24/03/2024 18:51

Tìm hiểu Ý nghĩa cao quý của ngày Đức Phật nhập Niết bàn

“Đức Phật nhập Niết bàn nhắc nhớ cho chúng ta về sự vô thường của kiếp nhân sinh” Đó là chia sẻ của Đại đức Thích Pháp Hiếu, Phó Chánh Văn Phòng Ban Thông Tin Truyền Thông Trung Ương, Uỷ Viên Ban Phật Giáo Quốc Tế Trung Ương GHPGVN, Trụ trì Chùa Tam Bảo tại thành phố Đà Nẵng nhân kỷ niệm Đức Phật nhập Niết bàn ngày 15 tháng 2 Âm lịch hằng năm.

Đại đức Thích Pháp Hiếu, Phó Chánh Văn Phòng Ban Thông Tin Truyền Thông Trung Ương, Uỷ Viên Ban Phật giáo Quốc tế Trung Ương GHPGVN, Trụ trì Chùa Tam Bảo tại thành phố Đà Nẵng.
Đại đức Thích Pháp Hiếu, Phó Chánh Văn Phòng Ban Thông Tin Truyền Thông Trung Ương, Uỷ Viên Ban Phật giáo Quốc tế Trung Ương GHPGVN, Trụ trì Chùa Tam Bảo tại thành phố Đà Nẵng

PV: Thành kính tưởng niệm ngày Đức Thế Tôn nhập Niết-bàn, 15 tháng 2 Âm lịch, kính mong Đại đức chia sẻ thêm về ý nghĩa cao quý của ngày Đức Phật nhập Niết bàn.

Ngày đức Phật nhập Niết bàn là một trong bốn sự kiện trọng đại của Phật giáo đó là Đản Sanh, Thành Đạo, Chuyển Pháp Luân, và Niết bàn, Ngày Đức Phật nhập Niết bàn 15-2 Âm lịch là ngày kỷ niệm Di Huấn hay còn gọi là ngày Di Chúc của Đức Phật. Vào canh chót (3-5 giờ sáng), Đức Phật một lần nữa nhắc nhở khuyên dạy các hàng thanh văn đệ tử lần cuối cùng rằng: “Handa dāni bhikkhave āmantayāmi vo, vaya-dhammā saṅkhārā, appamādena sampādetha.”

“Này chư Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, Cận Sự Nam, Cận Sự Nữ! Bây giờ Như-Lai nhắc nhở, khuyên dạy các con lần cuối cùng rằng: Các pháp-hữu-vi (ngũ-uẩn) có sự diệt là thường. Các con hãy nên cố gắng tinh tấn hoàn thành mọi phận sự tứ Thánh-đế bằng pháp không dể duôi, thực-hành pháp-hành tứ niệm-xứ”

“Yo vo Ānanda, mayā dhammo ca vinayo ca desito paññatto, so vo mamaccayena satthā…”

“Này Ānanda! Chánh-pháp nào mà Như-Lai đã thuyết, Luật nào mà Như-Lai đã chế định, sau khi Như-Lai tịch diệt Niết-bàn rồi, Chánh-pháp ấy, Luật ấy là vị Tôn-sư của các con”. 

PV: Vào ngày này, người Phật tử nên thực hành như thế nào là đúng Pháp để thể hiện lòng tri ân và thành kính đến với Đức Phật thưa Đại đức? Hiện nay có nghi thức cúng tưởng niệm Đức Phật nhập Niết bàn cho hàng Phật tử tại gia thực hành không ạ?

Trước khi viên tịch Niết bàn Đức Phật đã dạy chúng ta “Lấy Pháp và Luật làm Thầy”. Là người Phật tử để thể hiện lòng tri ân và thành kính đến với Đức Phật, chúng ta cần phải siêng năng tinh tấn tu tập vun bồi thiện nghiệp, tu thân, tu khẩu, tu ý, làm lành lánh dữ, giữ tâm ý thanh tịnh thông qua hành trì tam quy, ngũ giới, từ bi hỷ xả và thiền định.

Kế đến, sự kiện Đức Phật nhập Niết bàn là một sự nhắc nhớ cho chúng ta về sự vô thường của kiếp nhân sinh, ai cũng phải trải qua Sinh Lão Bệnh Tử, nên người con Phật phải thấu hiểu quy luật vô thường biến hoại đổi thay là lẽ tự nhiên, nên từ bỏ dính mắc tham chấp sân si phiền não, phát khởi bồ đề tâm tu tập giới định tuệ, sống đời tỉnh thức an vui theo con đường trung đạo của Đức Phật.

Đại đức Thích Pháp Hiếu cùng chư Tăng và Phật tử thắp đèn thiền hành quanh chùa.
Đại đức Thích Pháp Hiếu cùng chư Tăng và Phật tử thắp đèn thiền hành quanh chùa

Vào ngày này, các Phật tử thường về chùa tu tập khoá tu, với nhiều nghi thức truyền thống để ôn lại lời dạy di chúc của Phật và thể hiện lòng tri ân và thành kính đến với Đức Phật.

Tại các ngôi chùa Phật tử có duyên lành tu tập hạnh bố thí cúng dường đến Tam Bảo, Chư Đại Đức Tăng Ni ngõ hầu xả bỏ tâm dính mắc, ngã chấp, thọ trì tam quy ngũ giới, tụng kinh, nghe giảng Phật Pháp, thắp nến hoa đăng thiền hành quanh chùa, đại tháp xá lợi, đại thọ bồ đề và kim thân Phật và ngồi thiền định. Phật tử ở xa không có điều kiện đến chùa, có thể tu tập tại nhà trước bàn thờ Phật trang nghiêm.

Phật Tử về Chùa tu tập Toạ Thiền dưới chân Phật Niết Bàn
Phật Tử về Chùa tu tập Toạ Thiền dưới chân Phật Niết Bàn

PV: Thưa Đại đức, cảnh giới của Niết bàn là ở đâu, và ai là người có thể chứng đắc được Niết bàn?

Niết-bàn là chữ phát âm từ nguyên gốc tiếng Sanskrit là Nirvana, tiếng Pãli là Nibhana. - Nir (Niết) nghĩa là “ra khỏi”; vana (bàn) nghĩa là “rừng”. Nirvana nghĩa là ra khỏi khu rừng u mê, tăm tối, phiền não.

Niết-bàn có nghĩa là vô vi, vô sanh, bất tử, vượt ra ngoài hiện tượng thế gian. Với ngôn ngữ thế gian, Niết-bàn là trạng thái tâm thức đã thanh tịnh không còn phiền não, đã giải thoát tất cả mọi khổ đau, đã đoạn diệt hoàn toàn mọi tham ái, không còn sân hận và vô minh. Trạng thái thanh tịnh tuyệt đối này không còn bị bốn tướng: sanh, già, bệnh, chết chi phối, thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử trong ba đường sáu cõi. Trạng thái này có thể đạt được khi con người còn đang sống, thuật ngữ gọi là Hữu Dư Niết-bàn hay Hữu Dư Y Niết-bàn, hoặc khi con người đã chết gọi là Vô Dư Niết-bàn hay Vô Dư Y Niết-bàn.

Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền Theravada, có 2 loại Niết Bàn là Hữu Dư Niết bàn và Vô Dư Niết Bàn. Hữu Dư Niết-bàn: Là trạng thái tâm của các bậc thánh nhân A-La-Hán Thinh Văn, Phật Độc Giác và Phật Toàn Giác, đã dứt sạch phiền não, đoạn tận tham sân si, không còn tái sinh trong ba cõi và các Ngài vẫn còn đang sống hiện hữu trên thế gian để độ sanh. Vô Dư Niết-bàn: Trạng thái viên tịch của Chư Thinh Văn A La Hán, và Đức Phật nhập Vô Dư Niết-bàn không còn tái sinh luân hồi.

Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền Mahayana còn có thêm 2 loại Niết Bàn là Tự tánh Niết-bàn và Vô trụ xứ Niết-bàn.

Mỗi người chúng ta đều có sẵn thể tánh thanh tịnh sáng suốt tròn đầy, chỉ vì vô minh phiền não che lấp nên tánh sáng không hiển lộ. Phút giây nào có sự tu tập thanh tịnh Giới-Định-Tuệ, phút giây ấy Niết bàn sẽ hiện lộ. Vô trụ xứ Niết-bàn: Quan niệm mở rộng của Niết-bàn dựa trên khái niệm Bồ-tát bodhisattva Vô trụ xứ Niết-bàn là quan niệm Bồ-tát chứng đắc Niết-bàn không trụ vào một nơi, một chốn nào. Các Ngài phát nguyện dấn thân vào lục đạo giáo hóa và cứu khổ chúng sanh, với phát nguyện rộng lớn: “Bất trụ Niết-bàn, đời đời thừa hành Bồ tát đạo”. Tuy ra vào sanh tử nhưng lúc nào các Ngài cũng tự tại vô ngại như đoạn văn diễn tả trong bài Bát Nhã Tâm Kinh: “Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát nhã ba-la-mật-đa cố,  tâm vô quái ngại, vô quái ngại, cố vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn…”. Ở đây các vị Bồ-tát đã đạt được cứu cánh Niết-bàn, nên tự tại, thong dong ra vào chỗ điên đảo mê muội giáo hóa chúng sanh không gặp trở ngại.

Đại đức Thích Pháp Hiếu buộc chỉ cổ tay chúc phúc đến Bà Lienseng Phengsavath Lãnh Sự Nước CHDCND Lào.
Đại đức Thích Pháp Hiếu buộc chỉ cổ tay chúc phúc đến Bà Lienseng Phengsavath Lãnh Sự Nước CHDCND Lào

PV: Thưa Đại đức, có nghiên cứu cho rằng “Về mặt bản chất, Xá-lợi là biểu tượng của Đức Phật Niết-bàn, có giá trị như Đức Phật tại thế”, Đại đức có thể giải thích thêm cho mọi người được biết về tín ngưỡng thờ cúng xá-lợi lại mang lại ý nghĩa như thế nào trong đời sống tâm linh của người con Phật, được không ạ?

Xá-lợi (舍利) là phiên âm của từ śarīra trong tiếng Phạn. Trong Kinh Tăng Chi Bộ II, chương 4, phần Xứng đáng được dựng tháp.

Đức Phật dạy các Tỷ Kheo có Bốn bậc thượng nhân xứng đáng được xây tháp phụng thờ “Này các Tỷ kheo, bốn bậc thượng nhân này xứng đáng để được dựng tháp. Thế nào là bốn? Như Lai, Độc giác Phật, bậc A la hán đệ tử của Như Lai; Chuyển luân vương xứng đáng được dựng tháp”.

Đức Phật Niết Bàn và Bức Phù Điêu Đại Tháp Xá Lợi That Luang Viêng Chăn Lào và Tháp Xá Lợi 5 Tầng Chùa Tam Bảo Đà Nẵng

Theo đó, tín ngưỡng xá-lợi và các di sản là truyền thống có thời cổ xưa phụng thờ phần tinh thể còn lưu lại sau khi trà-tỳ (hoả táng) và các Thánh Tích, Di Sản của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói riêng, của các Bậc Thánh Tăng, trong đó có các bậc cao tăng đắc đạo, nói chung.

Bảo tháp thờ Xá Lợi Phật Pháp Tăng là nơi tôn nghiêm để cầu nguyện lễ bái của tín đồ. Dẫu rằng tứ đại giai không, các pháp đều như huyễn nhưng bảo tháp luôn là biểu tượng cao cả của Tam bảo, là kết tinh của sự nghiệp và công hạnh của chư Phật, Chư Thánh Tăng, Chư Tổ  cho hàng hậu thế lễ bái, học tập và noi theo gương sáng của các Ngài vì xá-lợi là hiện thân của tam vô lậu học Giới Định Tuệ, là Pháp thân biểu trưng cho Đức Phật.

Do vậy, có thể nói, xá-lợi là biểu tượng của Đức Phật Niết-bàn, có giá trị như Đức Phật tại thế. Với Phật giáo, việc hành hương chiêm bái các Phật tích cũng đã được Đức Phật khuyến tấn.

Trong Kinh Trường Bộ I (Đại Bát Niết Bàn), trước khi nhập diệt, Đức Thế Tôn đã có lời căn dặn như sau: “Này Ananda, có bốn Thánh tích, người thiện tín cư sĩ cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Này Ananda, các thiện tín Tỷ kheo, Tỷ kheo ni, nam nữ cư sĩ sẽ đến với niềm suy tư: Đây là chỗ Như Lai đản sanh, đây là chỗ Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng giác, đây là chỗ Như Lai chuyển Pháp luân vô thượng, đây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết bàn. Này Ananda, những ai trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sanh cõi an vui hạnh phúc trời người có đầy đủ phước báu thiên sản và nhân sản”.

Bình Yên – Thích Pháp Hiếu

 

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online