TP.HCM: Khai mạc Hội thảo “Văn học Phật giáo Việt Nam 2000 năm: Vấn đề tư liệu, danh mục tác phẩm, phiên dịch và nghiên cứu”

Nghe đọc bài:

PSO - Sáng ngày 12/01/2024 (02/12AL) Hội thảo “Văn học Phật giáo Việt Nam 2000 năm: Vấn đề tư liệu, danh mục tác phẩm, phiên dịch và nghiên cứu” do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam phối hợp cùng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp tổ chức đã trang trọng diễn ra tại hội trường Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 1, 750 Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Hội thảo dưới sự chứng minh của HT. Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ GHPGVN, Chủ tịch HĐTS GHPGVN, cùng chư Tôn Hòa thượng, Thượng tọa lãnh đạo các Ban ngành, Phân ban Tổ chức.

Hội thảo dưới sự chỉ đạo của HT. Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. Cùng với sự tham dự của chư Tôn đức Lãnh đạo Văn phòng 2 Trung ương Giáo Hội; Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính Phủ; chư Tôn đức Lãnh đạo Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam; Đại diện ban Lãnh đạo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Hội thảo đón nhận sự quan tâm tham dự của đông đảo quý học giả, nhân sĩ trí thức trong cả nước.

HT. Thích Giác Toàn phát biểu khai mạc

HT. Thích Giác Toàn phát biểu khai mạc, Hòa thượng đã khái lược tổng quan về nền văn học Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ. Đồng thời nêu lên ý nghĩa và tầm ảnh hưởng của Văn học Phật giáo đối với nền Văn học Dân tộc.

HT. Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM - Chủ tịch HĐTS GHPGVN

Tiếp đến, HT. Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN cũng đã nhấn mạnh rằng:“…Văn học Phật giáo Việt Nam mang trong mình những giá trị tinh thần cao đẹp của Phật giáo. Nghiên cứu văn học Phật giáo Việt Nam giúp chúng ta tiếp thu những giá trị tinh thần cao đẹp của Phật giáo, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của con người. Đồng thời, việc nghiên cứu này còn giúp chúng ta phát huy những giá trị văn hóa, văn học của dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trong lịch sử đồng hành với văn học dân tộc, văn học Phật giáo Việt Nam đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa, văn học dân tộc về các phương diện…”

 PGS.TS Nguyễn Quang Trường phát biểu

Đại diện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, PGS.TS Lê Quang Trường, Trưởng khoa Văn học phát biểu, ông cho biết Hội thảo lần này được hai đơn vị Tổ chức nhằm quy tụ đội ngũ các nhà Nghiên cứu quan tâm, từ đó kế thừa các thành quả nghiên cứu trước và có cái nhìn tổng quan trong chiều dài lịch sử Văn học Việt Nam và có những phát hiện mới, đề xuất thêm các tác phẩm Văn học Phật giáo là nguồn tư liệu quý báu cho Văn học Việt Nam.

Cũng tại phiên khai mạc Bà Trần Thị Minh Nga, Phó ban Ban Tôn giáo Chính phủ đã có bài phát biểu và tặng hoa chúc mừng đến Hội thảo.

GS.Lê Mạnh Thát phát biểu tại Hội thảo
TT.TS.Thích Nhật Từ đề dẫn Hội thảo

Theo đó, TT.TS.Thích Nhật Từ cho biết, Ban Tổ chức đã nhận được gần 130 bài tham luận từ các giới nghiên cứu về Phật học, Sử học và đặc biệt là Văn học. Khẳng định vai trò quan trọng của Văn học Việt Nam trong suốt 2000 năm lịch sử dân tộc. Hội thảo lần này nhằm tìm hiểu sâu hơn về giá trị của nền Văn học Phật giáo, làm rõ vị trí của Văn học Phật giáo trong Văn học Việt nam qua các thể loại và phương pháp nghệ thuật, ảnh hưởng đến khu vực và thế giới…

 

Hội thảo tiếp tục diễn ra trong ngày được chia làm 4 chủ đề, liên tục làm việc trong 3 phiên. 

Chủ đề 1: VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM: VẤN ĐỀ VĂN BẢN VÀ THƯ TỊCH

Chủ đề 2: VĂN HỌC PHẬT GIÁO VÀ LOẠI HÌNH TÁC GIẢ THIỀN SƯ

Chủ đề 3: VĂN HỌC PHẬT GIÁO VÀ LOẠI HÌNH TÁC GIẢ NHÀ NHO

Chủ đề 4: VĂN HỌC PHẬT GIÁO TRONG MẠCH NGUỒN VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ KHU VỰC

TT.TS. Thích Phước Đạt phát biểu tham luận

Cũng tại phiên khai mạc. Hội chúng đã được lắng nghe bài tham luận của TT.TS Thích Phước Đạt về “Vấn đề phân kỳ, tác giả, tác phẩm văn học Phật giáo Việt Nam” và bài tham luận của TT.TS Thích Hạnh Tuệ “Hai ngàn năm văn học Phật giáo Việt Nam”. Hội thảo bế mạc vào lúc 16h cùng ngày.

Thái Tuấn

Download Android Download iOS
Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Hòa thượng Mật Bảo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội Đài Loan – Trung Quốc thăm Việt Nam.

Ngày 2/5/2025, Hòa thượng Mật Bảo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội (Đài Loan – Trung Quốc) đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, trong khuôn khổ tham dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ 20. Chuyến đi thể hiện tinh thần giao lưu, kết nối giáo dục – văn hóa Phật giáo giữa Việt Nam và Đài Loan – Trung Quốc.

Phú Yên: GĐPT Tuy An tổ chức hội thi “Đố Vui Phật Pháp” nhân dịp Đại Lễ Kính Mừng Phật Đản PL.2569

Trong khuôn khổ của Tuần Lễ Kính Mừng Phật Đản, sáng ngày 11/5/2025 (nhằm ngày 14/4/Ất Tỵ), Ban Điều Hành GĐPT huyện Tuy An tổ chức Hội Thi Đố Vui Phật Pháp nhân dịp kỷ niệm ngày Đản Sanh của Đấng Từ Phụ tại Văn Phòng BTS huyện (khu phố Ngân Sơn, TT. Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online