Tiền Giang: Cách sử dụng mạng xã hội và ứng dụng công nghệ Số trong công tác Hoằng pháp

Nghe đọc bài:

PSO – Đầu giờ chiều ngày thứ 7 của khóa bồi dưỡng chuyên ngành Thông tin Truyền thông năm 2024 do Ban TT-TT Phật giáo tỉnh Tiền Giang tổ chức; Thượng tọa Thích Minh Nhẫn - Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó trưởng Ban TT-TT Trung ương GHPGVN quang lâm thuyết trình đề tài: “Cách sử dụng mạng xã hội và ứng dụng công nghệ Số trong công tác Hoằng pháp”.

Thượng tọa Thích Minh Nhẫn - Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó trưởng Ban TT-TT Trung ương GHPGVN thuyết trình tại khóa bồi dưỡng

Khóa bồi dưỡng chuyên ngành Thông tin Truyền thông năm 2024 do Ban TT-TT Phật giáo tỉnh Tiền Giang tổ chức diễn ra từ ngày 01 đến ngày 07/4/2024 (nhằm ngày 23 đến 29 tháng 2 năm Giáp Thìn), tại chùa Vĩnh Tràng, ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho.

Bắt đầu buổi học chiều nay, Thượng tọa Thích Minh Nhẫn hướng dẫn cáchsử dụng mạng xã hội tích cực theo tư tưởng đạo đức của Phật giáo và ứng dụng trong công tác hoằng pháp của thời đại kỹ nguyên số.

Thượng tọa nhấn mạnh: Mạng xã hội ngày càng phổ biến, con người hầu hết đều bị chi phối bởi công nghệ số, cho nên cần xây dựng chuẩn mực đạo đức để tạo môi trường an toàn và lành mạnh. Đối với người con Phật thông tin truyền thông là phương tiện để Hoằng pháp. Nếu sử dụng mạng xã hội đúng mục đích chúng ta sẽ lan toả giáo pháp Đức Phật rất nhanh; đem tình yêu thương, sự bao dung và tâm từ bi tịnh hóa không gian mạng, giống như việc “trồng hoa thơm để lấn áp cỏ dại”.

Thượng tọa cho phép Tăng Ni được quyền sử dụng không gian mạng để nâng cao kiến thức, tu học, nghiên cứu, tương tác, chia sẻ thông tin tích cực, phát huy tính mẫu mực đạo đức, lối sống của người xuất gia với các pháp lữ và tín đồ cư sĩ Phật tử.

Tuy vậy để sử dụng mạng một cách an toàn, Thượng tọa đề nghị chư Tăng Ni, Phật tử phải hiểu rõ về Luật An ninh mạng (Luật số 24/2018/QH14), là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tìm hiểu Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Bộ TT-TT tại Việt Nam và Điều 81 Quy chế hoạt động của Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN. Phải tạo thói quen tích cực, không sử dụng ngôn ngữ phản cảm khi tương tác trên không gian mạng.

Nghĩa vụ của Tăng Ni, Phật tử khi sử dụng không gian mạn là không xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu Cách mạng Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, cộng đồng Tăng Ni, tín đồ, cư sĩ Phật tử, không thông tin trên không gian mạng có nội dung mang tính bịa đặt, vu khống, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác, ...

Kết thúc buổi học, Ni sư Diệu Tâm bày tỏ lòng tri ân đến Thượng tọa đã dành thời gian quang lâm hướng dẫn và cung cấp cho quý học viên nhiều kiến thức bổ ích để định hướng tốt công tác truyền thông trong thời đại mới.

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

Bình Định: Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp. Quy Nhơn

PSO - Sáng ngày 11/11/2024 (nhằm ngày 11/10/Giáp Thìn), tại Hội trường Khối Mặt trận Đoàn thể (Trung tâm hành chính Tp. Quy Nhơn, 30 Nguyễn Huệ) đã diễn ra lễ Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố giai đoạn 2024 - 2026.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online