TP.HCM: Phiên thứ 2 của Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia chủ đề "Quan điểm Phật giáo về bảo vệ môi trường"

Nghe đọc bài:

PSO - Sau phiên khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo Việt Nam, Lào và Campuchia lần thứ 2, Hội nghị tiếp tục phiên làm việc thứ 2 vào chiều ngày 25/12/2023 với phần trình bày tham luận của 5 vị diễn giả xoay quanh chủ đề "Quan điểm Phật giáo về bảo vệ môi trường" do TT. TS. Dhammapiya - Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo quốc tế (IBC) chủ trì.

Tại phiên làm việc này, quý tôn đức được nghe quý vị diễn giả từ các nước báo cáo tham luận về 5 chủ đề: 

1) Đạo đức Phật giáo và Cuộc sống bền vững: Khám phá các nguyên tắc Phật giáo có thể chỉ dẫn chúng ta hướng tới việc sống hòa hợp với thiên nhiên;

2) Hài hòa trong tiêu dùng: Chấp nhận các giá trị Phật giáo để cân bằng sinh thái;

3) Vai trò của Phật giáo và Tăng đoàn trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu;

4) Cách tiếp cận của Phật giáo đối với cuộc khủng hoảng môi trường đương đại; 

5) Quan điểm của Phật giáo về biến đổi khí hậu và hài hòa môi trường

TT. TS. Dhammapiya - Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo thế giới (IBC) chủ trì phiên 2 Hội nghị

Với các nhóm nội dung khác nhau, các nhóm đề tài bao hàm những góc độ đa chiều mà Phật giáo mỗi nước quan tâm, phiên làm việc tạo ra không khí học thuật, khoa học tích cực, cung cấp những thông tin quan trọng mà nội hàm của từng đề tài được các diễn giả lần lượt trình bày tại Hội nghị: HT. TS. Thích Tâm Đức - Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM; TS. Heero Hito - Chủ tịch Quỹ nghiên cứu Lịch sử Younker, Trưởng phòng Hành chính và Cố vấn, Trường Nghiên cứu Phật giáo Samrat Ashok Subharti, Đại học Subharti, Meerut, Ấn Độ; Bhikkhu Kondanya Ravi Manandhar - Nguyên Tổng thư ký Hiệp hội Tăng đoàn Nepal; GS.TS. Walmoruwe Piyaratana - Trưởng Khoa, Phân Khoa Nghiên cứu Phật giáo, (EP), Khoa Phật học, Trường ĐH Mahachulalongkornrajavidyalaya (MCU); GS.TS. Lye Ket Yong - Phó Giám đốc, Viện Tâm lý học Phật giáo, Taunggyi, Miến Điện.

Toàn cảnh Phiên 2 Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia

Mở đầu phiên tham luận, HT. TS. Thích Tâm Đức khẳng định, trong một thời đại được đánh dấu bằng sự gia tăng các mối quan tâm về môi trường và lời kêu gọi cấp bách về cuộc sống bền vững, giáo lý của Phật giáo nổi lên như một ngọn hải đăng của trí tuệ, soi sáng con đường hướng tới sự chung sống hài hòa với thiên nhiên. Thông qua lăng kính triết học Phật giáo, Hòa thượng nêu lên các khía cạnh thực tế của cuộc sống bền vững, ủng hộ việc tiêu dùng có chánh niệm, những lựa chọn từ bi và cam kết không gây hại. Trong khi thừa nhận những thách thức cố hữu trong những tình huống khó xử về môi trường thời hiện đại, bài tham luận nêu bật tiềm năng chuyển hóa của giáo lý Phật giáo, thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn và đánh giá cao vai trò của chúng ta với tư cách là người làm chủ Trái đất.

HT. TS. Thích Tâm Đức - Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM

Trong thế giới kết nối toàn cầu hiện nay, không thể phủ nhận tác động lan rộng của suy thoái sinh thái, trong đó chủ nghĩa tiêu dùng đang nổi lên như một tác nhân chính. Nó được định hình bởi lý tưởng và chủ nghĩa vật chất của phương Tây. Cuộc sống của chúng ta không ngừng theo đuổi việc sản xuất và tiêu dùng, dẫn đến sự cạn kiệt tài nguyên một cách bừa bãi, TS. Heero Hito - Chủ tịch Quỹ nghiên cứu Lịch sử Younker, Trưởng phòng Hành chính và Cố vấn, Trường Nghiên cứu Phật giáo Samrat Ashok Subharti, Đại học Subharti (Meerut, Ấn Độ) nhấn mạnh trong phần tham luận của mình.

TS. Heero Hito - Chủ tịch Quỹ nghiên cứu Lịch sử Younker, Trưởng phòng Hành chính và Cố vấn, Trường Nghiên cứu Phật giáo Samrat Ashok Subharti, Đại học Subharti, Meerut, Ấn Độ

Tiếp theo đó, Tỳ kheo Kondanya Ravi Manandhar đề cập đến vai trò của Phật giáo và Tăng đoàn trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu lớn mà thế giới ngày nay đang phải đối mặt; về quản lý môi trường tại các khu di tích Phật giáo, cơ sở tự viện. Hội nghị nhằm cùng nhau nhắc lại  những lời dạy của Đức Phật về hòa bình, từ bi và trí tuệ trong giai đoạn hỗn loạn hiện nay như chiến tranh, biến đổi khí hậu và bạo lực chống lại thiên nhiên đe dọa nhân loại, thông điệp từ bi phổ quát của Đức Phật mang đến giải pháp cấp bách. 

Bhikkhu Kondanya Ravi Manandhar - Nguyên Tổng thư ký Hiệp hội Tăng đoàn Nepal

Trong khi đó, GS.TS. Walmoruwe Piyaratana cho rằng, phương pháp tiếp cận của Phật giáo đối với cuộc khủng hoảng môi trường đương đại được thảo luận nhiều hơn bao giờ hết trong lịch sử vì tính thực tiễn. Cần phải nói rằng nhân loại đang phải đối mặt với nhiều khủng hoảng môi trường qua những thảm họa thiên nhiên do chính hoạt động của con người gây nên làm biến đổi khí hậu, thảm họa môi trường (lũ lụt, lở đất, hạn hán) và hiện tượng nóng lên toàn cầu (cháy rừng, sa mạc) được coi là thiên tai, ngày càng nhiều hơn và tàn hại hơn. Đó cũng là kết quả của một số nguyên nhân nhất định, do hoạt động tùy tiện và lâu dài của con người. 

GS.TS. Walmoruwe Piyaratana - Trưởng Khoa, Phân Khoa Nghiên cứu Phật giáo, (EP),Khoa Phật học, Trường ĐH Mahachulalongkornrajavidyalaya (MCU)

Cuối cùng, TS. Lye Ket Yong trình bày với phần minh họa bằng video sinh động cho thấy những hậu quả hữu hình của việc nhiệt độ tăng lên, axit hóa đại dương, sông băng tan chảy và sự tuyệt chủng động vật hoang dã sắp xảy ra. Các hoạt động của con người như xả rác, phá rừng, đốt rừng và săn trộm đã góp phần đáng kể vào việc gây ra các thảm họa thiên nhiên làm trầm trọng thêm các tác động của khí hậu. Từ lũ lụt, động đất đến cháy rừng, những hiện tượng này xảy ra thường xuyên hơn do các hoạt động làm đảo lộn sự cân bằng môi trường.

GS.TS. Lye Ket Yong - Phó Giám đốc, Viện Tâm lý học Phật giáo, Taunggyi, Miến Điện

Theo quan điểm Phật giáo, gốc rễ của biến đổi khí hậu nằm ở hành động tiêu cực của con người và sự vô minh. Đặc biệt là không có khả năng phân biệt đúng sai, hành động có lợi và hành động có hại. 'Kilesa' giống như sự gắn bó, hành vi phi đạo đức và thiếu tiết độ được xem là động lực thúc đẩy suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu. Cách tiếp cận của Phật giáo nhằm mục đích làm sáng tỏ vai trò lòng từ bi và chánh niệm có thể giúp giải quyết những thách thức liên quan hiểu biết về hậu quả của khí hậu thông qua các nguyên tắc, đồng thời thúc đẩy sự chung sống hài hòa với môi trường.

 

Những hình ảnh ghi nhận tại phiên 2 Hội nghị:

Ekip PSO

 

Download Android Download iOS
TP.HCM: Tưởng niệm lần thứ 25 Thiền sư Duy Lực – Tổ sư thiền Việt Nam

Sáng ngày 01/01/2025 (Nhằm mùng 2 tháng Chạp năm Giáp Thìn) tại chùa Phật Đà (Quận 3, TP.HCM) Môn đồ pháp phái Tổ sư thiền đã trang nghiêm làm lễ tưởng niệm lần thứ 25 cố Thiền sư Hòa thượng Thích Duy Lực, người sáng lập pháp môn Tổ sư thiền tại Việt Nam.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

TP.HCM: Lễ hằng thuận tại chùa Thiên Tôn

PSO - Ngày 30/12/2024 (nhằm ngày 30/11/Giáp Thìn), Ban Hướng dẫn Phật tử TP.HCM kết hợp chùa Thiên Tôn tổ chức lễ Hằng Thuận cho Phật tử Thanh Minh Trí, thế danh Nguyễn Hồng Sơn và Phật tử Hạnh Quang, thế danh Nguyễn Thị Bảo Châu.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online