TP.HCM: Thượng tọa Thích Minh Quang chia sẻ trong khóa đào tạo người Dẫn Chương trình Phật giáo tại Tu viện Khánh An

Nghe đọc bài:

 

PSO - Sáng ngày 13/04 tiếp tục diễn ra Khóa Đào tạo Người Dẫn Chương trình Phật giáo tại Tu viện Khánh An, quận 12. Buổi học dưới sự chủ giảng của TT. Thích Minh Quang, Ủy viên Thư ký HĐTS, Phó Chánh Văn phòng 1 Trung ương, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Ninh Bình với chủ đề: “Một số kỹ năng cơ bản & Những điều cần lưu ý đối với người dẫn chương trình Phật giáo”. 

Toàn cảnh buổi học

Nội dung được chia sẻ đến buổi học này bao gồm các phân mục quan trọng, nhằm vào các kỹ năng chi tiết về mặt âm thanh ngữ điệu và hình thức biểu cảm của người MC dẫn chương trình Phật giáo. Thượng tọa nhận định trong một chương trình, sự kiện tổ chức được thành công viên mãn cần hội đủ ba yếu tố: Nội dung chương trình - Hình thức chương trình - Diễn biến chương trình. MC (Master of Ceremonies) là người đứng trước công chúng, dẫn dắt điều hành, tương tác với khán giả và hòa nhập vào sự kiện, nhằm điều khiển chương trình đi đúng vào nội dung đã soạn sẵn cho sự kiện đó. 

Người dẫn chương trình có nhiệm vụ kết nối với khán giả, tạo ấn tượng cho khán giả về chủ đề mà chúng ta muốn truyền tải, cần làm chủ thời lượng chương trình, làm chủ cảm xúc cá nhân, giữ gìn phong thái điềm tĩnh trước mọi tình huống diễn ra trong chương trình thực tế. Xây dựng nội dung kịch bản ngắn gọn, súc tích, đầy đủ, không lan man vào những chi tiết không quan trọng. Người dẫn chương trình Phật giáo có trình độ nên thể hiện bản lĩnh khiến đại chúng tập trung tinh thần và hiểu rõ nội dung chủ đề mà sự kiện muốn truyền tải.

Thượng tọa Thích Minh Quang chia sẻ

Theo Thượng tọa Thích Minh Quang, khả năng Biểu cảm hay Nghệ thuật Diễn cảm của người dẫn chương trình là một yếu tố quyết định. Đồng thời, biểu cảm của khán giả cũng là điều cần quan tâm, người MC không những phải chu toàn trong việc bám sát nội dung của kịch bản chương trình, mà còn nên quan sát đến cảm xúc thái độ của người tham dự, để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện tại, giữ gìn không khí chung của chương trình. 

Khâu chuẩn bị tiền kỳ chính là chủ chốt làm nên một chương trình, sự kiện thành công. Việc kiểm tra, nghiệm thu chất lượng sân khấu rất quan trọng trước khi chương trình, sự kiện diễn ra. Cần phải chạy thử chương trình; kiểm định các góc độ máy quay; các thiết bị âm thanh ánh sáng cần được đảm bảo về chất lượng; củng cố các kỹ năng cơ bản, không nên lơ là, chủ quan dựa vào kinh nghiệm hay kiến thức cá nhân.

Bằng nhiều năm kinh nghiệm nơi tự thân, Thượng tọa chia sẻ rất nhiều những kiến thức bổ ích, liên quan đến chủ đề của môn học. Thượng tọa hướng dẫn chi tiết về cách điều chỉnh hơi thở, âm vực, cân bằng và ổn định trạng thái của bản thân cũng như thái độ biểu cảm của đại chúng tham dự. Trong không khí học tập nghiêm túc nhưng không kém phần vui tươi, các học viên được tiếp thu, ghi nhận và học hỏi được rất nhiều những kiến thức, kinh nghiệm và các kỹ năng thiết yếu đối với người MC, đặc biệt là người dẫn chương trình trong lĩnh vực Phật giáo. 

Sau bài giảng về nội dung chính của môn học, Thượng tọa cũng từ bi hoan hỷ, giải đáp thắc mắc những vấn đề liên quan đến công tác của người MC dẫn các chương trình Phật giáo. 

TT. Thích Trí Chơn phát biểu tri ân cũng như trao tặng lẵng hoa kỷ niệm đến với TT. Thích Minh Quang

Kết thúc buổi học, TT. Thích Trí Chơn, Phó Trưởng ban Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa TPHCM, Trụ trì Tu viện Khánh An đã phát biểu tri ân cũng như trao tặng lẵng hoa kỷ niệm đến với TT. Thích Minh Quang. Cũng trong buổi chiều cùng ngày, các học viên tham dự Khóa Đào tạo Người Dẫn Chương trình Phật giáo tiếp tục được học tập trong buổi học do TT. Thích Minh Nhẫn, Phó Chánh Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN chủ giảng với đề tài: “Thách thức và Cơ hội cho MC Phật giáo trong bối cảnh hiện đại & Sự giao thoa giữa truyền thông và Kỷ nguyên Kỹ thuật số”.

Thái Tuấn 

Download Android Download iOS
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Vesak 2025 - Việt Nam khẳng định vị thế quốc tế và cam kết giải quyết vấn đề toàn cầu

PSO - Tại lễ bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 diễn ra vào sáng nay 8/5/2025 tại TP.HCM, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã có bài phát biểu quan trọng, tổng kết chặng đường thành công của Đại lễ, khẳng định ý nghĩa sâu sắc của sự kiện không chỉ đối với cộng đồng Phật giáo Việt Nam mà còn với bạn bè quốc tế.

Phật giáo Việt Nam - Hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc

PSO - Phật giáo, từ khi du nhập vào Việt Nam hơn hai nghìn năm trước, đã không đơn thuần là một tôn giáo, mà còn là một dòng chảy tâm linh sâu lắng, gắn bó máu thịt với vận mệnh của dân tộc. Từ thời kỳ Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến thời hiện đại, Phật giáo luôn hiện diện như một cội nguồn đạo đức, một sức mạnh tinh

Hòa thượng Mật Bảo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội Đài Loan – Trung Quốc thăm Việt Nam.

Ngày 2/5/2025, Hòa thượng Mật Bảo – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội (Đài Loan – Trung Quốc) đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, trong khuôn khổ tham dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ 20. Chuyến đi thể hiện tinh thần giao lưu, kết nối giáo dục – văn hóa Phật giáo giữa Việt Nam và Đài Loan – Trung Quốc.

Đồng Nai: Hơn 250 Thanh Thiếu nhi Phật tử tham gia Ngày hội “Gieo mầm Giác ngộ” hướng tới Đại lễ Phật đản Vesak LHQ 2025

PSO - Ngày 04/5/2025, Ban Hướng dẫn Phật tử huyện Long Thành phối hợp chùa Tam Bảo (xã Phước Thái, huyện Long Thành) đã tổ chức Ngày hội “Gieo mầm Giác ngộ” năm 2025 dành cho hơn 250 em Thanh Thiếu nhi Phật tử đang sinh hoạt tại các Gia đình Phật tử Khánh Long, Long Quang, Thanh Trì và Câu lạc bộ Thanh thiếu nhi Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online