04/09/2024 07:07

Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Nghe đọc bài:

I. THÂN THẾ

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại Quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang. Thân phụ là cụ Trần Bửu Liên, pháp danh Hồng Bá, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Hoa, pháp danh Hồng Chiếu. Hòa thượng sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống kính tin Tam Bảo, nhà có 8 anh chị em, Hòa Thượng là người con thứ 7 trong gia đình.

II. THỜI KỲ XUẤT GIA HỌC ĐẠO

Sinh ra trong một gia đình thuần thành kính tin Tam Bảo, lại sẵn túc duyên Phật pháp từ những đời trước, nên từ thuở nhỏ cậu bé Trần Bạch Mai đã thường xuyên có mặt nơi chùa Phước Lâm, lời kinh tiếng kệ nơi mái chùa quê êm đềm đã khơi gợi những chủng tử Phật pháp từ sâu trong tâm khảm của cậu.

Đến năm 1967 vào lúc tròn 11 tuổi, cảm nhận việc xuất gia học đạo là lộ trình phải tiếp tục cho việc nối tiếp duyên xưa. Được sự chấp thuận của thân phụ và thân mẫu, Hòa Thượng phát tâm thế phát xuất gia với Hòa Thượng Bổn sư Thích Châu Viên- Trụ trì chùa Phước Lâm lúc bấy giờ và cũng là người ông trong gia đình. 

Sau khi được xuất gia, Hòa thượng nổ lực chuyên cần tu học, các thời khóa kinh kệ rất nhanh chóng được làu thông. Sau đó Hòa Thượng đã được Thầy Bổn sư chỉ dạy đến cầu pháp với Hòa Thượng Thích Bửu Thọ - Trụ trì Chùa Tây An – Châu Đốc, An Giang được ban cho pháp danh là Chơn Minh.

Vào năm 1974, khi tròn 18 tuổi, Hòa Thượng được Thầy Bổn Sư cho đăng đàn thọ Sa Di giới tại Giới đàn được tổ chức ngay nơi Bổn tự Chùa Phước Lâm. 

Sau khi được truyền giới Sa Di, Hòa Thượng nổ lực tu học, công phu công quả, nghiên tầm kinh điển, Hòa Thượng mê say trong lĩnh vực nghi lễ, dùng tiếng kệ lời kinh truyền tải Phật pháp, với âm thinh và sắc tướng sẵn có, cộng với thiên phú bẩm sinh về nghi lễ nên Hòa Thượng rất mau chóng thâm nhập và thực hiện tốt những lời chỉ dạy của các bậc Tôn túc uyên thâm về lĩnh vực này.Hòa Thượng đã từng tham học về nghi lễ với các bậc Tôn túc  như: Hòa Thượng Thích Thiên Ninh, Hòa Thượng Pháp Huyền Chùa Phước Hòa, Hòa Thượng Huệ Nghĩa Chùa Bửu Hòa.v.v..

Năm 1978, sau khi sư cụ Bửu Liên viên tịch, Hòa Thượng đến Chùa Phước Hưng – Sa Đéc xin y chỉ để tiếp tục tham học nghi lễ với Hòa Thượng Thích Vĩnh Đạt- Trụ trì Chùa Phước Hưng lúc bấy giờ. 

Vào năm 1980 khi nhận thấy đầy đủ phẩm hạnh, Hòa Thượng đã được chư Tôn túc giới thiệu đến thọ giới Cụ túc tại giới đàn Chùa Ấn Quang, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1978 khi vừa tròn 23 tuổi, Hòa Thượng đã được giao trọng trách tiếp nối trụ trì Tổ đình Phước Lâm. 

Từ năm 1980 đến năm 1983 Hòa Thượng theo học Khóa Phật học Trung đẳng tại Phật học đường Ấn Quang, thành phố Hồ Chí Minh.

III. THỜI KỲ HOẰNG PHÁP – PHỤNG SỰ GIÁO HỘI

Nhận thức được bổn phận của người xuất gia học đạo là “ thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”, lấy  định hướng “ hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bổn hoài” làm phương châm sống, tu tập và hành đạo. Sau khi đã kinh qua sự trao dồi kiến thức, tham tầm học hỏi hỏi với nhiều bậc Danh Tăng Thạc đức, Hòa Thượng đã bắt đầu dấn thân vào con đường phụng sự cho Phật pháp và Phật sự Giáo hội.

Với lý tưởng dấn thân, bằng tất cả nhiệt huyết đem giáo pháp vào đời, Ngài luôn tận tụy với sứ mệnh tại đất Sen Hồng như một nhân duyên được bổ xứ trong giai đoạn thành lập Giáo hội đến nay.  

Vào năm 1983, thành lập Ban đại diện Phật giáo Thị xã Sa Đéc, Ngài giữ chức vụ Thư kýBan đại diện Phật giáo Thị xã Sa Đéc. 

Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Đồng Thápnhiệm kỳ 1 (1983 -1987) diễn ra . Hòa Thượng được suy cử làm Phó Ban nghi lễ Ban Trị Sự Phật giáo Đồng Tháp nhiệm kỳ (1983 -1987). 

Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ 2, nhiệm kỳ 3 (1987 -1997) tại hai kỳ Đại hội này Hòa Thượng liên tiếp đượcsuy cử làm Trưởng Ban nghi lễ Phật giáo tỉnh.

Trong giai đoạn từ  2001 – 2011 Hòa Thượng được suy cử làm Chánh  Đại diện Phật giáo Thị xã Sa Đéc, Văn phòng đặt tại chùa Phước Lâm – Sa Đéc. 

Vào năm 2007- năm cuối của nhiệm kỳ 5 BTS Phật giáo Đồng Tháp, Hòa Thượng được suy cử chức vụ- Phó ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Tháp. Cũng trong năm này Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VI diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, Hòa Thượng được được tấn phong giáo phẩm Thượng toạ. Trong công tác điều hành phát triển Phật sự Phật giáo Đồng Tháp trong giai đoạn giao thời của nhiệm kỳ 6 (2007 – 2012); được tín nhiệm của thường trực Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo Đồng Tháp giao phógiữ nhiệm vụ Phó Ban thường trực để điều hành hoạt động Phật sự giúp việc cho Hoà Thượng Thích Thiện Huệ - Trưởng Ban Trị Sự. 

Năm 2010 Hòa Thượng được Trưởng lão Hòa Thượng Thích Từ Nhơn – Nguyên Phó Chủ tịch Hồi đồng Trị sự GHOGVN giao trách nhiệm trụ trì chùa Phước Thạnh – thành phố Sa Đéc.

Năm 2012, Ngài được suy cử vào Uỷ viên Hội đồng Trị Sự GHPGVN nhiệm kỳ 2012 – 2017. 

Vào các năm 1995, 1998, 2001,2004,  2007, 2010, 2013, 2016, 2018, 2022 Hoà thượng được cung thỉnh làm, Tôn chứng Tăng già, Giáo thọ A xà lê Đại giới đàn mang tôn danh các bậc Thạch trụ tòng lam như: Giới đàn Vĩnh Đạt, Giới đàn Huệ Phát, Giới đàn Vĩnh Tràng, Giới đàn Từ Nhơn, Giới đàn Trí Tịnh được tổ chức tại chùa Phước Hưng (thành phố Sa Đéc). 

Hoà thượng tham gia Hội đồng Nhân dân tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ 2016 - 2020, tham gia Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp từ năm 2016 đến nay.

Năm 2019 Hòa Thượng đảm nhiệm chức vụ trụ trì Chùa Hòa Long – thành phố Cao Lãnh. 

Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ 8, Hòa Thượng được tín nhiệm suy cử chức vụ Trưởng Ban Trị sự GHPGVNtỉnh Đồng Tháp. Tại Đại hội Phật giáo Toàn quốc nhiệm kỳ VIII (2017 - 2022), ngài được tái suy cử vào Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN và được suy tôn lên hàng giáo phẩm Hòa thượng. 

Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ 9 ( 2022 – 2027) Hòa Thượng tiếp tục lãnh đạo Giáo hội với vai trò Uỷ viên Hội đồng Trị sự Trung ương, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Tháp. 

Năm 2022, sau khi Thượng Tọa Thích Chơn Tâm – Hiệu trưởng tiền nhiệm viên tịch, Hòa Thượng kiêm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học Đồng Tháp cho đến ngày nay.

Với vai trò trụ trì cũng như vai trò lãnh đạo Giáo hội, Hòa thượng đã nhiều lần kiến khai Đạo tràng An cư Kiết hạ cho Tăng Ni trong tỉnh tu tập: Năm 2002, 2008 kiến khai  tịnh nghiệp Đạo tràng An cư Kiết hạ tại Tổ đình Phước Lâm, thành phố Sa Đéc, năm 2024 kiến khai tịnh nghiệp Đạo tràng An cư Kiết hạ tại chùa Hòa Long, thành phố Cao Lãnh. 

Từ lúc xuất gia đến ngày viên tịch, Hòa Thượng luôn thể hiện oai nghi tế hạnh của người tu làm căn bản tu tập và chỉ dạy đồ chúng học trò cũng như Tăng Ni trong toàn tỉnh với vai trò lãnh đạo Giáo hội và vai trò của người Thầy, Giáo Thọ sư. Hòa Thượng đã đảm nhiệm vai trò giảng dạy nghi lễ ở các Đạo tràng An cư Kiết hạ từ năm 1984, tham gia giảng dạy bộ môn nghi lễ ở khóa 2, khóa 3 Trường Cơ bản Phật học tỉnh Đồng Tháp. Trong thời gian đảm nhiệm Ban nghi lễ Phật giáo Đồng Tháp, Hòa Thượng biên soạn lưu hành nội bộ quyển “Nghi thức thiền môn”, được Chư tôn đức giáo phẩm tán thán và được rất nhiều Chư Tăng Ni trong và ngoài tỉnh áp dụng.

Với công đức to lớn, tinh thần dấn thân vô quái ngại vì sự ổn định và phát triển của Giáo hội. Hòa thượng đã cống hiến trọn đời cho đạo pháp,chúng sinh cũng như nhân quần xã hội. Qua những công đức đóng góp ấy Hòa Thượng đã Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Đồng Tháp Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam trao tặng  nhiều Bằng khen, Bằng tuyên dương công đức.v.v….

IV. THỜI KỲ VIÊN TỊCH

Hữu thân hữu bệnh, những năm cuối đời, khi biết mình lâm trọng bệnh, nhưng Hòa Thượng vẫn mạnh mẽ vượt qua, tiếp tục cùng Chư Tôn giáo phẩm chung lo Phật sự, hoàn thành  nhiệm vụ trọng trách được giao của một vị lãnh đạo giáo hội. Nỗi ưu tư về Phật sự giáo hội, giáo dục Tăng Ni Phật giáo vẫn luôn canh cánh bên lòng. Dù căn bệnh trầm kha quay trở lại nhưng Hòa thượng vẫn cố gắng duy trì sự hành trì tu tập, tận tụy hết lòng với công tác Phật sự giáo hội. 

Tổ Quy Sơn dạy:“Vô thường già bệnh, không hẹn cùng người, sớm còn tối mất”. Thế rồi, một thoáng vô thường Hòa Thượng đã xả báo an tường, viên tịch vào lúc 20 giờ 45 phút ngày 03 tháng 09 năm 2024 ( nhằm ngày mùng 1 tháng 8 năm Giáp Thìn), trụ thế 69 năm, 44 hạ lạp. Để lại muôn vàn tiếc thương cho môn đồ đệ tử và Tăng Ni Phật giáo trong toàn tỉnh. 

Nam mô Phước Lâm đường thượng tự Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Thế Huý Hồng Hoathượng Chơn hạ Minh Trần Công Hoà Thượng Giác Linh Thuỳ Từ Chứng Giám.

Download Android Download iOS
Đồng Nai: Lễ tưởng niệm Tổ sư khai sơn Tổ đình Bửu Phong

PSO - Sáng ngày 14/9 (12/8 năm Giáp Thìn), Tông phong pháp phái đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm Tổ sư khai sơn và hiệp kỵ chư vị tiền bối hữu công Tổ đình Bửu Phong (Biên Hòa, Đồng Nai) – một ngôi cổ tự lâu đời nhất miền Nam với bề dày lịch sử hơn 400 năm.

Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

TP.HCM: Đêm hội trăng rằm đong đầy yêu thương tại Tổ đình Vĩnh Nghiêm

Tối ngày 15/9/2024 (nhằm ngày 13/8 năm Giáp Thìn), Tổ đình Vĩnh Nghiêm (Quận 3, TP. Hồ Chí Minh) đã tổ chức chương trình “Đêm hội trăng rằm” cho gần 300 em thiếu nhi phường Võ Thị Sáu. Đêm hội không chỉ là dịp để các em nhỏ vui đùa, rước đèn mà còn là khoảnh khắc đáng nhớ khi cả cộng đồng cùng nhau hướng về đồng bào miền Bắc vừa chịu ảnh hưởng nặng

TP.HCM: Đêm hội trăng rằm đong đầy yêu thương tại Tổ đình Vĩnh Nghiêm

Tối ngày 15/9/2024 (nhằm ngày 13/8 năm Giáp Thìn), Tổ đình Vĩnh Nghiêm (Quận 3, TP. Hồ Chí Minh) đã tổ chức chương trình “Đêm hội trăng rằm” cho gần 300 em thiếu nhi phường Võ Thị Sáu. Đêm hội không chỉ là dịp để các em nhỏ vui đùa, rước đèn mà còn là khoảnh khắc đáng nhớ khi cả cộng đồng cùng nhau hướng về đồng bào miền Bắc vừa chịu ảnh hưởng nặng

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online