu tập thì hoàn toàn không thể được.

Thượng tọa nhấn mạnh, trách nhiệm giáo dục không chỉ dành riêng cho chư vị trong Ban Giáo dục mà là của tất cả chúng ta. Của những người đi trước tiếp dẫn những người đi sau. Có được như vậy thì Phật pháp mới cửu trụ. Vị Thầy, Giáo thọ sư phải có đầy đủ kiến thức, đạo hạnh để dạy người sau qua cả ba phương diện Thân giáo, Khẩu giáo và Ý giáo.

Như Tùng - Trung Thượng

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online