Tiền Giang: Lễ Tưởng niệm 714 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn

PSO – Nhằm tưởng nhớ công lao và sự nghiệp vĩ đại của Đức vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Sáng ngày 24/11/2022 (mùng 1 tháng 11 năm Nhâm Dần), Ban Trị sự (BTS) Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 714 năm, ngày Đức Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Nhâm Dần (2022). Buổi lễ được diễn ra tại Văn phòng BTS - tổ đình Vĩnh Tràng (ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, TP.Mỹ Tho).

Buổi lễ được sự quang lâm chứng minh, tham dự của Hòa thượng Thích Huệ Minh – UV HĐTS, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang; HT.Thích Hạnh Trân, HT.Thích Huệ Tâm – đồng Chứng Minh BTS GHPGVN tỉnh; TT.Thích Quảng Lộc – Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang; HT.Thích Giác Nhân – UV HĐTS, Phó trưởng BTS GHPGVN tỉnh; TT.Thích Nhuận Đức, TT.Thích Bửu Hiềm, TT.Thích Giác Nguyên, TT.Thích Thiện Lưu, TT.Thích Trung Chánh – đồng Phó trưởng BTS GHPGVN tỉnh; ĐĐ.Thích Huệ Phát – Phó ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh; NT.Thích Nữ Tịnh Nghiêm – Phó BTS, Trưởng Phân ban Ni giới tỉnh; NT.Thích Nữ Huệ Năng – Phó BTS GHPGVN tỉnh; chư Tôn đức Tăng Ni trong Ban Thường trực, BTS GHPGVN tỉnh; chư Tôn đức Ban Giám hiệu và các Tăng Ni sinh đang theo học tại Trường TCPH tỉnh đồng tham dự.

Đại diện lãnh đạo Chính quyền có ông Huỳnh Văn Hải – Phó Chủ tịch UB MTTQVN tỉnh Tiền Giang; bà Bùi Thị Mai – Trưởng ban Tôn giáo Sở Nội vụ tỉnh; ông Lê Hoàng Kích – Trưởng phòng An ninh Nội địa Công an tỉnh; ông Dương Hoàng Bảo Ngọc – Phó trưởng Ban Tôn giáo tỉnh; ông Phạm Anh Tuấn – Trưởng phòng Tôn giáo Dân tộc thuộc Ban Dân vận tỉnh Tiền Giang đồng tham dự.

Đức vua Trần Nhân Tông là vị Hoàng đế anh minh, lãnh tụ thiên tài, anh hùng dân tộc đã lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần đánh bại quân xâm lược đế quốc Nguyên Mông, bảo vệ độc lập, tự chủ cho dân tộc, xây dựng vương triều nhà Trần và quốc gia Đại Việt hùng mạnh. Ngài là nhà văn hóa, nhà tư tưởng lớn, đồng thời là nhà tu hành Giác ngộ, đã để lại hệ thống tư tưởng đặc sắc về Phật giáo, sáng lập nền Phật giáo Trúc Lâm và dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, được các thế hệ nhân dân ta tôn xưng là Vua Phật Việt Nam.

Ngay từ sáng sớm, Thượng tọa Thích Quảng Lộc – Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã chủ trì Khóa lễ cùng chư Tôn đức Ni và quý Ni sinh Trường Trung cấp Phật học Tiền Giang thực hiện nghi thức Sám Hối Sáu Căn. Bài Sám Hối rất nhiều ý nghĩa, giúp chúng ta kiểm soát được các căn của mình, bớt được những lầm mê trong cuộc sống hàng ngày, vừa phát triển được trí tuệ đưa mỗi người đến lẽ thật.

HT.Thích Giác Nhân – UV HĐTS, Phó trưởng BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang cung tuyên Tiểu sử Sơ Tổ Trúc Lâm

Trong buổi Lễ tưởng niệm sáng nay, sau phần nghi thức giới thiệu, HT.Thích Giác Nhân trân trọng cung tuyên Tiểu sử Phật Hoàng Trần Nhân Tông - vị Anh hùng dân tộc; một vị Vua anh dũng của lịch sử nước nhà; một vị Phật Việt Nam. Theo tiểu sử ghi lai: “Đức vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông sinh ngày 7 tháng 12 năm 1258, tên là Trần Khâm, là vị hoàng đế thứ 3 của hoàng triều Trần nước Đại Việt, là con trai trưởng của Trần Thánh Tông và được truyền ngôi vào tháng 11 năm 1278 (lúc Ngài chưa đầy 20 tuổi). Ngài trị vì từ năm 1278 đến năm 1293, sau đó lên làm Thái Thượng Hoàng từ năm 1293 cho đến khi qua đời. 

Trần Nhân Tông là một vị vua anh minh, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của Đại Việt cuối thế kỷ XIII, cũng như việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng cương thổ đất nước; đồng thời Ngài cũng là một Thiền sư lớn của Phật giáo Việt Nam thời Trung đại.

Sau khi đẩy lùi các cuộc xâm lược của người Mông, vua Trần Nhân Tông đã khôi phục được sự hưng thịnh của Đại Việt. Năm 1293, Ngài truyền ngôi cho Thái tử Trần Thuyên (tức vua Trần Anh Tông) và lên làm Thái Thượng Hoàng. Sau đó, Ngài xuất gia tu hành và lấy hiệu là Trúc Lâm Đại sĩ; Ngài cũng chính là vị tổ sáng lập Thiền phái Trúc Lâm – một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam và tinh thần nhập thế.

Ngài xả báo an tường, thâu thần thị tịch vào ngày 01/11 năm Mậu Thân (1308), thọ thế 51 năm tại am Ngọa Vân, Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.”

TT.Thích Quảng Lộc - Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang dâng Điếu văn tưởng niệm Đức Phật Hoàng

TT.Thích Quảng Lộc - Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã thay mặt chư Tôn đức trong buổi Lễ cũng như chư Tăng Ni, Phật tử tại tỉnh nhà cung kính dâng Điếu văn Tưởng Niệm cúng dường lên đức Điều Ngự Giác Hoàng - Người đã làm cho ngọn đuốc trí tuệ của Phật giáo Việt Nam mãi quang huy. “Hôm nay, nhân lễ Tưởng niệm 713 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn; Tăng Ni, Phật tử tỉnh Tiền Giang, xin đốt nén tâm hương ngũ phần, dâng lời tưởng niệm chân thành, tâm cảm ý giao, một lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ Lịch đại Tổ sư, phát nguyện phụng trì Phật pháp, phát huy chân lý đạo nhà, giữ gìn Tổ ấn vàng son, làm rạng rỡ vang danh chốn Tổ huy hoàng tráng lệ, non sông gấm vóc thiên thành, một cõi vững bền muôn thuở. Đồng thành kính nguyện thực hành: Giữ gìn tinh thần đoàn kết hòa hợp dân tộc, độc lập Tổ quốc, nêu cao tinh thần phóng khoáng, bao dung trong cộng đồng dân tộc và xã hội, đoàn kết các tôn giáo để cùng tồn tại và phát triển, thực hiện hữu hiệu phương châm “Tốt đời đẹp đạo”.

Tiếp theo chương trình buổi Lễ là nghi thức dâng hương tưởng niệm ngày Đức Phật Hoàng nhập Niết-bàn; cùng cầu nguyện tổ quốc vinh quang, đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình, nhân dân an lạc. “Non sông nghìn thuở vững âu vàng”.

Xin giới thiệu một số hình ảnh ghi nhận được tại buổi lễ đến với bạn đọc:

Thích Như Tùng

Download Android Download iOS
Nhiều dấu ấn đặc biệt về Phật học viện Huệ Nghiêm được nhắc lại trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập

Sáng 27/11, Phật học viện Huệ Nghiêm đã tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (1964- 2024) trong không khí trang nghiêm và ý nghĩa. Sự kiện còn kết hợp với lễ tưởng niệm húy kỵ lần thứ 30 của Trưởng lão Hòa thượng Thích Bửu Huệ và tri ân chư Tôn thiền đức tiền bối hữu công.

Chuyện vua Minh Mạng với những lần ghé chùa Thiên Mụ

Minh Mạng là vị vua thứ hai của vương triều Nguyễn, giữ ngôi từ năm 1820 đến năm 1840. Ông nổi tiếng thông minh giỏi giang, quyết đoán và siêng năng. Ở mọi lĩnh vực của đất nước từ nội trị đến ngoại giao đều có dấu ấn trị vì của nhà vua.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

Phú Yên: Chư Tôn đức Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trao học bổng tại Tuy Hòa

Sáng ngày 27/11/2024 (nhằm 27/10/Giáp Thìn), TT.Thích Nhuận Nghĩa - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu làm trưởng đoàn, cùng chư Tôn đức đến thăm và trao học bổng cho 20 em học sinh giỏi và học sinh nghèo hiếu học tại trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (xã Bình Kiến, Tp.Tuy Hòa).

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online