TP.HCM: Chư Tăng, Tu nữ, Phật tử chùa Bửu Long khánh tuế Hòa thượng Thích Viên Minh

“Thầy là ánh sáng dẫn đường, là hiện thân của sự giản dị bao dung không bờ bến”

“Sống bên Thầy, chúng con có quá nhiều điều để học, nhưng chỉ bấy nhiêu thôi đối với chúng con cũng đã quá diễm phúc lắm rồi và cũng chỉ bấy nhiêu thôi cũng để chúng con học suốt cả cuộc đời.”

Sáng ngày 13/2/2024 (4/2 năm Giáp Thìn), tại chùa Bửu Long (số 81, đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, TP.Thủ Đức, TP.HCM), chúng đệ tử xuất gia và quý nam nữ Phật tử tổ chức lễ khánh tuế lần thứ 81 và 58 hạ lạp của Đức Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh – Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, Trụ trì chùa Bửu Long, trong khuôn khổ nội bộ chùa.

Đặc biệt năm nay có quý Sư Đệ của Thầy từ Huế vào tham dự: Hòa thượng Giới Đức, Hòa thượng Pháp Tông, cùng một số đệ tử.
Đại đức Phước Hạnh, đại diện cho tứ chúng dâng lên lời tác bạch cảm niệm tri ân đến Đức Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh

Trong không khí trang nghiêm của buổi lễ, Đại đức Phước Hạnh, đại diện cho tứ chúng dâng lên lời tác bạch cảm niệm tri ân đến Đức Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh đã nuôi dưỡng, dạy bảo, chở che, hướng dẫn tu tập, hành pháp và Hòa thượng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các chúng đệ tử tham gia các khóa Phật học tại TPHCM và nước ngoài như Myanmar, Thái lan, Ấn Độ.... Sau khi ra trường, các chúng đệ tử trở về trú xứ  tham gia các công tác Phật sự Giáo hội, trụ trì các cơ sở tự viện, hoằng pháp lợi sanh, đưa đạo vào đời, để tiếp nối tâm nguyện của Hòa thượng hoàn thành đạo nghiệp. Cầu nguyện cho Hòa thượng sức khỏe miên trường, tuệ đăng thường chiếu, mãi là bậc thạch trụ, là cây cao bóng cả che mát hàng để tử xuất gia chúng con và quý Phật tử trên bước đường tu nhân học Phật.

Hòa thượng Giới Đức đã viết bài thơ thư pháp mừng khánh tuế và ngâm tặng Thầy. tất cả mọi người rất hoan hỷ, cảm động trong không khí đầy đạo vị.

Trong buổi lễ khánh tuế, Đức Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh đã nhắc nhở chư Tăng, Tu nữ hoàn thành tốt các công tác Phật sự của Giáo hội, lấy Giới Định Tuệ làm hành trang để tu bồi đạo đức và nhân phẩm của người xuất gia. Mỗi người hãy tự mình thắp lên ngọn đuốc trí tuệ để xóa tan lầm mê vướng mắc trong tâm giúp mình, giúp người ra biển khổ mê chấp, không còn trầm luân trong biển khổ sanh tử nữa”. 

“tất cả chúng ta, ai cũng có trí tuệ nhưng vì bị phiền não ngăn che nên không phát huy”

Theo Hòa thượng, tu học Phật là trở về soi sáng chính mình, từ đó làm cho định-tuệ tự thân biểu hiện. Đó chính là con đường học-hành Bát chánh đạo, nghĩa là thấy đúng, làm đúng” Hòa thượng nhắc nhở.

Hòa thượng Viên Minh còn nói: “học Phật đừng nghĩ là đang tìm hiểu một hệ thống triết học, giáo lý mà phải thấy đó là con đường sửa đổi chính mình để Giác ngộ, Giải thoát”

“Cái quan trọng nhất, chính là chứng ngộ thanh tịnh trong sáng, buông bỏ sự sở cầu sở đắc”

“Thấy ra sự thật và chỉ ra sự thật, thấy ra từ trên kinh luận cả, các con muốn tu tập thực sự thì tự mình trải nghiệm, chiêm nghiệm để thấy ra sự thật và truyền đạt sự thật mà mình thấy thì đó là sự thật” 

“Hãy thấy ra chính mình như thế nào, thấy ra ở hiện tại”

“Chân lý không có ở đâu khác, chỉ có ở nơi chính mình, các pháp do nhân sinh”

“Hãy thấm nhuần giáo pháp Đức Phật, mà giáo pháp Đức Phật ở đâu, ở chính bản thân mình, mỗi người là nương nhờ ở chính mình mà không nhờ ai khác, niết bàn có sẵn nơi mình do mình vô minh không thấy sự thanh tịnh trong sáng”.

“Hãy dừng lại, tìm kiếm những gì đã có sẵn trong chính bản thân mình” Hòa thượng nhấn mạnh.

Xuất gia thọ giới tại Kỳ Viên

Tăng thống ân sư pháp nhũ truyền

Vạn Hạnh nghiên tầm kinh bối diệp

Huyền Không gầy dựng pháp môn thiền

Thư Thầy bút lực thơm hương đạo

Thực Tại tâm nguyền rạng sắc liên

Tuổi hạc ung dung trao diệu nghĩa

Viên Minh Hoà Thượng đức ngời thiên.

Được biết, HT.Viên Minh sinh năm 1944, tại Quảng Trị; xuất gia và thọ giới Sa-di năm 1964, sau đó thọ giới Cụ túc năm 1965 tại trụ sở Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy Việt Nam - chùa Kỳ Viên (Q.3, TP.HCM).
Từ năm 1965 đến năm 1998, Hòa thượng đã trải qua quá trình tu học tại Đại học Vạn Hạnh, làm giám học và giảng dạy Trường Trung cấp Phật học Phật Bảo (Q.Tân Bình, TP.HCM); tham gia sáng lập chùa Huyền Không ở Lăng Cô, Thừa Thiên Huế để hành thiền Vipassanā; đảm nhiệm Tổng thư ký Giáo hội Tăng-già Nguyên thuỷ Việt Nam và bắt đầu viết sách; trụ trì chùa Kỳ Viên, chùa Bửu Long (TP.HCM); sáng lập rừng thiền Viên Không (núi Dinh, Bà Rịa-Vũng Tàu), giảng pháp...

Năm 2007, Hòa thượng xây dựng bảo tháp Gotama tại chùa Bửu Long và mở website trungtamhotong.org để truyền bá thiền Vipassanā, thực hiện các công tác từ thiện xã hội…
Hòa thượng chính thức mở lớp giảng dạy và hướng dẫn các khóa thiền Vipassanā trong và ngoài nước từ năm 2009 đến nay, đồng thời đảm trách điều hành Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Thiền Phật học Nam truyền thuộc Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.


Những tác phẩm và dịch phẩm của HT.Viên Minh được Tăng Ni, Phật tử biết đến, quan tâm có Vi tiếu - Tĩnh lặng (thơ); Thư thầy trò (tập 1, 2, 3, 4); Bát Nhã Tâm Kinh; Thiền Phật giáo - Nguyên thủy và Phát triển; Chân không diệu hữu; Sống trong thực tại; Tư tưởng Lão Tử qua quan điểm Phật học; Con đường hạnh phúc...

Cũng trong dịp này, ông Huỳnh Xuân Thiển pháp danh Ngô Minh Trí, đã dâng cúng pháp bảo đến chùa Bửu Long ( thành phố Thủ Đức)bộ sách bao gồm 118 cuốn: 40 quyển Tipitaka Mula, 52 quyển Atthakatha, 26 quyển Tika Anya; nhằm hộ trì chánh pháp được trường tồn làm lợi lạc chúng sinh

Phân ban TT-TT Phật giáo Nam tông Kinh T.Ư GHPGVN

Download Android Download iOS
Ninh Bình: Lễ khởi công xây dựng quần thể Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính

Ngày 17/11/2024 tức ngày 17/10/ Giáp Thìn, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, chùa Bái Đính cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng quần thể  Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính - xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online