06/08/2019 10:11

TP.HCM: Sư cô Thảo Liên chia sẻ ý pháp trong khóa Bồi dưỡng Đạo hạnh tại Trường hạ Tổ đình Ngọc Phương


PSO – Chiều ngày 5/8/2019 (nhằm ngày 5/7/Kỷ Hợi), Sư cô Thảo Liên – Tiến sĩ Tâm lý giáo dục học Trung Quốc, Giảng sư Hệ phái Khất sĩ, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, đã chia sẻ ý pháp đến các khóa sinh khóa Bồi dưỡng Đạo hạnh Trường hạ Tổ đình Ngọc Phương (Gò Vấp, TP.HCM).

Sư cô Thảo Liên chia sẻ chủ đề “Sa di Ni hầu Thầy” đến với đại chúng. Với chủ đề này, Sư cô giảng sư đã triển khai tầm quan trọng và sự cần thiết  hay lợi ích của việc hầu Thầy.

 

Mối quan hệ giữa Thầy và Trò trong bất cứ một xã hội nào và bất cứ một thời đại nào luôn là mối quan hệ cao quý và có ý nghĩa thiêng liêng nhất. Mối liên hệ giữa Thầy trò trong nhà đạo thì lại càng thiêng liêng hơn. Bởi người Thầy không chỉ cho ta kiến thức mà Thầy còn cho chúng ta giới thân huệ mạng, là người dìu dắt chúng ta suốt cuộc đời của người tu sĩ. Thầy là người có tác động rất lớn đối với việc hình thành nhân cách cũng như việc phát triển tâm linh của người đệ tử:

“Thầy là gương sáng một vầng trăng

Sưởi ấm hồn con đêm giá băng

Cho con sáng mãi đời tu sĩ

Vạn kỷ không phai nghĩa với tình”.

Sư cô cho rằng giai đoạn hầu Thầy là giai đoạn không thể thiếu của đời người tu sĩ. Bởi giai đoạn hầu Thầy là giai đoạn Thầy gột rửa cho chúng ta những tục khí trần đời, là giai đoạn bỏ lại sau lưng những tập khí của thế gian, là giai đoạn học và thực tập đi, đứng, nằm, ngồi, nói, cười, ăn, uống, tụng kinh, thỉnh chuông,……những oai nghi tế hạnh của một người xuất gia.Bằng những câu chuyện thiết thực học được trong lúc hầu Thầy, Sư cô đã chứng minh cho đại chúng thấy được sự cần thiết và lợi ích của việc hầu Thầy. Ngoài ra, Sư cô còn khuyên mọi người không nên đốt cháy giai đoạn thọ giới hay học hành mà hãy sống chậm lại để phát hiện và thưởng thức những lời hay ý đẹp trong lúc hầu Thầy và trong cuộc sống xung quanh mình. Ngày nay, khi các vị Tập sự vừa xuất gia xong là được gởi đến trường học, không trải qua giai đoạn hầu Thầy.Vì thế, thường bị ảnh hưởng của xã hội thời nay mà đáng lẽ là điều mà một người xuất gia không nên có là sống một cách vội vã:

“Vội đến vội đi vội nhạt nhòa

Vội vàng sum họp vội chia xa

Vội ăn vội nói rồi vội thở

Vội hưởng thụ mau để vội già

Vội sanh vội tử vội một đời

Vội cười vội khóc vội buông lơi

Vội thương vội ghét nhìn nhau lạ

Vội vã tìm nhau vội vã rời

Vội bao nhiêu kiếp rồi vẫn vội

Duỗi theo hạnh phúc cuối trời xa

Ngoài sân đâu thấy hoa hồng nở”.

Kết thúc buổi giảng, Sư cô giảng sư mong mỏi các vị Tập sự trong thời gian này, phải tập bỏ hết các tập khí của thế gian, khoác lên mình chiếc áo giải thoát, thanh tịnh, mô phạm để chính thức bước chân vào hàng ngũ của người xuất gia, cố gắng học, cố gắng xả bỏ đi cái tôi của mình, cả thân, tâm, ý dâng cho người Thầy, để cho Thầy uốn nắn cho trò trở thành người mô phạm.

“Bước đầu bổn phận làm trò

Cả thân tâm trí dâng cho người Thầy

Mặc người uốn nắn chuyển xoay

Đặng mình diệt hẳn riêng tây ý xằng”.

Sư cô giảng sư cầu chúc cho các vị khóa sinh được sự gia hộ của Chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, cùng nhau tu tập để giảm bớt những phiền não, những ngoại chấp của bản thân mình và cầu chúc quý vị được đắc giới.

 

Ban TT – TT Ni giới Hệ phái Khất sĩ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

The post TP.HCM: Sư cô Thảo Liên chia sẻ ý pháp trong khóa Bồi dưỡng Đạo hạnh tại Trường hạ Tổ đình Ngọc Phương appeared first on Phật Sự Online Miền Đông.

Download Android Download iOS
Ninh Bình: Lễ khởi công xây dựng quần thể Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính

Ngày 17/11/2024 tức ngày 17/10/ Giáp Thìn, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, chùa Bái Đính cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng quần thể  Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính - xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online