Tiền Giang: Kỹ năng dẫn chương trình và sản xuất phóng sự truyền hình

Nghe đọc bài:

PSO – Sáng ngày thứ 6 của khóa Bồi dưỡng chuyên ngành Thông tin Truyền thông năm 2024 do Ban TT-TT Phật giáo tỉnh Tiền Giang tổ chức tại chùa Vĩnh Tràng (TP.Mỹ Tho), MC-BTV-Phóng viên Khắc Tuyến - Kênh Truyền hình An Viên BChannel BTV9, đã có buổi gặp gỡ và chia sẻ với các học viên khoá bồi dưỡng về chuyên đề: Kỹ năng dẫn chương trình và sản xuất phóng sự truyền hình.

Toàn cảnh buổi học sáng ngày thứ sáu tại khóa bồi dưỡng chuyên ngành TTTT tại Tiền Giang

Chuyên đề hôm nay, BTV Khắc Tuyến đã trình bày một số ý chính như: Các yếu tố cần thiết của một MC truyền hình; Sự khác nhau giữa dẫn Tin và dẫn Phóng sự; Kỹ năng sản xuất phóng sự truyền hình; Các yếu tố cơ bản của một phóng sự; Kỹ năng đọc lời bình tin và phóng sự; Một số lưu ý khi quay phóng sự truyền hình.

MC-BTV-Phóng viên Khắc Tuyến - Kênh Truyền hình An Viên BChannel BTV9 thuyết trình tại khóa bồi dưỡng

Các yếu tố cần thiết của một MC truyền hình là hiểu và quản lý được giọng nói qua ba lĩnh vực: Tốc độ, Cao độ và độ Lớn. Nghĩa là số lượng từ phát ra nhanh hay chậm, vì âm thanh có âm thấp âm cao, trong câu dẫn thì có trầm có bỗng, nên người dẫn phải biết điều chỉnh độ lớn hay nhỏ trong khi dẫn, có thể nhanh một chút nhưng cuối câu dẫn có thể chậm lại và dịu xuống để tạo điểm kết thúc nhẹ nhàng và dứt khoát. 

BTV Khắc Tuyến lưu ý cho các học viên một số điểm cần phải lưu tâm, nhấn mạnh như khi phát thanh như: Giáo phẩm, Pháp danh, chức danh, địa điểm, tên chùa, thời gian, ngày tháng, con số. Đồng thời hướng dẫn về cách phát âm và tạo khẩu hình để khi phát âm được chuẩn xác hơn. Giải thích sự khác nhau giữa dẫn tin và dẫn phóng sự: Dẫn tin là giới thiệu thông tin diễn ra một cách khách quan với thời lượng ngắn, dẫn phóng sự thì thời gian sẽ dài hơn, khi dẫn sẽ chậm hơn. 

Bên cạnh đó, để tạo không khí sôi nổi cho buổi học bằng việc tương tác giữa lý thuyết và thực hành. BTV Khắc Tuyến đã hướng dẫn những kỹ năng để dẫn một chương trình và làm thế nào để sản xuất ra một phóng sự truyền hình. Phóng viên đã cho thực hành ngay tại lớp về một số ngôn ngữ hình thể khi dẫn tin: Biểu cảm là tất cả trạng thái, thái độ, cảm xúc trên gương mặt của người dẫn chương trình, được thể hiện phù hợp với tính chất nội dung đang biểu đạt. Mức độ là ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm của MC truyền hình có phần được tiết chế để vẫn đảm bảo tính chất thời sự, khách quan.

Người dẫn chương trình cũng cần lưu ý khi sử dụng máy nhắc chữ (với tên gọi chuyên ngành là Promter hay Cue), một thiết bị hiển thị văn bản điện tử để nhắc cho người dẫn chương trình, phải chọn cỡ chữ và tốc độ chạy chữ phù hợp với thị lực; chú ý để ánh nhìn ở điểm giữa máy nhắc chữ, chú ý ngắt nghỉ cho phù hợp, tránh ngắt sai mục đích diễn đạt.

Về cấu trúc cơ bản của một phóng sự truyền hình BTV Khắc Tuyến đưa ra ba dạng mà các BTV truyền hình thường sử dụng để các học viên tham khảo, thực tập. Đồng thời cũng trình bày một số kỹ năng phỏng vấn khi đi tác nghiệp, góc đặt máy ghi hình, …

BTV Khắc Tuyến hy vọng buổi học hôm nay là một kinh nghiêm chắt lọc để mỗi học viên trở thành một cộng sự đắc lực cho ngành TT-TT Phật giáo tỉnh Tiền Giang nói riêng và cho Giáo hội, góp phần cùng xiểng dương Chính pháp.

Một số ảnh ghi nhận tại buổi học:

 

Ngọc Bối - Nhuận Diệu

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

Bình Định: Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Hội LHTN thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp. Quy Nhơn

PSO - Sáng ngày 11/11/2024 (nhằm ngày 11/10/Giáp Thìn), tại Hội trường Khối Mặt trận Đoàn thể (Trung tâm hành chính Tp. Quy Nhơn, 30 Nguyễn Huệ) đã diễn ra lễ Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố giai đoạn 2024 - 2026.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online