Tiền Giang: Viện Dưỡng Lão Liên Hoa và Thiện nguyện Thabarwa VN chăm sóc Bệnh Nhân

Nghe đọc bài:

PSO - Trung tâm Dưỡng lão Liên Hoa, địa chỉ Ấp Hồng Rạng, Xã Bình Đông, TX. Gò Công, Tỉnh Tiền Giang, do chị Trần Thị Thùy Trang làm Giám Đốc, được chính thức thành lập ngày 05 tháng 5 năm 2014 dưới sự cho phép của UBND tỉnh Tiền Giang. Trung tâm là cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập đầu tiên trên địa bàn tỉnh, do cá nhân làm chủ đầu tư xây dựng, kinh phí hoạt động tự túc và từ sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm.

Với tấm lòng “thương người như thể thương thân”, chị Trang thường mời các chuyên gia và nhân viên về chăm sóc hỗ trợ các Cụ, như: cung cấp chăm sóc y tế hàng ngày, đo và ghi nhận dấu hiệu sức khỏe, hỗ trợ trong các quy trình y tế, đảm bảo an toàn cho người cao tuổi; hỗ trợ hàng ngày ăn uống, tắm rửa, di chuyển, giữ gìn vệ sinh cá nhân, tạo môi trường sống nhẹ nhàng và an lành cho quý Cụ. 

Chị Trang ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo Việt Nam và tinh thần Thiền Vipassana của Ngài Ottamathara - một Thiền sư, Pháp sư, nhà tâm lý học, nhà xã hội học, nhà lãnh đạo Phật giáo có tầm ảnh hưởng lớn đối với Tăng Ni Phật tử, dân chúng ở Myanmar và thế giới hiện nay. 

Ngài Ottamathara không phân biệt tông phái, làm lợi ích cho chúng sanh một cách tự nguyện, khuyến khích sống “chánh niệm tỉnh thức” trong từng khoảnh khắc với nội tâm bất động, phụng sự một cách “tự nhiên” “chỉ làm và làm”, thân và tâm chỉ sử dụng, làm thiện pháp không giới hạn trong chánh niệm xả ly. Những lời dạy của Ngài đang dẫn dắt mọi người từ dính mắc đến xả ly, từ sân hận đến từ bi, từ vô minh đến trí tuệ,…; nhấn mạnh nhờ sức mạnh của việc làm Thiện pháp mà hiểu biết thực sự về bản chất Vô ngã

Thiện nguyện Thabarwa VN là nhóm Phật tử khoảng 10 người và những người yêu mến Phật giáo, bao gồm cả theo truyền thống Nguyên thủy và Đại thừa, trong đó chủ yếu là đạo hữu Nguyên thủy Phật giáo, cảm mến pháp Hành của Ngài Ottamathara “làm thiện pháp không giới hạn”, khoảng 200 người tương tác trong zalo.

Là Phật Tử nên chị Trang xác định các Cụ về Trung Tâm Dưỡng Lão Liên Hoa nương tựa như gia đình ruột thịt tiền kiếp. Chị luôn động viên quý Cụ sống vui khỏe, nương tựa vào nhau, sống có ích ngay cả khi già và bệnh; thực tập thiền, niệm Phật, giữ tâm thanh tịnh trong mọi hoàn cảnh. Tiếp nhận tinh thần Phật giáo vào ứng dụng thực tiễn, Trung Tâm vì vậy được chị Trang ngay từ đầu đã cho xây dựng một thiền đường/chánh niệm/nơi thờ Phật trang nghiêm để quý Cụ có chỗ dựa tinh thần. Trong Kinh tạng Ðức Phật thuyết dạy vật bố thí có 10 loại: Bố thí vật thự, nước uống, thí vải, bố thí xe cộ, bông hoa, các vật thơm, các vật thoa; bố thí chỗ nằm như: giường, ghế, đồ trải nằm; bố thí chỗ ở như: chùa, nhà, cốc....; bố thí đèn.

Cụ Dung là người nương tựa Trung Tâm vài năm nay, không có con cái, neo đơn, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chị Trang và Trung Tâm Dưỡng Lão Liên Hoa từ tâm nhận nuôi. Nhưng không may duyên nghiệp từ đầu tháng 5, Cụ bị té nặng, gãy cổ xương đùi 2 bên/ thoái hoá khớp háng 2 bên, xương cột sống bị ảnh hưởng,….Nhiều ngày Cụ phải nằm chịu đựng truyền nước tạm thời tại trung tâm.

 Cụ Dung không có Bảo Hiểm Y Tế nên lại càng khó khăn cho Trung Tâm hơn khi phải chăm sóc nhiều Cụ già cần giúp và người nghèo khó bệnh tật cũng không ít. Kinh phí ban đầu từ con số 0, nhưng chị Trang, chị Linh Lam, cô Kim Sơn và các Tình Nguyện Viên Thabarwa, nhóm Hộ Pháp Miền Bắc,… đều hết lòng chăm sóc, trợ duyên, kịp thời đưa Cụ về Bệnh Viện Chỉnh Hình TP Hồ Chí Minh khám, chụp, chiếu bệnh; đồng thời kêu gọi bạn bè thân thiết, cộng đồng trong và ngoài nước tùy duyên chung tay; chi phí cho các ca mổ của Cụ khoảng 170 triệu, chưa kể phát sanh. Chị Trang đã đưa Cụ đi Vĩnh Long chữa thuốc Nam cho Cụ đỡ đau trong thời gian chờ hồ sơ bệnh án ở lần khám đầu tiên; tiếp tục chờ thay khớp giai đoạn 2 tại Bệnh Viện Nhân Dân Gia Địn, Tp HCM. 

Đức Phật dạy các Tỳ-kheo phải quan tâm đến nhau, nhất là khi bệnh tật, Ngài tán thán phước báo chăm sóc người bệnh rất lớn: “Một thời Phật ở tại thành La-duyệt, vườn trúc Ca-lan-đà cùng với chúng đại Tỳ-kheo năm trăm người câu hội…. Thế Tôn bèn nói kệ: Nếu có cúng dường Ta/ Và chư Phật quá khứ/ Phước đức cúng thí Ta/ Không khác chăm nom bệnh” (Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 44, Chín nơi cư trú của chúng sanh).

Theo tinh thần Phật giáo, một người khéo nuôi bệnh, ngoài chăm sóc ăn uống sinh hoạt không ngại khó khổ còn phải biết cách giải tỏa những tâm lý bất an, sầu muộn cho người bệnh để sự khổ não ít hơn nhờ tâm thức an yên; nhất là thuyết pháp, khai thị, giữ tâm niệm lành và biết cách duy trì thiện pháp trong tâm cho bệnh nhân trong mọi hoàn cảnh. Làm được như vậy thì được phước vô lượng, mình và người đều hạnh phúc, an vui. 

Suốt 2 tháng 5 và 6/ 2024, Trung Tâm Dưỡng Lão Liên Hoa và TNV Thabarwa VN đã chung tay hết lòng chăm sóc Cụ. Cô Tu nữ Trần Ngọc Dung thường xuyên qua lại động viên khích lệ, chư Tăng Thabarwa Myanmar có dịp Phật sự ở Tp Hồ Chí Minh cũng ghé qua thăm Cụ và khai thị; chú Đoàn Bình hộ Tăng ở Việt Nam của Thiền Sư Ottamathara cũng đến; các bạn cư sĩ như Vũ Ngọc, Thái Thanh, Vân Tự Tại và nhiều thành viên cũng thường lui tới Bệnh Viện; nhất là chị Thảo (con của Sư quá cố sống tại Q. Bình Thạnh, Sư từng có thời gian nương nhờ Trung Tâm Thiền Thabarwa Thanlyin, Yangon) giành thời gian đảm nhận việc chăm lo Cụ trực tiếp; chị Linh Lam bi mẫn phát tâm thuê người chăm sóc Cụ riêng tại Bệnh Viện toàn thời gian một cách chu đáo và cẩn thận. 

Trải qua khoảng 2 tháng chống chọi bệnh tật, đau đớn, lại là ca mổ khó vì Cụ già yếu xương giòn, bệnh nền nhiều, tiểu đường, huyết áp, tim mạch, các Bác Sĩ rất e dè, liên tục phải họp bàn phác đồ điều trị; nhưng cuối cùng cũng tạm thành công sau hai lần mổ 1 bên chân nặng (còn 1 bên có thể tạm đắp thuốc). Thời gian này, Tăng Ni Cư sĩ Thabarwa chỉ biết cầu nguyện Tam bảo gia hộ và làm thiện pháp hồi hướng cho Cụ và chúng sanh ba cõi bốn loài theo nhân duyên Phật giáo.

Xúc động với tâm lực cộng tu của đại chúng. (1) Tại Myanmar: Sư Phó và chư Tăng của Thabarwa cầu nguyện cùng chị Trang – GĐ TT đi làm phước, Cô Tu nữ Tạ Thủy Tiên thay mặt Thabarwa VN cúng dường một phần Trai phạn đến Trường Đại học Phật giáo Quốc Tế. (2) Tại Ấn Độ: Sư Pháp Đỉnh và Cô Tu nữ Hương thay mặt Thabarwa VN cúng dường gần 100 phần thực phẩm đến Tăng Ni tại Bồ-đề-đạo-tràng nơi đức Phật thành đạo. (3) Tại Việt Nam, đạo hữu chúng dường sữa đến trường Hạ chùa Mai Sơn, Q. Bình Tân. Tổng tịnh tài khoảng 10 triệu. Thật hoan hỷ cuối tháng 6 ca mổ của Cụ Dung đã thành công, Cụ khỏe mạnh và chuẩn bị về lại Viện Dưỡng Lão đầu tháng 7. Đó là duyên lành thù thắng của tâm lực những người con Phật trợ duyên lành một cách tự nguyện, coi người hữu duyên như người thân tiền kiếp, nương tựa vào nhau và nương tựa vào Pháp; vì nhận thức rõ làm phước cho người chính là làm phước cho mình theo Nhân Qủa các kiếp sống.

Kinh điển ghi lại, Phước sanh lên do bởi nhiều nhân duyên, hành động tạo nên phước thiện, có 10 pháp: Bố thí; Giữ giới; Hành thiền; Cung kín;  Giúp đỡ trong việc thiện;  Hồi hướng – chia phước; Hoan hỉ với phước của người khác hồi hướng; Thuyết pháp; Nghe pháp;  Chánh kiến. Phước thiện bố thí được thành tựu do hội đủ nhân duyên kết hợp như: Tác ý thiện tâm bố thí, Vật bố thí, Người thọ thí; trải qua 3 thời kỳ: Tác ý thiện tâm trước khi bố thí, đang khi bố thí, và sau khi đã bố thí. Bố thí thuốc trị bệnh được 10 quả báu: Tuổi thọ sống lâu, Sắc thân xinh đẹp, Thân, tâm có sức mạnh, Có nhiều trí tuệ; Có nhiều bạn bè, có tiếng tốt lan rộng; Ít khổ, được nhiều an lạc; Ít bệnh hoạn ốm đau; Tránh khỏi mọi tai họa; Ðược chư thiên nhân loại kính mến; Thường được gần gũi với người thân yêu.

Sau đây là hình ảnh ghi nhận được:

 

TN Viên Giác

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online