Tiền Giang: Tọa đàm vấn đáp Phật pháp tại Khóa tu kỷ niệm ngày Đức Phật nhập Niết Bàn do Ban Hoằng pháp Phật giáo tỉnh tổ chức

PSO - Buổi chiều ngày 02/4/2023 (12/03 năm Quý Mão), tại Khóa tu kỷ niệm ngày Đức Phật nhập Niết Bàn do Ban Hoằng pháp Phật giáo tỉnh tổ chức đã diễn ra buổi Tọa đàm với chủ đề “Ý nghĩa Phật Niết Bàn”.

TT.Thích Nguyên Thanh - Ủy viên Thường trực Ban Hoằng pháp Phật giáo tỉnh dẫn chương trình, giới thiệu chư Tôn đức Khách mời và cung thỉnh Đại đức Thích Trúc Thông Kim - Phó trưởng Ban Hoằng pháp Phật giáo tỉnh, Trưởng ban Quản trị Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác giới thiệu sơ lượt về duyên khởi và quá trình xây dựng Tứ Động Tâm tại khuôn viên thiền viện.

TT.Thích Thông Kim - Phó trưởng Ban Hoằng pháp Phật giáo tỉnh, Trưởng ban Quản trị Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác
Thượng tọa Thích Giác Nguyên - Phó trưởng BTS, Trưởng ban Hoằng pháp Phật giáo tỉnh Tiền Giang

Thượng tọa Thích Giác Nguyên - Phó trưởng BTS, Trưởng ban Hoằng pháp Phật giáo tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Khóa tu đã phát biểu đề dẫn khuyến khích quý Phật tử tham dự khóa tu có những câu hỏi để hiểu thêm về ý nghĩa của sự kiện Đức Phật nhập Niết Bàn.

Đại đức Thích Minh Chuyển - UVTT BTS, Phó trưởng Ban Hoằng pháp Phật giáo tỉnh Tiền Giang

Tại buổi Tọa đàm, trả lời câu hỏi của quý Phật tử về ý nghĩa từ ngữ “Niết bàn” là gì? Tại sao nói Niết bàn là an vui? Vậy cái vui của Niết bàn là vui như thế nào? Đại đức Thích Minh Chuyển - UVTT BTS, Phó trưởng Ban Hoằng pháp Phật giáo tỉnh cho biết:

Niết bàn là trạng thái an lạc nhất, hạnh phúc nhất không bị rang buộc bởi bất cứ chấp niệm thiện - ác. Pháp Cú kệ 154 có ghi "Tâm Ta đạt tịch diệt (Niết bàn). Tham ái thảy tiêu vong!" Tịch là vắng lặng sầu, bi, khổ, ưu, não do đã diệt (đoạn sạch) mọi tham ái, nhân đưa đến sanh tử, sầu ưu. Pháp Cú 354 có ghi "Ái diệt thắng (vượt qua) mọi khổ". Tóm lại, Niết bàn là an lạc hoàn toàn, trọn vẹn và mãi mãi nên "Niết bàn lạc tối thượng". Vậy cái vui của Niết bàn là không bị dao động, dính mắc bởi các pháp nên không có khổ đau.

- Phật tử hỏi: Phật là biểu tượng Giác ngộ, vậy khi Đức Phật nhập Niết Bàn rồi thì sự Giác ngộ có còn không?

Trả lời câu hỏi này, Đại đức Thích Huệ Đạo - Ủy viên Ban Hoằng pháp Phật giáo tỉnh cho biết: Sự kiện Ðức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn đáng cho ta ghi nhớ để chán nản, động tâm, không dám dễ duôi, cố gắng tu học cho đến ngày giải thoát. Như Lai cho chúng ta thấy rõ lẽ cố nhiên của pháp hành là pháp Vô thường, không bền vững lâu dài. Thân ta đây có thọ tưởng, hành, thức đều phải dưới quyền của pháp già, đau, chết. Không một ai vượt qua khỏi Vô thường ấy được.

Đại đức Thích Huệ Đạo - Ủy viên Ban Hoằng pháp Phật giáo tỉnh Tiền Giang

Hễ có sanh là có diệt, đó là quy luật vô thường tất yếu của cuộc sống mà ngay cả Kim thân ngũ uẩn của Đức Bổn Sư vẫn phải tuân theo. Nếu ai dính mắc vào cái thân ngũ uẩn sẽ bị cái ngã chấp làm đau khổ phiến não. Nếu buông xả chúng thì sẽ an vui tự tại như tinh thần của Tâm kinh đã dạy: “Ngũ uẩn giai không qua hết khổ ách”.

Thật ra, nếu ai nhìn Phật qua hình dáng của Thái tử Tất Đạt Đa thì thấy Phật có sanh có diệt, có Đản sanh có Niết Bàn. Nếu ai nhìn thân Phật qua Pháp thân thì rõ ràng Ngài không có sanh diệt. Trong kinh Kim Cang, Phật dạy nếu ai nhìn Phật qua 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp thì sẽ không bao giờ thấy được Phật mà phải nhìn qua Pháp thân thì mới thấy được Phật. Trong cac kinh Nikaya Phật cũng dạy rằng: “ai thấy duyên khởi là thấy Pháp, ai thấy Pháp là thấy Phật” (Trung Bộ Kinh I, số 28; Tương Ưng III, tr.144 và Tiểu Bộ I, tr.48).

Do vậy, việc Đức Phật nhập Niết bàn không làm đứt đoạn sự Giác ngộ mà làm cho người học đạo mãnh liệt tiến vè phía trước để sớm được Giác ngộ.

- Về câu hỏi: Tại sao Đức Phật chứng đắc Vô sanh rồi mà cũng phải nhập Niết bàn (mất đi)? Không sống hoài để độ đời? Đại đức Thích Minh Chuyển trả lời như sau: Kinh Trường Bộ 16 có ghi đức Phật nhập Niết bàn vì đạo giải thoát mà Ngài giảng dạy đã được bốn chúng Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, nam cư sĩ và nữ cư sĩ đều thành tựu, đều được phổ biến, quảng bá, biến mãn làm lợi lạc khắp chúng hữu tình.

Kinh Mi Tiên Vấn Đáp câu hỏi 99 trong 244 câu hỏi có ghi đức Phật biết rõ lúc nào nên xuất thế, lúc nào nên Niết bàn. Vì chúng sanh trong thời kiếp giảm căn tánh lãnh hội chậm lụt dần, ít chịu tu hành, vui thích với bất thiện pháp; Phật độ họ khó nhọc và không có kết quả nên nhập Niết bàn là điều phù hợp.

Cũng trong kinh Mi Tiên Vấn Đáp ghi lại, các chúng sanh có duyên với Ngài, Ngài đã hóa độ thành tựu hết rồi. Còn các hữu tình có duyên với các đệ tử Ngài thì các Tôn giả ấy sẽ lần lượt hóa độ họ. Những việc cần làm, Phật đã làm xong nên Ngài nhập Niết bàn.

Thượng tọa Thích Huệ Chơn - UV BTS GHPGVN tỉnh, Phó trưởng ban Hoằng pháp Phật giáo tỉnh

Tại buổi tọa đàm, quý Phật tử cũng đặt nhiều câu hỏi liên quan đến các phương pháp tu tập hằng ngày và được chư Tôn đức trong Ban Hoằng pháp tỉnh giải đáp cặn kẽ; làm tăng thêm niềm tin và lòng hỷ lạc của gần 1.500 Phật tử tham dự khóa tu hướng về kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn do Ban Hoằng pháp Phật giáo tỉnh Tiền Giang tổ chức tại thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác (xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước) vào ngày 02/4/2023 (12/02 N năm Quý Mão).

Một số hình ảnh trong buổi tọa đàm:

 

Như Tùng - Trung Thượng

Download Android Download iOS
TP.HCM: Ban Trị sự PG cùng các Ban, Ngành Quận 3 và Công an Quận 10 chúc Tết Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội

PSO - Sáng ngày 20/1 năm 2025 (nhằm ngày 21/12 năm Giáp Thìn), tại Thiền viện Quảng Đức, số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, đã diễn ra một buổi gặp gỡ chúc Tết giữa chư Tôn đức lãnh đạo Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cùng các phái đoàn của Ban Trị sự Phật giáo Quận 3, Quận ủy, UBND, MTTQ Quận 3

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online