TP.HCM: Kỷ lục gia Châu Á về BST ấm - chén Tử Sa gọi tên Trà sư Phật tử Ngô Thị Thanh Tâm

(PSO) - Phật tử Ngô Thị Thanh Tâm - Pháp danh Niệm Từ đã vinh dự được Liên minh Kỷ lục Thế giới vinh danh Kỷ lục Châu Á khi sở hữu bộ ấm trà Yixing lớn nhất qua nhiều thời đại với tên gọi "Tâm Trà Diệu Bảo". Bộ sưu tập có 1.000 ấm và tách trà được làm bằng đất sét Yixing, với nhiều kiểu dáng, màu sắc, hoa văn lộng lẫy và đặc sắc được sưu tập trong gần 30 năm của Trà sư, Phật tử Ngô Thị Thanh Tâm.

Phật tử, trà sư Ngô Thị Thanh Tâm 

Phật tử Ngô Thị Thanh Tâm và tình yêu mãnh liệt với trà

“Yêu ấm không thể quên trà” tình yêu ấm cổ và trà đã theo Phật tử Ngô Thị Thanh Tâm trong suốt cuộc đời “30 năm trước ấm và trà tìm tôi, 30 năm sau tình yêu ấy trong tôi vẫn vẹn nguyên và sẽ mãi theo tôi trong suốt hành trình đời mình” - Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm chia sẻ.

Trà sư tận tay lựa chọn những búp trà tinh tuý

Trong nhiều năm qua, bà đã đến nhiều nơi trồng chè trong và ngoài nước, để tìm hiểu, sưu tầm nhiều loại trà quý, nắm rõ mỗi loại trà ở một vùng đất với kỹ thuật riêng trong thu hái, chế biến để cho ra trà ngon và phù hợp với sức khỏe. Với tình yêu trà cũng như đóng góp cho công tác giáo dục - đào tạo về trà, Ngô Thị Thanh Tâm được nhận bằng tôn vinh Trà sư.

Hướng dẫn cách pha trà cho thế hệ trẻ

Tình yêu với trà và ấm của bà được viết thành lời trong cuốn sách Trà Duyên, được thiết kế bởi Rystal Su Wan Lin - con gái của Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm.

Câu chuyện bên tách trà cùng TS. Bùi Hữu Dược tại trà thất

Tình yêu to lớn, niềm đam mê của bà nhận được đánh giá cao từ các chuyên gia. Tiến sĩ Bùi Hữu Dược - Nguyên Vụ trưởng vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ chia sẻ: “Nếu có duyên được gặp chủ nhân, trực tiếp chiêm ngưỡng bộ sưu tập và thưởng thức một chung trà, được lắng nghe chị chia sẻ những trải nghiệm mới thấy sự hiểu biết sâu rộng, đam mê của chị về trà và ấm. Niềm đam mê của chị Ngô Thị Thanh Tâm với trà và ấm rất đáng khâm phục, nhưng sự chân thành trong trao truyền hiểu biết của chị về trà và ấm còn đáng ngưỡng mộ hơn. Chị đã dành thời gian hướng dẫn cho nhiều người đặc biệt là lớp trẻ về trà, về ấm, đặc biệt là kỹ thuật pha trà mà chị đã học và tích lũy được, với mong muốn xây dựng, phát triển văn hóa trà, qua “Trà đạo” mà góp phần thúc đẩy, xây dựng đời sống văn hóa xã hội lành mạnh, tốt đẹp. Nhiệt tình đó của chị Ngô Thị Thanh Tâm như làn hương trà, thanh nhẹ nhưng âm thầm lan tỏa đến nhiều người, trong đó có tôi”.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng cho biết: “Bộ sưu tập ấm chén Tử Sa của cô "Tâm Trà" không chỉ đặc biệt về số lượng mà còn mang giá trị sâu sắc về lịch sử, văn hóa, kinh tế. Nhiều ấm chén trong bộ sưu tập có niên đại từ thời nhà Thanh trải dài cho đến nay, là những "di sản văn hóa, biểu trưng thẩm mỹ của từng thời đại, phản ánh phong cách sáng tác mỗi thời kỳ”.

Trực tiếp thử trà

“Tâm Trà Diệu Bảo” món quà quý của lịch sử và thời gian

 Không ngẫu nhiên, các kiệt tác ấm - chén trong bộ sưu tập “Tâm Trà Diệu Bảo” được trân quý và coi đó là bảo chứng lịch sử, bảo vật trường tồn theo thời gian bởi người sưu tầm chúng - Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm đã dành phần lớn cuộc đời để sưu tập và lưu giữ. Cơ duyên đến với “Tâm Trà Diệu Bảo” của Trà sư bắt đầu từ năm 1993 khi bà sinh sống và làm việc tại Đài Loan. Theo thời gian, cùng quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và học hỏi, bà bén duyên với ấm - chén trà từ bao giờ không hay. Tìm được ngọn lửa đam mê, trong suốt 30 năm qua, bà vẫn không ngừng sưu tầm thêm những cổ vật mới, làm phong phú bộ sưu tập giá trị này.

Trà sư Thanh tâm đang giới thiệu ấm trà làm từ đất sét tử sa

Ấm chén Tử Sa là loại ấm trà làm từ đất sét tử sa khai thác ở vùng Nghi Hưng, thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Tử sa – đất cát màu tím là tên gọi của loại đất sét đặc biệt chỉ có ở vùng Nghi Hưng này. Đến nay, đây là nơi duy nhất trên thế giới có sản xuất loại ấm - chén này và đã ngừng khai thác hơn 20 năm nay.

Trình diễn nghệ thuật pha trà bằng những chiếc ấm Tử sa.

Bởi vậy, chúng được coi là cổ vật và để sở hữu ấm - chén Tử Sa chính hiệu không phải điều dễ dàng. Nhưng với sự am hiểu sâu rộng về ấm - chén Tử Sa, bà Ngô Thị Thanh Tâm đã tuyển chọn được những mẫu cổ vật Tử Sa quý giá. Đó là những sản phẩm được làm nên bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân nổi tiếng thuộc làng nghề thủ công Nghi Hưng thực hiện, có niên đại kéo dài từ thời nhà Thanh cho đến ngày nay. Loại ấm Tử Sa này giúp người nghệ nhân pha ra những chén trà ngon và mang mùi vị riêng biệt.

Hướng dẫn nghệ thuật pha trà và thưởng trà cùng các bạn trẻ

Những bộ ấm chén Tử Sa tồn tại đến ngày nay là một minh chứng cho sức sống bền bỉ và trường tồn của giá trị văn hóa - lịch sử. Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm là người giữ lửa và truyền lửa cho thế hệ tương lai về một giai đoạn lịch sử tươi đẹp.

 Lễ Công bố xác lập kỷ lục châu Á cho bộ sưu tập “Tâm Trà Diệu Bảo” của Phật tử Ngô Thị Thanh Tâm sẽ diễn ra vào chiều nay ngày 12/10, tại khách sạn Continental Saigon 132 - 134 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trước khi được Công nhận Kỷ lục Châu Á, vào tháng 4/2022, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - VietKings cũng đã chính thức công bố và trao tặng Kỷ lục Việt Nam với nội dung: ““Tâm Trà Diệu Bảo”Bộ sưu tập ấm chén Tử Sa đa dạng về kiểu dáng có số lượng nhiều nhất Việt Nam” đến Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm.

Hồ Thuỷ

Download Android Download iOS
TP.HCM: Tưởng niệm 19 năm Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Từ viên tịch

Sáng 14-1 (nhằm rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại chùa Minh Đạo, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS cùng môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm 19 năm Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Từ viên tịch.

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Bình Thuận: Phân ban Hoằng pháp Thanh thiếu niên tổ chức khóa tu mùa đông lần 2

PSO - Chiều ngày 04/1/2025 (nhằm ngày 05 tháng Chạp năm Giáp Thìn), hướng đến kính mừng Đại lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo mùng 8 tháng 12 âm lịch, được sự cho phép của Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Thuận và huyện Bắc Bình, Phân ban Hoằng pháp Thanh thiếu niên trực thuộc Ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Bình Thuận phối hợp c

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online