Tiền Giang: Mùa Vu lan trong đại dịch Covid-19

PSO - Mùa Lễ Vu lan năm nay diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Trong bối cảnh đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến khích không tổ chức hoặc tổ chức Đại lễ Vu lan trực tuyến, chuyển tâm thiện thành hành động thiết thực, góp phần đẩy lùi dịch Covid-19. Tháng 7 âm lịch hằng năm là Tháng Vu lan báo hiếu. Lễ hội văn hóa này không riêng của Phật tử, mà của người dân khắp nơi hưởng ứng, tham gia nhằm tri ân, báo ân, báo hiếu ông bà cha mẹ, tri ân anh linh các anh hùng liệt sĩ. Đây là sự kết hợp giữa văn hóa Phật giáo với truyền thống tri ân, báo ân của dân tộc Việt Nam. Những ngày qua, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 lây nhiễm rất phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố ở nước ta, Tăng Ni, Phật tử các chùa, cơ sở tự viện của Giáo hội đã và đang thực hiện cấm túc, ở yên tại chỗ tu tập, tụng kinh cầu nguyện dịch bệnh sớm tiêu trừ, đem lại bình an cho tất cả mọi người. Nhiều chùa đang nỗ lực ngày đêm nấu những suất cơm đong đầy tình thương, tràn ngập từ bi, hiếu nghĩa gửi tới đồng bào có hoàn cảnh khó khăn, những người yếu thế trong xã hội, cũng như quan tâm đến các y, bác sĩ, nhân viên y tế, lực lượng vũ trang và các tình nguyện viên nơi tuyến đầu chống dịch. Có những Tăng, Ni, Phật tử đang tận tâm phục vụ trong các khu cách ly tập trung, các bệnh viện dã chiến, khu thu dung. Có thể nói, đó chính là những bông hồng đầy ý nghĩa dâng lên Đức Phật, chư vị Tổ sư và hai đấng sinh thành, cũng như hồi hướng tới chư vị tiền bối hữu công, anh linh các anh hùng liệt sĩ... trong mùa Vu lan báo hiếu năm nay.
Chùa Sắc Tứ Linh Thứu (huyện Châu Thành) năm nay không tổ chức Đại lễ Vu lan để phòng, chống dịch Covid-19.
Theo Thông bạch của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố, mùa Vu lan năm nay, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề nghị: Tăng, Ni, Phật tử các chùa, cơ sở tự viện tiếp tục thực hiện cấm túc, ai ở đâu ở đấy, tụng kinh Vu lan báo hiếu mẹ cha và hồi hướng tới cửu huyền thất tổ, anh hùng liệt sĩ, cầu nguyện dịch bệnh sớm tiêu trừ, quốc thái dân an. Không tập trung đông người tổ chức nghi Lễ Bông hồng cài áo và các nghi lễ khác trong Ngày Vu lan. Ban Hoằng pháp Trung ương, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, Tăng, Ni trụ trì các chùa, cơ sở tự viện phát huy sáng tạo các hình thức sinh hoạt trực tuyến online trong mùa Vu lan năm nay nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của đồng bào Phật tử và nhân dân. Đồng thời, nhờ sức gia trì của tăng, ni góp phần đem lại năng lượng tích cực cứu độ người dân vượt qua tâm lý khủng hoảng trong thời gian dài thực hiện giãn cách xã hội. Các chùa, cơ sở tự viện có đông Tăng, Ni đang cấm túc sinh hoạt chúng và an cư kết hạ trong nội viện, nếu tổ chức Vu lan cần thông báo tới chính quyền địa phương và phải nghiêm túc quy định 5K và các quy định phòng, chống dịch Covid-19 theo yêu cầu của Bộ Y tế…
Đại lễ Vu lan những năm 2018 khi chưa bùng phát dịch Covid-19, nhiều chùa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tổ chức trang trọng để phật tử và mọi người đến cúng Phật cầu bình an cho cha mẹ, thể hiện lòng hiếu kính.
Thực hiện Thông bạch này, năm nay nhiều chùa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang không tổ chức Đại lễ Vu lan. Sư cô Thích Nữ Trung Tường, Thư ký chùa Sắc Tứ Linh Thứu (huyện Châu Thành) cho biết: "Vu lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người phải biết trân trọng những gì mình đang có, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm, lòng biết ơn…. Từ một nghi thức mang màu sắc văn hóa Phật giáo, Lễ Vu lan dần trở thành một sinh hoạt tín ngưỡng dân gian truyền thống của người Việt Nam. Mùa Vu lan năm nay diễn ra trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, nên việc tổ chức cũng có nhiều thay đổi. Tại chùa Sắc Tứ Linh Thứu không tổ chức Đại lễ Vu lan, chùa sẽ tụng kinh Vu lan báo hiếu mẹ cha và hồi hướng tới cửu huyền thất tổ, anh hùng liệt sĩ, cầu nguyện dịch bệnh sớm tiêu trừ, quốc thái dân an".
Lễ hoa hồng cài áo trong mùa Vu lan tại chùa Sắc Tứ Linh Thứu (ảnh chụp khi chưa bùng phát dịch Covid-19 tại Việt Nam)
Bà Nguyễn Thị Tuyết (ngụ khu phố 8, phường 5, TP. Mỹ Tho) chia sẻ: “Năm nào mùa Vu lan rằm tháng 7,  tôi cũng dẫn con cháu đi chùa, có năm đi chùa Vĩnh Tràng, có năm đi Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác cúng cầu an cho gia đình bình an và tham gia Lễ Bông hồng cài áo. Nhưng Vu lan năm nay, dịch Covid-19 ngày càng nguy hiểm, chấp hành lệnh của cấp trên tôi ở nhà không đi chùa. Ở nhà có bàn thờ, tôi sẽ cúng Phật cầu an cho gia đình, xã hội sớm vượt qua đại dịch”. Mùa Vu lan là dịp để mỗi chúng ta nghĩ về Tứ Ân, nghĩ về đạo hiếu. Qua hàng ngàn năm, Vu lan Thắng hội luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam và đã trở thành nét sinh hoạt tín ngưỡng dân gian truyền thống. Mở rộng ra ngày Lễ Vu lan không chỉ mang đậm nét nhân văn, mà còn làm rạng rỡ đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa” “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Song, trong những ngày cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19, Tăng, Ni, Phật tử cũng như người dân cũng nêu cao tinh thần trách nhiệm ai ở đâu ở đấy; nhiều người dân không đi chùa được vẫn có những cách thức phù hợp vừa báo hiếu mẹ cha vừa góp phần chung tay cùng chính quyền, xã hội phòng, chống dịch bệnh.

HOÀI THU - (Nguồn:ABO)

 
Download Android Download iOS
Trung ương Giáo hội dâng hương tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Thích Tắc An

Sáng 5-10 (mùng 3-9 Giáp Thìn), tại chùa Thiền Tôn 2 (Tp.Thủ Đức) Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn - Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS cùng chư Giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội đã đến dâng hương tưởng niệm giác linh cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Tắc An, nhân dịp lễ húy kỵ lần thứ 5 của Ngài.

Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

Trà Vinh: Chùa Quan Âm và chương trình Thức Ăn Chay Miễn Phí

Sáng nay,03/10/2024 (mùng 1 tháng 9 Giáp Thìn) Ni sư Thích Nữ Như Thức, Trưởng Phân ban Ni giới Phật giáo tỉnh Trà Vinh, trụ trì chùa Quan Âm (khóm 2 thị trấn Càng Long, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) đã trao 400 phần Cơm tấm chay đến đồng bào địa phương.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online