TP.HCM: Chùa Pháp Tạng và nét đẹp hành hương thập tự Xuân Giáp Thìn - 2024

Ngày 18-19/02/2024 (nhằm mùng 9 và mùng 10 Tết Giáp Thìn), ĐĐ. Thích Trí Huệ Ủy viên thường trực Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN - Trụ trì chùa Pháp Tạng (TP.HCM) đã trực tiếp dẫn đoàn “Hành Hương Thập Tự” đến viếng thăm chiêm bái các ngôi Tổ đình, Tự viện Phật giáo tại Đồng Nai, Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh với sự đồng hành của chư Tôn đức Tăng Ni Chùa Pháp Tạng và gần 600 Phật tử gần xa đồng trở về tham dự.

Hoà cùng niềm vui đất trời, Đạo Pháp vẫn luôn dung hoà và vận hành cùng đời sống người dân Việt. Đặc biệt là nét đẹp truyền thống - Hành hương đầu năm. Nhằm giúp quý thiện nam tín nữ kết duyên lành sâu dày với ba ngôi báu và quay về nương tựa Phật – Pháp – Tăng. Hành hương đầu năm không chỉ khơi lên lòng tín thành nơi các Phật tử mà còn tạo sự gắn kết giữa những người con Phật, cùng nhau suy nghiệm lời Phật dạy, chia sẻ kinh nghiệm tu tập. Những người yêu mến đạo Phật lại có cơ hội gần gũi Tam Bảo cũng như gieo trồng những thiện duyên vào mảnh đất mầu mỡ phước điền, khởi đầu một năm mới hân hoan, cầu nguyện gặt hái thêm nhiều thành tựu trên nền tảng đạo đức và tâm linh.

Đã trở thành thành truyền thống, “Hành Hương Thập Tự” là một chương trình trong chuỗi hoạt động Phật sự của chùa Pháp Tạng. Từ khi mặt trời chưa ló dạng, rạng sáng ngày mùng 9 Tết, tại khuôn viên chùa Pháp Tạng (C3/8 Lê Đình Chi, Lê Minh Xuân, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) người người đã nhộn nhịp với bao bước chân rộn ràng chuẩn bị tư trang, hành lý cho một hành trình đầu năm, viễn cảnh du xuân, viếng chùa lễ Phật.

Trước lúc khởi hành, đoàn đã lễ Phật, tác bạch cúng dường lên ngôi Tam Bảo, sau đó là chuỗi các hoạt động du xuân trong hai ngày suốt chặng đường từ Đồng Nai – Vũng Tàu – Thành phố Hồ Chí Minh. 

Đây là hoạt động chương trình tâm linh đầu năm cho mọi người viếng các cảnh thiền đẹp, giúp tịnh hóa thân tâm, tăng trưởng niềm tin đối với Tam Bảo.

Sau bao ngày chờ đợi, giờ đây đoàn xe Hành Hương đã lăn bánh từ Thành phố Hồ Chí Minh xuôi về Vũng Tàu đến các địa điểm như lịch trình, cụ thể là các tự viện: Chùa Viên Quang (Đồng Nai); Chùa Huê Lâm 2 (Vũng Tàu); Tịnh xá Ngọc Bích (Vũng Tàu); Thích Ca Phật Đài (Vũng Tàu); Chùa Hội Phước (BRVT); Thiền Tôn Phật Quang (BRVT); Tịnh xá Ngọc Sơn Dinh (BRVT); Đại Tòng Lâm (BRVT); Ni Viện Thiện Hòa (BRVT); Thiền viện Thường Chiếu (Đồng Nai); Chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn, TP. HCM). Trải nghiệm chuyến hành trình qua nhiều cung bậc cảm xúc, đoàn hành hương đã đến viễn cảnh từng chốn Già lam, lễ Phật, cúng dường Tam Bảo và được lắng nghe những thời pháp thoại ngắn và lời chúc Tết của chư Tôn Đức Trụ trì các Tự Viện. Mỗi nơi, mọi người lưu lại cho tự thân những bức hình lưu niệm chốn cửa thiền nghiêm tịnh. 

Mở đầu cho trạm dừng chân đầu tiên là Chùa Viên Quang tại QL51, Long Đức, Long Thành, Đồng Nai với bữa sáng thịnh soạn đón tiếp phái đoàn. Dùng điểm tâm xong, đoàn hành hương lắng lòng thanh tịnh đón nhận cơn mưa pháp đầu năm của Đại đức Thích Trí Huệ - Trưởng Ban tổ chức qua chủ đề: “Đi Chùa – Có Phước, Tránh Tội”. 

Pha lẫn lời pháp nhũ là những câu chuyện thực tế, sinh động, vui tươi, Đại đức Giảng sư đã mang lại cho Hội chúng một không khí vui tươi, tràn ngập tiếng cười. Vừa nhẹ nhàng chỉ dạy cho mọi người né tránh được những điều tội lỗi dễ phạm khi đến chùa, lại vừa hướng Đạo cho đại chúng, làm sao đặng phước báu đủ đầy làm hành trang cho một năm mới an khang.

Cuối thời pháp, Thầy Thích Trí Huệ đã gửi tặng những lá lộc đầu năm cho quý thiện hữu tham dự chuyến hành hương, chúc mọi người được sở cầu sở nguyện như ý.

Đoàn xe tiếp tục lăn bánh đến Chùa Huê Lâm II – một ngôi tự viện từng thu hút đông đảo Phật tử địa phương và các khu vực trong cả nước về tham dự khoá tu Phật Thất, đạo tràng Bát Quan Trai - Toạ lạc tại TT. Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tự viện thứ ba là Tịnh xá Ngọc Bích: 106 đường Hạ Long, TP Vũng Tàu. Một ngôi già lam thuộc hệ phái Khất sĩ do Tổ Sư Minh Đăng Quang sáng lập năm 1944. Đây là đoàn một của hệ phái Ni giới Khất sĩ do Ni trưởng Huỳnh Liên thành lập.

Ngôi Tịnh xá hình bát giác một cột như đóa hoa sen nở rộ giữa hồ, nằm sát chân núi, phía trước hướng ra biển với nhiều công trình như Quan Âm Các, vườn Lâm Tỳ Ni, Phật nhập Niết Bàn… được sắp xếp một cách khoa học, thẩm mỹ tạo nên một tổng thể hài hòa. Nơi đây thu hút nhiều Phật tử và du khách các nơi viếng thăm để ngoạn cảnh, dâng hương, học đạo. Tịnh xá được xem là quần thể kiến trúc tiêu biểu và là một trong những danh lam thắng cảnh của thành phố biển Vũng Tàu.

Thầy Thích Trí Huệ giới thiệu sơ lược về sự hình thành và phát triển của tự viện

Tiếp đến Thích Ca Phật Đài (hay còn gọi là Thiền Lâm Tự) ngụ tại TP. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, là một khu di tích kiến trúc Phật giáo của phái Nam tông. Tọa lạc trên sườn núi phía bắc của núi Lớn. 

Đoàn kinh hành, nhiễu quanh đảnh lễ Tháp Xá Lợi

Công trình được chia thành 3 cấp theo hình tháp cao dần gồm Ngôi Bảo tháp, khu Vườn tượng với nhiều công trình điêu khắc dựa theo sự tích về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca, Tháp xá lợi bát giác bên trên có 13 viên Xá Lợi Đức Phật, được đựng trong hộp bằng vàng. Dưới bốn cạnh chân Bảo tháp đặt bốn cái đỉnh lớn bên trong chứa bốn nắm đất thiêng được thỉnh từ 4 nơi ở Ấn Độ là: Lumbini (nơi Ngài Đản sanh), Bodh Gaya (nơi Ngài thành đạo), Isipatana (nơi Ngài truyền đạo) và Kusinara (nơi Ngài nhập Niết Bàn). Vậy nên, Phật Đài đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia. Đây là niềm đại hạnh cho Phật tử Vũng Tàu nói riêng và phật tử Việt Nam nói chung.

Năm là Chùa Hội Phước – ngôi tự viện khang trang – Viện chủ là Hoà thượng Thích Giác Hạnh tọa lạc tại P. Phước Trung, TP. Bà Rịa, tỉnh BRVT.

Đặc biệt nhất là xuân này, đoàn được đảnh lễ và đón nhận những câu thơ phú mừng xuân Di Lặc của Hoà thượng Viện chủ Chùa Hội Phước – Hòa thượng Thích Giác Hạnh. Ngài hiện là Ủy viên Hội đồng Trị sự, Giảng viên Ban Hoằng Pháp Trung ương, Phó Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Trưởng ban Hoằng Pháp Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Nhiều năm hoằng hóa đạo mầu, ai nấy nghe những lời thơ của Sư ông đáp từ đều thấy một mùa xuân đang nở rộ mà Sư ông trao gửi đến phái đoàn.

Hòa thượng nhắn nhủ, Xuân hoan hỷ, Xuân tươi thắm, Xuân Di Lặc luôn hiện hữu trong lòng chúng ta. Khi cõi lòng tràn đầy yêu thương và hỷ xả thì dẫu nghịch cảnh hay thuận duyên, xuân vẫn mãi bên người. Cuối cùng, Hòa thượng chúc cho cả đoàn luôn được: “Thân an, tâm tịnh, tiến tu trên bước đường tu nhân học Phật.”

Những bức ảnh lưu niệm cùng Hòa thượng

Sáu là Thiền Tôn Phật Quang (Suối Tiên, Núi Dinh, Vũng Tàu) do Thượng Toạ Thích Chân Quang làm viện chủ. Một địa danh thu hút hàng vạn người về dự các khoá lễ hàng năm. Ngoài ra, nơi đây còn tổ chức các khoá học đạo đức, khoá tu mùa hè, đào tạo kỹ năng mềm cho các em thiếu nhi và thanh thiếu niên Phật tử gần xa.

Các chúng thanh niên nhiệt tình năng động đã đón phái đoàn về viếng chùa cũng những phần cơm thấm đượm đạo vị.

Điểm thứ bảy: Đoàn dừng chân và nghỉ lại tại Tịnh xá Ngọc Sơn Dinh, toạ lạc tại thôn Phước Thành, Tân Hoà, Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu. 

Một đêm yên bình với ly trà, miếng bánh mứt, hàn huyên tâm sự về chuyện đời, chuyện đạo, tạo nên nguồn động lực cho năm mới thêm khởi sắc.

Đại đức Thích Trí Huệ còn gửi đến Đạo tràng một thời pháp thoại về Tâm và các cảnh giới luân hồi.

Thương đời tâm sự tỏ bày

Phật môn vạn pháp không ngoài cái tâm

Định hướng cho quý thiện nam tín nữ biết rõ nguồn cơn về nghiệp, nhân quả, nhân duyên… đều phát khởi từ Tâm. Đại đức giảng sư đã có một thời pháp thoại sâu sắc về nguyên lý vận hành của tâm và sự tương tác đối với vũ trụ, các cảnh giới luân hồi. Đó là nguồn tư lương quý báu để chúng ta hiểu rõ cách thức an trú, hàng phục Tâm, để mà cắt bỏ đi những sợi dây kiết sử đang cột trói chúng ta với Ta bà này.

Tạm chia tay chốn tự viện nơi Núi Dinh, đoàn tiếp tục đến ngôi tự viện thứ Tám – Tổ đình Đại Tòng Lâm hay còn được gọi với tên Vạn Phật Quang, tại thị xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tổ Đình Đại Tòng Lâm hay còn được gọi với tên Vạn Phật Quang, tọa lạc ở thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chốn già lam này do Hòa thượng Thích Thiện Hòa (từ chùa Ấn Quang, TP. Hồ Chí Minh) đến khai sơn vào năm 1958. Với mục đích xây dựng nơi đây thành một Đại tòng lâm có quy mô lớn, tiến đến mở Phật học viện, quy tụ Tăng Ni khắp nơi về tu học, đào tạo lực lượng kế thừa thực hiện sự nghiệp hoằng pháp độ sanh. 

Cạnh Đại Tòng Lâm là Ni Viện Thiện Hòa thuộc TT. Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu, đoàn viếng thăm chốn già lam, nơi đạo tào quý Ni chúng.

Sau lời khánh tuế của quý Ni Sư đại diện tự viện đến Thầy Trưởng Đoàn, đoàn cúng dường tịnh tài phẩm vật đến tự viện và dùng bữa cơm thân mật tại đây. Nơi không gian trang nghiêm rộng lớn này, mỗi hành giả được trao tặng những chiếc lộc đầu xuân cầu chúc bình an đến muôn nhà. 

Điểm tiếp theo, đoàn xe lăn bánh đến viếng thăm, đảnh lễ một ngôi tự viện của bậc thạc đức - Sư Ông Trúc Lâm. Thường Chiếu là một trong những thiền viện đầu tiên thuộc hệ thống Trúc Lâm thiền viện do Hòa thượng Thích Thanh Từ sáng lập, tọa lạc tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Thường Chiếu là pháp danh một vị Thiền sư nổi tiếng đời Lý, thuộc thế hệ thứ 12 của thiền phái Vô Ngôn Thông trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Thiền viện Thường Chiếu thuộc hệ phái Bắc Tông. Thiền sư này họ Phạm, tên Thường Chiếu, người của làng Phù Ninh. Trước kia người làm quan to dưới triều vua Lý Cao Tông. Tuy nhiên, về sau do ngán ngẫm những phiền toái trong triều mà từ quan, về xuất gia ở chùa Tịnh Quả. Về sau, Sư ông Trúc Lâm đã sáng lập ra thiền viện lấy tên người để đặt như một cách để tưởng nhớ. 

Đồng thời, cũng là tâm nguyện của Sư ông muốn gửi gấm đến tất thảy người con Phật, hãy luôn lấy ánh sáng trí tuệ của nội tâm, chiếu soi Ngũ uẩn này để thấy được chân thật pháp đang hiện hữu. Giây phút nào chánh niệm, nghĩa là giờ phút đó lìa xa dần những áng mây mờ mịt của vô minh và phiền não.

Điện Phật uy nghi được kiến lập từ năm 1986. Tường xây gạch, cột bê tông cốt thép giả gỗ, mái cổ lầu lợp ngói. Tượng đức Bổn sư Thích Ca tay cầm bông sen, biểu trưng niêm hoa vi tiếu nhắc nhớ chúng ta về câu chuyện nhà Thiền giữa Đức Phật và Tôn giả Maha Ca Diếp, được tôn trí ở án giữa Phật điện do nghệ nhân Minh Dung thực hiện, nhằm nhắc nhở tự thân mỗi người luôn thực tập chánh niệm, an trú trong giờ phút hiện tại, nhằm hướng đến sự an lạc và tự tại.

Điểm cuối cùng của hành trình, đoàn đến thăm viếng chốn Già lam Hoằng Pháp. Đúng như cái tên của Tự viên do Thượng Tọa Thích Chân Tính viện chủ, chùa đã mở rất nhiều khóa tu học dành cho tất cả mọi độ tuổi về tu học, hành trì: Khóa tu tuổi trẻ hướng Phật, Phật Thất, Khóa tu Ngày An Lạc, Ánh sáng Phật Pháp… và rất nhiều khóa lễ diễn ra trong năm, đón một lượng lớn Phật tử gần xa về tham dự.

Tọa lạc trên khu đất lớn, tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, ngôi chùa thuộc hệ phái Bắc Tông đã được tồn tại trên nửa thế kỷ qua với sự phát triển và mở rộng vô cùng to lớn với hơn 40 chi nhánh trực thuộc tông môn, đúng như 2 câu yếu chỉ trước cổng Tam quan: 

“Hoằng dương đại đạo chỉ bày nhân loại nhận ra chân thật tính

Pháp Phật nhiệm màu khai thị chúng sinh ngộ được bồ đề tâm.”

Trở về lại kênh A thuộc huyện Bình Chánh, Tp. HCM, hoà mình vào không thanh bình, giản dị, đặc trưng của làng quê Tây Nam Bộ hữu tình, nơi con kênh xanh mát với khu vườn thiền thanh tịnh của Chùa Pháp Tạng, đoàn hành hương gói ghém tư trang chuẩn bị ra về. Chương trình Hành Hương Thập Tự mừng xuân Giáp Thìn PL.2568 đã được khép lại với biết bao nguyện ước đầu năm, cầu mong mọi điều an lành đến muôn nơi. 

Với mục đích xây dựng một đời sống tâm linh hướng thiện, hướng thượng cho Phật tử cũng như tạo duyên lành, phước báo đầu năm cho Phật tử gieo trồng công đức trong việc cúng dường lên Tam Bảo, chương trình Hành hương Thập Tự đầu năm do Chùa Pháp Tạng tổ chức đã viên mãn trên chuyến xe ân tình. Những miếng bánh ngọt, chén trà xanh, những món quà tặng cho nhau trong chuyến đi sẽ là chất liệu kết nối thân thương cho Tình Pháp Duyên Tăng, là nguồn động lực cho một năm mới thêm thành tựu và khởi sắc.

“Ăn cơm có canh, tu hành có bạn” là vậy, nhờ những dịp này mà quý thiện hữu sẽ kết duyên thêm nhiều Chùa mới, thân cận học hỏi thêm nhiều Chư Tăng Ni, thiện trí thức.

Chuyến hành hương đã kết thúc trong niềm hoan hỷ của đại chúng với bữa cơm thân mật tại chùa Pháp Tạng.

Tin & ảnh: Ban TT-TT Chùa Pháp Tạng

Download Android Download iOS
TP.HCM: Ban Trị sự PG cùng các Ban, Ngành Quận 3 và Công an Quận 10 chúc Tết Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội

PSO - Sáng ngày 20/1 năm 2025 (nhằm ngày 21/12 năm Giáp Thìn), tại Thiền viện Quảng Đức, số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, đã diễn ra một buổi gặp gỡ chúc Tết giữa chư Tôn đức lãnh đạo Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cùng các phái đoàn của Ban Trị sự Phật giáo Quận 3, Quận ủy, UBND, MTTQ Quận 3

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online