TP.HCM: Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Khi nghệ thuật Phật giáo lan toa giữa đời thường"

Nghe đọc bài:

PSO - Trong niềm hân hoan chào đón Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, ngày hội thiêng liêng của những người con Phật trên toàn thế giới. Hôm nay, chúng ta cùng hội tụ nơi đây để khai mạc một chương trình nghệ thuật vô cùng đặc biệt: "Khi nghệ thuật Phật giáo lan toa giữa đời thường".

Buổi lễ có sự chứng minh và tham dự: HT. Thích Quang Nhuận - Thành viên Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN; HT. Thích Thọ Lạc – Ủy viên Thường trực HĐTS, Trưởng ban Văn hóa Trung ương GHPGVN; HT. Thích Bửu Chánh - Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó trưởng ban Thường trực ban Văn hóa Trung ương;  HT. Thích Hải Ấn - Phó Trưởng ban Văn hóa Trung ương, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế; cùng chư Tôn đức Ban Văn hóa Trung ương, Ban Văn hóa TP.HCM, các tiểu ban chuyên trách, quý doanh nghiệp, văn nghệ sĩ và đông đảo Phật tử cùng tham dự.

Phát biểu khai mạc, Hòa thượng Thích Bửu Chánh cho biết, chương trình nghệ thuật “Khi nghệ thuật Phật giáo lan tỏa giữa đời thường”, như một nhịp cầu kết nối giữa đạo và đời. Với tinh thần từ bi và trí tuệ, chương trình mang đến không gian giao hòa giữa âm nhạc, sân khấu, thi ca và biểu tượng Phật giáo – nơi mỗi tiết mục không chỉ là sự trình diễn, mà là lời nguyện lành, là hành trình quay về nội tâm. Đặc biệt, vở nhạc kịch cải lương “Cuộc đời và đạo nghiệp Đức Phật Thích Ca” sẽ đưa khán giả về lại cội nguồn của chân lý, khơi dậy niềm tôn kính và cảm hứng tu tập qua ngôn ngữ sân khấu đậm đà bản sắc Nam bộ. Nghệ thuật Phật giáo vì thế không ngừng lan tỏa, chạm đến trái tim muôn người, góp phần làm giàu đẹp đời sống tinh thần và khơi sáng ánh sáng giác ngộ trong từng tâm thức.

Hòa thượng Thích Bửu Chánh phát biểu khai mạc

Vở diễn tái hiện trọn vẹn những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni — bậc Giác Ngộ vĩ đại, người đã khai sáng đạo Phật và để lại kho tàng giáo lý vô giá cho nhân loại.

Mở đầu vở kịch là cảnh Hoàng hậu Ma Da hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tỳ Ni, giữa khung cảnh đất trời hân hoan, chim muông ca hát. Thái tử lớn lên trong nhung lụa của hoàng cung thành Ca Tỳ La Vệ, sống cuộc đời đủ đầy, bên cạnh vợ là công chúa Da Du Đà La và con trai La Hầu La.

Thế nhưng, khi chứng kiến bốn cảnh khổ của kiếp người: sinh, lão, bệnh, tử, lòng thái tử không khỏi trăn trở về ý nghĩa thật sự của cuộc sống. Đêm nọ, Ngài quyết định từ bỏ cung vàng điện ngọc, cắt tóc, khoác áo cà sa, xuống tóc xuất gia tìm con đường giải thoát cho muôn loài.

Trải qua những năm tháng tu khổ hạnh trong rừng sâu, nhận ra rằng ép xác không phải là con đường đạt đạo, Đức Phật chọn lối Trung Đạo — từ bỏ cực đoan hưởng thụ và cực đoan khổ hạnh. Ngồi dưới cội Bồ Đề nơi bờ sông Ni Liên Thiền, Ngài nhập định sâu và cuối cùng đạt đến Chính Đẳng Chính Giác, trở thành bậc Giác Ngộ.

Sau đó, Đức Phật trở về thành Ca Tỳ La Vệ thuyết pháp cho thân tộc, hoá độ vua cha Tịnh Phạn, công chúa Da Du Đà La và hoàng tộc, đồng thời khởi đầu cho hành trình vân du thuyết pháp khắp các vương quốc, làng mạc, khai sáng vô số đệ tử, xây dựng Tăng đoàn và truyền bá đạo lý từ bi, vô ngã, vị tha.

Vở nhạc kịch khép lại bằng cảnh Đức Phật nhập Niết Bàn tại rừng Sa La Song Thọ, giữa sự tiếc thương vô hạn của chư tăng và đệ tử. Ngài để lại di huấn cuối cùng về vô thường, tinh tấn tu tập và lòng từ bi cho thế gian.

Chương trình nghệ thuật tại công viên Láng Le không chỉ là hoạt động văn hóa – tín ngưỡng ý nghĩa trong mùa Phật Đản mà còn nhắc nhở mọi người hướng đến sự an lạc nội tâm và giá trị nhân sinh cao đẹp mà Đức Phật từng truyền dạy.

 Thực hiện: PSO

Download Android Download iOS
Biển người thành kính chiêm bái Xá Lợi Đức Phật tại Chùa Thanh Tâm

Trong 2 ngày mùng 3 và 4 tháng 5 năm 2025, Từ khắp nẻo đường hàng chục ngàn trái tim thành kính đã cùng hướng về Chùa Thanh Tâm (TP.HCM), dòng người và Phật tử đã tề tựu, kiên nhẫn xếp hàng dài vô tận từ tờ mờ sáng với một lòng thành kính khát khao chiêm bái Xá Lợi Đức Phật - bảo vật quốc gia thiêng liêng lần đầu tiên được cung nghinh từ Ấn Độ đến

Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Đắk Lắk: Khoá tu "Tuổi trẻ hướng Phật" chào mừng Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025

PSO - Sáng ngày 20/4/2025 (nhằm ngày 23/3 năm Ất Tỵ), tại Hải Quang Già Lam, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra khóa tu “Tuổi Trẻ Hướng Phật” do Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ hưởng ứng Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2025, một sự kiện quan trọng của Phật giáo Việt Nam

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online