07/08/2019 05:20

TP.HCM: Ni sư Nguyện Liên chia sẻ ý pháp trong khóa Bồi dưỡng Đạo hạnh tại Trường hạ Tổ đình Ngọc Phương

 

PSO – Sáng ngày 5/8/2019 (nhằm ngày 5/7/Kỷ Hợi), Ni sư Nguyện Liên – Tiến sĩ Phật học Trung Quốc, Giảng sư Hệ phái Khất sĩ, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam, Phó trụ trì Tịnh xá Ngọc Duyên đã có buổi chia sẻ ý pháp với chủ đề “Oai nghi – Giới luật người Xuất gia” cho khóa sinh khóa Bồi dưỡng Đạo hạnh lần thứ 5 tại Trường hạ Tổ đình Ngọc Phương (Gò Vấp, TP.HCM).

Phàm là người xuất gia phải sống đời phạm hạnh, giữ gìn oai nghi tế hạnh để trang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới, sống từ ái với mọi người và nghiêm trì giới luật đã thọ. Vì Tăng Ni chính là đoàn thể tiêu biểu cho ý nghĩa thanh tịnh, luôn nêu cao tác phong đạo đức của người xuất gia, xứng đáng là Tăng Ni mô phạm của trời người. Thế nên trong Chơn lý Phật tánh Tổ sư dạy rằng: “Những ai muốn gọi mình là Thích tử thì tất nhiên phải là kẻ giác ngộ, trí huệ, giải thoát xuất gia trọn vẹn cả thân tâm mới được…Con Phật, phải ở trong nhà Phật mà không có chen lộn trong nhà Trời, nhà người, hay trong các nhà khác”. Do vậy, bước đầu tiên người mới vào đạo phải học oai nghi, rèn đạo đức và giữ gìn giới luật.

Vì trong Sa Di Học Xứ, Tổ Tuyên Luật Sư ghi: “Oai tức là dùng đức hiển lộ ra, nghi là dùng hạnh mà biểu thị”. Ngoài ra, “Oai nghi còn có nghĩa là điều thân chẳng vọng động, miệng chẳng vọng ngôn, tâm chẳng vọng tưởng, như thị ba nghiệp đều thiện thì sáu căn tự nhiếp”. Có thế mới vun bồi, trưởng dưỡng chúng ta trở thành người con có đời sống phạm hạnh đúng với vai trò của người Thích tử.

Thứ đến, bậc xuất gia cần phải giữ gìn giới luật tinh nghiêm. Vì Đạo đức Phật giáo được xây dựng trên nền tảng giới luật, giới ví như hàng rào ngăn cản hành vi xấu ác và là cửa ngõ đi đến giải thoát. Kinh Ưu Bà Tắc nói: “Giới năng lực cấm chỉ ác nghiệp, giới còn có nghĩa là bước lên từ loài trời cho đến trí giác vô thượng”.

Tóm lại, Đức Phật chế ra phép tắc oai nghi và giới luật cho người xuất gia học đạo chẳng phải là quy chế buộc ràng mà là xuất phát từ tình thương và lợi lạc cho chúng ta, nên các Ngài đã đưa ra phương pháp và phép tắc sống để rèn luyện cho chúng ta những uy nghi, phép tắc đỉnh đạc, thuần thục. Bởi vì người xuất gia phải “Tâm hình dị tục” phải từng bước kiểm thúc thanh lọc, điều phục oai nghi để tập sống theo quy củ của thiền môn, đồng thời khiến cho mọi người khởi tâm kính mộ và từ đó đem lại sự hưng thịnh cho Phật pháp, lợi lạc nhơn sanh. Đây cũng là phương pháp cúng dường đến Như Lai và đền ơn Tổ Thầy đã nhọc công giáo dưỡng, vun bồi cho chúng ta, đồng thời cũng góp phần làm tỏ rạng giáo pháp và xứng đáng với sự cúng dường, chăm lo của chư vị Tôn túc và Phật tử.

Một số hình ảnh của buổi giảng.

 

Ban TT – TT Ni giới Hệ phái Khất sĩ

                            The post TP.HCM: Ni sư Nguyện Liên chia sẻ ý pháp trong khóa Bồi dưỡng Đạo hạnh tại Trường hạ Tổ đình Ngọc Phương appeared first on Phật Sự Online Miền Đông.
Download Android Download iOS
Hà Nội: CLB Cựu chiến binh Phật tử Quán Sứ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 18-12-2024 (18/11 năm Giáp Thìn) Câu lạc bộ cựu chiến binh Phật tử Quán Sứ long trọng tổ chức buổi giao lưu gặp mặt cựu chiến binh Phật tử nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944 -22/12/2024 nhằm tri ân và tôn vinh các Phật tử cựu chiến binh và các Phật tử đã có nhiều đóng góp vào công tác phụng đạo yêu nước.

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online