Tiền Giang: Đại đức Thích Huệ Phát chia sẻ chuyên đề “Nghiệp vụ Thư ký và Văn phòng” tại khóa Kiết Đông lần 2

Nghe đọc bài:

PSO - Được sự phân công của Ban Tổ chức, sáng ngày 03/12/2024 (mùng 3/11 năm Giáp Thìn), Đại đức Thích Huệ Phát - Phó trưởng Ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Nghiệp vụ Thư ký và Văn phòng” tại khóa Kiết Đông lần 2.

 Toàn cảnh buổi thuyết trình

Khóa huân tu Kiết Đông lần thứ 2 (năm 2024) do BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang tổ chức tại chùa Vĩnh Tràng (ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, TP.Mỹ Tho) từ ngày 1 đến ngày 10/11 năm Giáp Thìn, có 115 chư Tôn đức là Thành viên BTS GHPGVN tỉnh, BTS GHPGVN các huyện thị thành trong tỉnh và một số chư Tăng Ni tùng duyên tham dự.

Đại đức Thích Huệ Phát - Phó trưởng Ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang tại buổi thuyết trình

Với chuyên đề này, Đại đức Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh đã chia sẻ cho chư hành giả về các phạm trù như: Kiến thức (kiến thức về Phật giáo, Giới luật, Pháp luật, ...); Kỹ năng (giao tiếp, tổ chức sự kiện, giải quyết vấn đề và chuyên môn); Thái độ (tôn trọng, tận tâm và trách nhiệm) của người đảm nhiệm chức vụ Thư ký và Văn phòng BTS Phật giáo các cấp cần được trang bị.

Chức năng (quản lý tài liệu, hỗ trợ hành chánh, giao tiếp); Nhiệm vụ (soạn thảo văn bản, tiếp nhận và xử lý thông tin, quản lý lịch trình); và Quyền hạn (quyền quyết định hành chính, thay mặt lãnh đạo, tiếp cận thông tin) của người làm Thư ký, Văn phòng Giáo hội cũng được Đại đức trình bày rạch ròi để chư Tăng Ni nắm bắt vững vàng và thực hiện.

Người làm công tác Thư ký là người rất quan trọng giúp cho tổ chức và người đứng đầu tổ chức hoàn thành các công tác được giao từ, đó làm cho tổ chức phát triển vững mạnh. 

Tùy theo công việc mà người làm Thư ký có tên gọi khác nhau như: Trợ lý hành chính, trợ lý văn phòng hoặc trợ lý cá nhân cho người đứng đầu tổ chức. Dù ở hình thức nào thì người Thư ký hay Văn phòng đều là người giúp việc cho lãnh đạo.

Đại đức Thích Huệ Phát cũng dành thời gian để thông tin lại các Văn bản Quy phạm của Giáo hội (Giáo luật), Văn bản Pháp luật để chư Tăng Ni hiểu rõ khi lấy y cứ làm việc đồng bộ và hiệu quả.

Các Văn bản Quy phạm Giáo hội đang hiện hành gồm có: Hiến chương GHPGVN tu chỉnh lần thứ VII; Quy chế Hoạt động Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ IX; Quy chế Hoạt động BTS GHPGVN cấp tỉnh, thành trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ IX; Quy chế Hoạt động BTS GHPGVN cấp huyện, thị, thành trực thuộc tỉnh nhiệm kỳ IX; Quy chế Hoạt động Ban Quản trị cơ sở tự viện của GHPGVN nhiệm kỳ 2022 - 2027 và một số loại văn bản khác.

Văn bản Pháp luật liên quan gồm có: Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (2016); Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (2017); Luật cư trú, Luật đất đai, ...

Tại buổi thuyết trình, với trách nhiệm được phân công, Đại đức Thích Huệ Phát dành thời gian chia sẻ nhiều về phương pháp “Tư duy một chạm” (one-touch thinhking).

Đặc điểm của tư duy một chạm giúp cho công việc được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm được thời gian và làm giảm những phức tạp về sau. Đây cũng là một nghệ thuật ứng xử của người làm thư ký - văn phòng đối với lãnh đạo và tập thể làm việc.

NT.Thích Nữ Tịnh Nghiêm đặt câu hỏi tại buổi thuyết trình

Cuối buổi thuyết trình, Đại đức chủ giảng cũng dành thời gian để chư tôn đức Tăng Ni đặt câu hỏi thảo luận, nhằm làm sáng tỏ hơn các vấn đề chuyên môn cần thực hiện.

Một số ảnh ghi nhận:

 

Như Tùng - Trung Thượng

 

Download Android Download iOS
BR-VT: Húy kỵ lần thứ nhất Ni trưởng Thích Nữ Như Nguyên tại chùa Hải Vân

PSO - Sáng 3-12, Sư cô Thích Nữ Huệ Trí, trụ trì chùa Hải Vân trang nghiêm tưởng niệm húy kỵ lần thứ nhất Ni trưởng Thích Nữ Như Nguyên tại chùa Hải Vân (phường 2, Tp.Vũng Tàu), nguyên Phó ban Kiểm soát GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nguyên Phó ban Quản trị Tổ đình Huê Lâm, nguyên trụ trì chùa Hải Vân.

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Kỹ thuật nhận diện và cảm xúc trong Đạo Phật chữa lành nối kết

Từ những kinh nghiệm giác ngộ chữa lành phiền não, Đức Phật đã trở thành bậc thầy chữa lành, người thầy thuốc của nhân loại. Nói khác đi, Đức Phật là bậc thầy tự chữa lành và có năng lực tư vấn chữa lành mọi tâm bệnh.

Cà Mau: Hai đôi bạn trẻ về chùa Kim Sơn làm lễ Hằng thuận

Sáng nay, ngày 01/12/2024, tại chùa Kim Sơn (TP. Cà Mau) đã diễn ra lễ Hằng thuận cho 2 đôi bạn trẻ: Nguyễn Dũng Liêm sánh duyên cùng Trần Hồng Phỉ và Vũ Nhật Quyết sánh duyên cùng Nguyễn Thị Nga.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online