Tiền Giang: Buổi Tọa đàm chuyên ngành Hoằng pháp tại khóa Kiết Đông lần 2

Nghe đọc bài:

PSO – Buổi chiều ngày 03/12/2024, tại khóa tu kiết đông lần thứ 2 do BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang tổ chức tại chùa Vĩnh Tràng (TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang); theo như chương trình ấn định, Ban Tổ chức đã có buổi Tọa đàm chuyên đề của ngành Hoằng pháp. 

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Chuyên đề chính thảo luận trong buổi tọa đàm là “Thuyết giảng trong thời đại 4.0 – Cơ hội và Thách thức”. Buổi tọa đàm có sự quang lâm chứng minh của Thượng tọa Thích Quảng Lộc - Ủy viên HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang; chư Tôn đức Phó trưởng BTS GHPGVN tỉnh và 115 chư Tăng Ni hành giả tham dự khóa Huân tu Kiết đông lần thứ 2 đồng tham dự.

Chư Tôn đức Ban Chủ tọa buổi tọa đàm

Chủ tọa buổi thảo luận có TT.Thích Giác Nguyên – Phó trưởng BTS, Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Tiền Giang; ĐĐ.Thích Huệ Phát – Phó trưởng Ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh; TT.Thích Huệ Chơn – Phó trưởng Ban Hoằng pháp Phật giáo tỉnh. ĐĐ.Thích Nguyên Tú – Phó Thư ký Ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Tiền Giang làm Thư ký buổi tọa đàm.

TT.Thích Giác Nguyên – Phó trưởng BTS, Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Tiền Giang phát biểu khai mạc buổi tọa đàm

Phát biểu khai mạc và đề dẫn buổi làm việc, TT.Thích Giác Nguyên nêu lên những ưu tư trước diễn biến hiện nay của xã hội làm ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của Phật tử đối với Phật pháp và ba ngôi Tam Bảo. Buổi tọa đàm hôm nay rất mong được sự góp ý chân thành của chư Tôn đức để tìm ra phương pháp tối ưu trong công cuộc hoằng pháp hiện tại.

Với đề tài ấn định, Cơ hội của thời đại đối với người Hoằng pháp là dễ dàng mở rộng phạm vi tiếp cận; tăng cường tương tác qua hình thức thuyết giảng trực tuyến; áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ dễ tìm ra nội dung, làm mới hơn ngôn từ và cách truyền tải giáo lý đến với quản đại quần chúng.

Thách thức đối với người hoằng pháp là làm sao giữ được cốt lõi của giáo lý Đức Phật trong bối cảnh hiện tại. Khả năng sử dụng công nghệ cũng là một đòi hỏi quan trọng mà người làm hoằng pháp phải thông hiểu nếu không sẽ bị phản tác dụng, không đạt đến mục đích như mong muốn.

Chư Tôn đức tham dự buổi tọa đàm đã đặt ra nhiều câu hỏi và trình bày những kiến giải của mình cho ngành hoằng pháp hiện nay. Phần đông đều cho rằng chính nội lực tu tập của người làm hoằng pháp mới là cốt lõi để có thể mang đến niềm tin tuyệt đối với người nghe.

ĐĐ.Thích Minh Bửu - Phó Thư ký, Phó Văn phòng BTS GHPGVN tỉnh đặt câu hỏi thảo luận

Người hoằng pháp hôm nay cần phải chủ động hơn trong việc kết nối các đạo tràng bằng cách kết hợp với Ban Hướng dẫn Phật tử. Ban hoằng pháp nên có đề cương thuyết giảng cụ thể theo từng chủ đề năm để các thành viên tham cứu và soạn đề cương cụ thể khi thuyết giảng.

ĐĐ.Thích Huệ Phát – Phó trưởng Ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh trả lời những nghi vấn của chư Tôn đức trong buổi thảo luận
TT.Thích Giác Nguyên thay mặt Chủ tọa đúc kết buổi thảo luận

Đúc kết buổi Tọa đàm, TT.Thích Giác Nguyên ghi nhận những ý kiến phát biểu của chư Tôn đức Tăng Ni. Những ý kiến này đều là cách nhìn quý báu để Ban Hoằng pháp tham khảo và hoạch định cho phương hướng hoạt động sắp tới.

Thượng tọa cho rằng sự tu tập là điều kiện tiên quyết của người làm hoằng pháp trong bất kỳ thời đại nào. Trong phương hướng hoạt động trong năm tới bắt buộc các thành viên trong ngành hoằng pháp phải luôn là người mô phạm, có trách nhiệm với tập thể Ban Trị sự và Giáo hội khi thuyết giảng. Thuyết giảng phải tuân thủ giáo pháp, giới luật và pháp luật.

Thượng tọa Thích Quảng Lộc - Ủy viên HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang đạo từu tại buổi tọa đàm

TT.Thích Quảng Lộc đạo từ tại buổi tọa đàm, ghi nhận sự nỗ lực của chư Tôn đức ngành Hoằng pháp Phật giáo tỉnh nhà. Thượng tọa cho rằng những biến cố của xã hội hiện nay có ảnh hưởng đến con đường hoằng pháp của Phật giáo rất lớn. Ngành hoằng pháp phải thấy được những điểm mấu chốt của sự việc để có phương pháp thực hiện nhiệm vụ tốt nhất. Người hoằng pháp phải nhận diện được nội hàm vấn đề này để làm kinh nghiệm thực thi trách nhiệm. Tránh những quan điểm chỉ trích lẫn nhau trong quá trình thuyết giảng. Người giảng sư không được lơ là việc tu tập, quản thúc 3 nghiệp. 

Trong thời đại 4.0 chúng ta cần phải nhìn vào thực tại để đưa ra cách thức truyền bá Phật pháp có hiệu quả hơn. Thượng tọa cũng nhấn mạnh rằng công cuộc hoằng pháp là trách nhiệm chung của bốn chúng đệ tử Đức Phật chứ không dành riêng cho các thành viên trong Ban Hoằng pháp.

Như Tùng - Trung Thượng

Download Android Download iOS
TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

Bình Định: Lễ Hằng thuận tại chùa Phước Sơn

PSO - Sáng ngày 04/01/2025 (nhằm mùng 5/Chạp năm Giáp Thìn), tại chùa Phước Sơn (xã Tây Phú, huyện Tây Sơn) đã diễn ra lễ Hằng thuận của đôi Phật tử trẻ: Nguyễn Ngọc Sơn (pháp danh Quảng Hoàng) và Nguyễn Quốc Vương (pháp danh Nhựt Đại).

Cần Thơ: Chùa Giác Nguyên trang nghiêm tổ chức khoá tu với chủ đề “Kính mừng kỷ niệm ngày Phật thành đạo”

PSO - Sáng ngày 5/1/2025 (nhằm ngày 6/12 năm Giáp Thìn), chùa Giác Nguyên (xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ) trang nghiêm tổ chức khoá tu với chủ đề “Kính mừng kỷ niệm ngày Phật thành đạo” cho hơn 500 thanh thiếu nIên từ 15-25 tuổi trên địa bàn huyện Cờ Đỏ.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online