Tiền Giang: Hơn 400 chư hành giả tại các Hạ trường trong tỉnh đồng loạt tác pháp An cư mùa Hạ năm 2024

Nghe đọc bài:

PSO – Theo như ấn định, đầu giờ chiều nay, ngày 23/5/2024 (16/4/Giáp Thìn), hơn 400 chư Tăng Ni hành giả an cư tại các Hạ trường trong tỉnh Tiền Giang đồng loạt tác pháp An cư mùa hạ PL.2568.

Chư Tôn đức Hạ trường chùa Vĩnh Tràng đãnh lễ Tổ để bắt đầu gnhi thức tác pháp An cư

An cư được đức Phật chế và chư Tổ lưu truyền nó đã thành truyền thông của Giáo đoàn Phật giáo và đối với các vị Tỳ kheo nó trở thành luật định. Chữ “Tăng” nghĩa là Hòa hợp chúng, sống hòa hợp với nhau như nước với sữa. Đối với các vị Tỳ kheo trong ba tháng an cư là cơ hội để huân tu Giới đức, Định đức và Tuệ đức làm sung mãn năng lượng tu tập và tiền đề để nhiếp hóa độ sinh.

 Chư Tăng hành giả Hạ trường Phật An đảnh lễ Phật trước khi tác pháp An cư

Các hành giả an cư kiết hạ trong ba tháng cần phải làm ba việc:

Thứ nhất, nuôi dưỡng tâm bồ đề bằng việc công phu, thiền tọa, lễ bái, sám hối, niệm Phật để làm lớn thêm đạo tâm.

Thứ hai, soi sáng cho nhau để nhận chân ra được những khiếm khuyết.

Thứ ba, dìu dắt nhau đi trên con đường của đức Phật và thực hiện sáu phép hòa kính tương thân, tương ái giúp đỡ nhau. Đây là cơ hội quán chiếu chính mình, gột rửa thân tâm cho thanh tịnh, để trưởng thành thêm trong giáo pháp của Đức Như Lai.

 Chư Tôn đức Hạ trường Vĩnh Tràng đối thú An cư

Đối thú An cư là nghi thức đánh dấu hành giả đã chính thức bắt đầu vào an cư. Nghi thức này đơn giản nhưng vô cùng quan trọng vì nó mang tính tự giác rất cao, nghĩa là tự thân chư hành giả tự nói lên nơi mà mình xác quyết muốn an cư. Nếu là chư Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni cao hạ thì đối thú an cư, nghi này chỉ cần hai người đối với nhau xưng tên và nói trú xứ mà mình nương vào để ở yên tu tập. Nếu là người còn nhỏ thì vị bị đối thú hỏi thêm câu: “Y vào vị nào để trì luật?” và “Có nghi ngờ điều gì thì cứ hỏi”; điều này có nghĩa là vị tuổi hạ còn nhỏ phải cần có người nương theo để tu học đúng luật, đúng pháp và cần được chỉ bảo nhiều hơn mới có thể hoàn thiện phẩm hạnh tu sĩ Phật giáo.

Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Nghiêm thay mặt chư Ni các Hạ trường tác bạch cầu giáo giới
Trưởng lão Hòa thượng Thích Huệ Minh đương vi Luật sư tại các Hạ trường có lời giáo giới đến chư Ni

Sáng nay, đúng như tinh thần Giới luật Đức Phật chế định, đại diện chư Ni tại các Hạ trường đã đến chùa Vĩnh Tràng cầu giáo giới của Đại Tăng; qua đây chư Tôn đức Tăng sẽ có chỉ dạy căn bản và cốt lõi cho chư Ni theo đó về lại Hạ trường truyền day và hướng dẫn Ni chúng tác pháp An cư như luật định.

Một số hình ảnh tác pháp An cư được ghi nhận:

Hình ảnh tại Hạ trường Vĩnh Tràng:

Hình ảnh tại Hạ trường Phật Ân:

Hình ảnh tại Hạ trường Thiên Phước:

Hình ảnh tại Hạ trường Phổ Đức:

Hình ảnh tại Hạ trường Tịnh Nghiêm:

 

Ban TT-TT PGTG

Download Android Download iOS
TP.HCM: Tổng kết công tác Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025 của Phân ban Thanh Thiếu nhi Phật tử Trung ương và Phân ban Hoằng pháp Thanh Thiếu niên

PSO - Sáng ngày 11/01/2025 (nhằm ngày 12 tháng 12 năm Giáp Thìn), Phân ban Thanh Thiếu nhi Phật tử Trung ương (Phân ban TTN PTTƯ) thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương và Phân ban Hoằng pháp Thanh Thiếu niên (Phân ban HP TTN TƯ) thuộc Ban Hoằng pháp Trung ương đã tổ chức cuộc họp tổng kết công tác Phật sự năm 2024 và dự thảo phương hướng hoạt động

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online