PSO - Sáng ngày 11/2/2023, tại chùa Minh Đạo (Quận 3, TP.HCM) Trung tâm UNESCO nghiên cứu Bảo tồn Văn hóa Tôn giáo và Tín ngưỡng Việt Nam phối hợp với Chùa Minh Đạo đã khai giảng Khóa bồi dưỡng kiến thức công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa Phật giáo. Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã tham dự, chứng minh Khóa bồi dưỡng.
Khóa bồi dưỡng kiến thức công tác bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo, diễn ra chùa Minh Đạo (Quận 3, TP.HCM), khai giảng sáng ngày 11-2
Hòa thượng Chủ tịch chứng minh Khóa bồi dưỡng kiến thức công tác bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo
Khóa bồi dưỡng diễn ra từ ngày 11 đến ngày 12-2-2023, do Trung tâm UNESCO nghiên cứu Bảo tồn Văn hóa Tôn giáo và Tín ngưỡng Việt Nam phối hợp với Chùa Minh Đạo tổ chức.
Ông Nguyễn Thanh Xuân, Giám đốc Trung tâm UNESCO nghiên cứu Bảo tồn Văn hóa Tôn giáo và Tín ngưỡng Việt Nam
Ông Nguyễn Thanh Xuân, Giám đốc Trung tâm UNESCO nghiên cứu Bảo tồn Văn hóa Tôn giáo và Tín ngưỡng Việt Nam, cho biết. Khóa bồi dưỡng với mục đích nâng cao kiến thức về di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam cho các cơ sở tôn giáo, chức sắc, đồng bào Phật tử. Từ đó, chung tay nỗ lực chung nhằm bảo vệ, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống trong đời sống đương đại.
Đón nhận lẵng hoa chúc mừng từ lãnh đạo Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội
Ban Văn hóa Trung ương
Ban Trị sự GHPGVN Quận 3
Chính quyền Quận 3
Trung tâm UNESCO nghiên cứu Bảo tồn Văn hóa Tôn giáo và Tín ngưỡng Việt Nam là thành viên thuộc Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam là thành viên tích cực trong chương trình khảo sát “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng” do Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Bảo tàng lịch sử quốc gia, Viện Bảo tồn di tích, Viện nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn Lâm KHXH VN tổ chức.
Ban Tổ chức tặng quà tri ân đến Hòa thượng Chủ tịch đã tạo điều kiện cho khóa bồi dưỡng được tổ chức tại chùa Minh Đạo
Trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu, tư vấn cũng như phối hợp với các cơ quan quản lý, các tổ chức tôn giáo, các nhà khoa học khảo sát, nghiên cứu, tập huấn và đề xuất các giải pháp về hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa và di sản văn hóa đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống trên địa bàn cả nước. góp phần bảo vệ, gìn giữ và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống dân tộc.
TS Nguyễn Tấn Anh – Chuyên gia UNESCO Việt Nam, thuyết giảng tại khóa bồi dưỡng
Đại biểu tham dự và các học viên tham dự khóa bồi dưỡng
Khóa bồi dưỡng Kiến thức về công tác bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo khóa I, có sự tham gia giảng dạy từ các chuyên gia, các nhà chuyên môn có tâm huyết, TS Nguyễn Tấn Anh – Chuyên gia UNESCO Việt Nam, và Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Hoan – Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam… cùng với gần 100 học viên đến từ các cơ sở tự viện trên địa bàn TP.HCM.
PSO - Sáng 23/11/2024, tại giới trường chùa Phật Quang Phổ Chiếu (xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang), BTS GHPGVN tỉnh Kiên Giang đã chính thức khai mạc Đại giới đàn Giác Phước PL.2568.
PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.
PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.
Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph
Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”
Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.