Tiền Giang: Trang nghiêm lễ vía Bồ Tát Quán Thế Âm tại chùa Vĩnh Tràng

PSO - Quán Thế Âm Bồ Tát vốn là một vị Cổ Phật, danh hiệu của ngài là Chánh Pháp Minh Như Lai. Ngài vì nguyện từ bi hóa thân thành Bồ Tát để đưa người về bến giác, cứu khổ tầm thanh, làm cho một đời người biết đến chánh pháp được an vui.

Bồ Tát Quán Thế Âm là đại diện cho tình yêu thương, đại từ đại bi; do đó ở bất cứ nơi nào có khổ đau, ở đó Ngài ứng hiện cứu khổ. Ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm chúng ta nên phát nguyện làm điều thiện, phóng sinh, học hạnh nguyện nhẫn nhục, từ bi của Ngài, lắng nghe sự thống khổ của tất cả mọi người để hiểu rõ và cảm thông nhau hơn. Từ đó mà lòng từ bi được tăng trưởng.

Trong năm, có ba ngày lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát, đó là vào các ngày: 19/2 là vía Quán Thế Âm Bồ tát Đản sinh; 19/6 vía Bồ tát Quán Thế Ân thành đạo và 19/9 vía Bồ Tát Quán Thế Âm xuất gia.

Quán Thế Âm Bồ Tát đã phát ra 12 đại nguyện, mỗi nguyện đều chứa vô lượng công đức tỏa hào quang sáng chói chiếu khắp mười phương. Trong văn hóa và Phật giáo Việt Nam, Quán Thế Âm Bồ Tát là một trong những vị Bồ Tát được thờ cúng, kính ngưỡng nhiều nhất của Phật tử và người dân.

Với niềm tin và lòng kính ngưỡng, buối tối ngày 16/7/2022 (18/6 năm Nhâm Dần), Ban Chức sự và chư hành giả Hạ trường chùa Vĩnh Tràng đã trang nghiêm tổ chức vía Bồ tát Quán Thế Âm, trì tụng Kinh Phổ Môn và đảnh lễ 12 đại nguyện.

Buổi lễ được sự quang lâm chứng minh, niêm hương của HT.Thích Thiện Tín – Thiền chủ Hạ trường; TT.Thích Quảng Lộc – Phó Chủ hương kiêm Phó Hóa chủ Hạ trường; TT.Thích Hải Châu – Phó Thiền chủ cùng 80 chư Tăng hành giả An cư và đông đảo Phật tử đồng tham dự.

12 đại nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm:

Nguyện thứ nhất: Khi thành Bồ Tát

Danh hiệu tôi tự tại quán âm

Viên thông thanh tịnh căn trần

Nơi nào đau khổ tầm thanh cứu liền.

Nguyện thứ hai: Không nài gian khổ

Nguyện một lòng cứu độ chúng sanh

Luôn luôn thị hiện biển đông

Vớt người chìm đắm khi giông gió nhiều.

Nguyện thứ ba: Ta bà ứng hiện

Chốn u minh nhiều chuyện khổ đau

Oan gia tương báo hại nhau

Nghe tiếng than thở mau mau cứu liền.

Nguyện thứ tư: Hay trừ yêu quái

Bao nhiêu loài ma quỷ gớm ghê

Độ cho chúng hết u mê

Dứt trừ nguy hiểm không hề nhiễu nhương.

Nguyện thứ năm: Tay cầm dương liễu

Nước cam lồ rưới mát nhân thiên

Chúng sanh điên đảo đảo điên

An vui mát mẻ ưu phiền tiêu tan.

Nguyện thứ sáu: Thường hành bình đẳng

Lòng từ bi thương sót chúng sanh

Hỉ xả tất cả lỗi lầm

Không còn phân biệt sơ thân mọi loài

Nguyện thứ bảy: Dứt ba đường dữ

Chốn ngục hình ngạ quỷ súc sanh

Cọp beo thú dữ vây quanh

Quán Âm thị hiện chúng sanh thoát nàn

Nguyện thứ tám: Giải thoát tù lao

Tội nhân bị trói khảo tra

Thành tâm lễ bái thiết tha

Quán âm phù hộ thoát ra nhẹ nhàng.

Nguyện thứ chín: Làm thuyền Bát Nhã

Giúp cho người vượt khúc lênh đênh

Bốn bề biển khổ chông chênh

Quán Âm độ hết an nhiên Niết bàn

Nguyện thứ mười: Tây Phương tiếp dẫn

Vòng hoa thơm, kỹ nhạc lọng vàng

Tràng phan, bảo cái trang hoàng

Quán Âm tiếp dẫn đưa đường về tây.

Nguyện thứ mười một: Di Đà thọ ký

Cảnh tây phương tuổi thọ không lường

Chúng sanh muốn sống mien trường

Quán Âm nhớ niệm tây phương mau về.

Nguyện thứ mười hai: Tu hành tinh tấn

Dù thân này tan nát cũng đành

Thành tâm nỗ lực thực hành

Mưới hai câu nguyện độ sanh đời đời.

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

Thích Trung Thượng

Download Android Download iOS
Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM tổ chức lễ Tốt nghiệp năm 2024 cho gần 400 Tăng Ni sinh

Sáng ngày 30/11/2024, tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP. HCM (cơ sở II, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh), Hội đồng Điều hành Học viện đã trang trọng tổ chức lễ Tốt nghiệp năm 2024 cho 399 Tăng Ni sinh, học viên thuộc các chương trình và hệ đào tạo của Học viện.

Chuyện vua Minh Mạng với những lần ghé chùa Thiên Mụ

Minh Mạng là vị vua thứ hai của vương triều Nguyễn, giữ ngôi từ năm 1820 đến năm 1840. Ông nổi tiếng thông minh giỏi giang, quyết đoán và siêng năng. Ở mọi lĩnh vực của đất nước từ nội trị đến ngoại giao đều có dấu ấn trị vì của nhà vua.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

Phú Yên: Chư Tôn đức Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trao học bổng tại Tuy Hòa

Sáng ngày 27/11/2024 (nhằm 27/10/Giáp Thìn), TT.Thích Nhuận Nghĩa - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu làm trưởng đoàn, cùng chư Tôn đức đến thăm và trao học bổng cho 20 em học sinh giỏi và học sinh nghèo hiếu học tại trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (xã Bình Kiến, Tp.Tuy Hòa).

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online