Tổ đình Long Thiền: Ngôi chùa cổ bên sông Đồng Nai

PSO - Chiều ngày 17/09/2022 (nhằm ngày 22/08 năm Nhâm Dần), Tổ đình Long Thiền trang nghiêm cung đón phái đoàn Ban Văn hóa Trung ương (BVHTƯ) GHPGVN; Viện Nghiên cứu Tôn giáo (thuộc Viện Hàn lâm KHXHVN); Viện Bảo tồn di tích, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia VN cùng các cơ quan nghiên cứu đến khảo sát “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam: Thống nhất trong đa dạng”.

Cổng tam quan chùa Long Thiền

Nằm trong chương trình thuộc 4 đề án (Pháp phục, Ngôn ngữ, Kiến trúc và Di sản), Tổ Đình Long Thiền, toạ lạc tại ấp Tân Bình, phường Bửu Hoà, TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai là 1 trong 5 điểm chùa của tỉnh Đồng Nai được Ban Văn hoá TƯ GHPGVN chọn để khảo sát.

TT. Thích Huệ Khai - Trụ trì Tổ đình Long Thiền đang giới thiệu kiết trúc của tổ đình về những di sản tại tổ đình

Thích Thọ Lạc – UV Thư ký HĐTS, Trưởng Ban Văn hoá TƯ GHPGVN  làm Trưởng đoàn; TT. Thích Minh Tiến – UV HĐTS – Phó Trưởng ban; TT. Thích Giác Nghi – UV HĐTS – Trưởng BTS GHPGPGVN tỉnh Bạc Liêu cùng chư Tôn đức Tăng, Ni trong Ban Văn hoá TƯ và các tỉnh thành cùng các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học của các cơ quan nhà nước: PGS.TS Chu Văn Tuấn – Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm KHXHVN); TS. Tạ Quốc Khánh – Trưởng phòng Nghiên cứu Di tích và Bảo tồn Di tích (Viện Bảo tồn Di tích); Ths. Nguyễn Thị Thu Hoan - PGĐ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia; Ths. KTS Nguyễn Minh Quang - Giám đốc CTCP Văn hoá Truyền thống Kim Liên; PGS.TS Vương Ngọc Lưu - Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; PGS.TS Nguyễn Hồng Dương - Nguyên Viện trưởng Viên Nghiên cứu Tôn giáo; Ông Nguyễn Thanh Xuân - GĐ TT UNESCO Nghiên cứu, Bảo tồn Văn hoá Tôn giaó & Tín ngưỡng VN cùng các Kiến trúc sư, Kỹ sư xây dựng các cơ quan truyền thông đã có ngày làm việc nhiệt thành, hiệu quả với 5 ngôi chùa tiêu biểu cho các hệ phái ở Đồng Nai.  

TT. Thích Thọ Lạc đang trao đổi vởi đại diện Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Bảo tàng lịch sử Quốc gia

Đón tiếp đoàn TT. Thích Huệ Khai - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Đồng Nai, Trụ trì Tổ đình Long Thiền, cùng chư Tăng bổn tự.

Đoàn khảo sát chụp hình lưu niệm cùng với chư Tăng bổn tự

TT. Thích Huệ Khai cho biết (TP. Biên Hoà, Đồng Nai) có 3 ngôi chùa cổ. Đây chính là cái nôi của Phật giáo phương Nam gồm: Tổ đình Long Thiền, Tổ đình Bửu Phong và Đại Giác cổ tự.

TT. Thích Huệ Khai đang giới thiệu nét kiết trúc tổ đình Long Thiền

Tổ đình Long Thiền xưa kia thuộc thôn Bình Long, huyện Phước Long, dinh Trấn Biên, nay thuộc ấp Tân Bình, phường Bửu Hoà, Thành phố Biên Hoà do Tổ sư Thành Nhạc - Ẩn Sơn khai sơn vào năm 1664 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần. Trải qua nhiều lần trùng tu và tân tạo dưới thời các vị Tổ Phật Chiếu, Tổ Tiên Đức, HT. Huệ Thành.

Không gian trước nhà hậu Tổ Năm 1748, Tổ Phật Chiếu (hiệu Khánh Đoan) đời thứ 35 cho mở rộng và xây thêm Tổ đường. Năm 1842, được Tổ Tiên Đức (hiệu Tịnh Tạng) đời thứ 37, tu bổ lại Giảng đường và nhà Trù; đến năm 1956 được Đại lão Hoà Thượng Hồng Tín –Thích Huệ Thành đời thứ 40 tiến hành đại trùng tu bởi công trình xuống cấp nặng nề do hậu quả của nạn lụt năm  1952 (Nhâm Thìn). Năm 1990, Đại lão Hoà Thượng còn cho xây dựng Giảng Đường để phục vụ Đại Giới Đàn cho các Tăng, Ni. Năm 2012, cố HT Thích Huệ Hiền đời thứ 41 cho trùng tu lại Chánh Điện, Tăng Xá, Nhà Trù, sơn son thếp vàng nội thất chùa. Năm 2016 , TT Thích Huệ Khai đời thứ 41 kế tục chư vị Tổ sư đã cho phục dựng tam quan và cải tạo khuôn viên Tổ đình khang trang cho đến ngày nay. ĐĐ. Thích Minh Đăng - Chánh Thư ký Ban VHTƯ GHPGVN đang trao đổi với Kiến trúc sư, phóng viên về kiến trúc, di sản của tổ đình Long Thiền Tổ Đình Long Thiền có kiến trúc hình chữ Tam(三) truyền thống.  Chánh Điện, Tổ Đường, Tăng Xá, nhà Trù tiếp nối nhau. Khoảng sân của chùa có diện tích tương đối rộng và có nhiều cây cổ thụ, Khuôn viên chùa rộng và đặc biệt còn lưu lại nhiều bảo tháp trong đó có Bảo Tháp của Tổ Khai Sơn. Toàn cảnh tổ đình Long Thiền nhìn từ trên cao Cơ duyên đến với chúng tôi trong chuyến khảo sát này là được tham khảo tiểu sử của Cố Đại Lão  HT Thích Huệ Thành. Được biết,  trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, Tổ Đình đã đóng góp sức người, sức của cả 2 giai đoạn chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. ĐĐ. Thích Phước Huệ - Phó Thư ký Ban VHTƯ trước di ảnh các Tổ sư khai sơn Tổ đình 

Tổ Đình Long Thiền là cái nôi của Phật giáo phương Nam, có kiến trúc PG riêng biệt, có bề dày lịch sử v.v.. nên đã được Bộ Văn hoá  Thông tin công nhận là Di Tích Lịch sử- Văn hoá Quốc gia.

Di vật của cố HT. Thích Viên Thành - Nguyên Phó Pháp chủ GHPGVN - Trụ trì Tổ đình Long Thiền  Tổ Đình Long Thiền nay luôn là nơi ngưỡng vọng của Tăng Ni và Phật tử TP Biên Hoà cũng như Tỉnh Đồng Nai. Thượng toạ Trụ trì cùng chư Tăng luôn chăm lo đạo hạnh tự thân và quan tâm đến công tác xã hội từ thiệt, đặc biệt là những mảnh đời bất hạnh ở địa phương. Chư Tăng tổ đình  thường xuyên tổ chức các hoạt động thiện nguyện giúp người dân. Đặc biệt trong thời gian vừa rồi, dịch Covid - 19 bùng phát, Tổ đình liên tục có những chuyến xe yêu thương, kịp thời cung cấp thực phẩm, nhu yếu phẩm cho bà con vùng dịch bệnh…  Xuyên suốt dòng thời gian từ thành lập cho đến nay, Tổ đình Long Thiền là nơi các vị danh tăng luôn sống “ tốt Đời - đẹp Đạo”,  là tấm gương soi cho đàn hậu học noi theo.

Tường Minh

Download Android Download iOS
Tân Cục trưởng Cục An ninh Nội địa chúc Tết Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch GHPGVN

Chiều 14-1, tại chùa Minh Đạo (quận 3, TP.HCM), Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã thân mật đón tiếp Đại tá Nguyễn Hồng Phong – Tân Cục trưởng Cục An ninh Nội địa, Bộ Công an, đến thăm và chúc Tết Xuân Ất Tỵ.

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online