TP.HCM: Tiêu điểm trong ngày - Chào mừng số báo đặc biệt 350 "Tạp chí Văn hóa Phật giáo” và bước “Chuyển động mới” trên con đường hội nhập vào kỷ nguyên công nghệ số

PSO – Hôm nay, ngày 15/8/2020 (nhằm ngày 26/6 năm Canh Tý), Tạp chí Văn hóa Phật giáo (TC VHPG) phát hành ấn phẩm đặc biệt số 350 sau 16 năm hoạt động. Chào mừng số báo đặc biệt “Tạp chí Văn hóa Phật giáo số 350 và bước “Chuyển động mới” trên con đường hội nhập vào kỷ nguyên công nghệ số”, Kênh Thông tin Tổng hợp Phật sự Online giới thiệu đến quý độc giả vài nét về các bài viết ấn tượng trong số báo đặc biệt này thay cho lời Chúc mừng trân trọng đến Tòa soạn và Ban biên tập Tạp chí Văn hóa Phật giáo.   

Bắt đầu từ số báo 350, Tạp chí Văn hóa Phật giáo sẽ chính thức hội nhập cùng hệ sinh thái số với nhiều ứng dụng công nghệ số mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến.   Cùng với những giá trị cốt lõi trong xu thế phát triển toàn cầu hóa truyền thông đại chúng với những định hướng “Chuyển động mới tích cực” để nâng tầm cho Tạp chí VHPG tự tin đồng hành và hòa nhập trong làn sóng phát triển Báo chí hiện nay trên con đường hội nhập vào kỷ nguyên công nghệ số nhưng vẫn giữ riêng những tinh túy chắt lọc mang tinh hoa Văn hóa Phật giáo cùng vẻ đẹp tinh anh của nền tảng Văn hóa Việt Nam đậm đà Bản sắc dân tộc với vị thế là Cơ quan ngôn luận chính thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. (TC VHPG chính thức được thành lập theo Quyết định của Bộ Văn hóa-Thông tin số 96/GP-BVHTT ngày 13/10/2004, theo đó, cơ quan chủ quản của Tạp chí là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hiện nay Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo hoạt động theo Giấy phép hoạt động Báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp số: 1878/GPBTTTT ngày 14/11/2011, cơ quan chủ quản là Giáo hội Phật giáo Việt Nam).      Tạp chí VHPG bán nguyệt san phát hành định kỳ các số báo vào các ngày 01 và 15 hàng tháng. Hôm nay, ngày 15/8/2020, ngày cuối tuần, trung tuần tháng 8, đất trời trong lành mát dịu những cơn mưa thu, cùng thư giãn ấm áp bên tách trà sen thơm ngát hương đồng nội, chắc rằng quý độc giả thân thiết đã luôn gắn bó đồng hành cùng TC VHPG trong 16 năm qua sẽ được nâng niu trên tay số báo 350 trong tâm trạng bồi hồi xúc động xen lẫn bao cảm xúc mới lạ: hồi hộp, nôn nao, hoan hỷ đón chờ số báo đặc biệt 350 – Tạp chí Văn hóa Phật giáo - Ấn phẩm mang ý nghĩa đặc biệt đánh dấu bước chuyển tiếp kết nối những trang báo Phật giáo Hàn lâm chuẩn mực, chính thống, uy tín của GHPGVN kết hợp với ứng dụng khoa học hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Để bắt đầu cho hành trình chinh phục “Văn hóa đọc” trong thời đại bùng nổ công nghệ số với App ứng dụng cho Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo chạy trên nền tảng Android và IOS. Kể từ số báo 350, TC VHPG sẽ “Khởi động” Phiên bản Tạp chí điện tử song song với phát hành Tạp chí in truyền thống nhằm tiếp cận nhanh hơn, gần hơn, thuận tiện và dễ dàng hơn khi đến với đông đảo bạn đọc thân thiết luôn yêu quý và ủng hộ dài lâu cho Tạp chí VHPG trong 16 năm qua và những ai có thiện duyên mến mộ Đạo Phật. Hướng đi này chính thức mở đầu cho một tiến trình hội nhập của Tạp chí vào thế giới phẳng trong thời đại bùng nổ các ứng dụng công nghệ kỹ thuật số. 

Bởi rằng: “Sự kết hợp từ nền tảng truyền thống mang tính Hàn lâm của Tạp chí Văn hóa Phật giáo với khoa học hiện đại của Hệ sinh thái số hiện nay sẽ chắp cánh cho những vẻ đẹp giàu tính Nhân văn của một nền Văn hóa Phật giáo có sức sống bền bỉ hơn hai nghìn năm lịch sử cùng những giá trị thực tiễn sinh động mang nội dung, tư tưởng, quan điểm và Chủ trương đường lối hoạt động của GHPGVN sẽ tiếp thêm cơ hội cho Tạp chí đến gần hơn với cộng đồng Phật tử, người yêu mến Đạo Phật trong và ngoài nước chỉ với thao tác đơn giản là quét mã Code QR trên điện thoại thông minh là đọc được tất cả các bài viết trên chuyên trang TC VHPG.”(Trích từ bài viết “Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo và giai đoạn phát triển mới” – Tác giả: TT. TS Thích Minh Nhẫn – Trang 6.)

Bài viết mở đầu thật trang trọng trên chuyên trang Tạp chí Văn hóa Phật giáo số đặc biệt 350 là Bài huấn thị chỉ đạo với đề tài:  “ĐỊNH HƯỚNG CHO HOẠT ĐỘNG TĂNG SỰ” của Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát biểu tại Hội nghị Tăng sự Toàn quốc năm 2020, tổ chức vào ngày 24-7-2020 tại chùa Tam Chúc, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam với nội dung trọng tâm: “Thực hiện Nghị quyết Hội nghị “Hội đồng Trị sự kỳ 5 khóa VIII”, ngày 31/12/2019 và Chương trình hoạt động Phật sự năm 2020, Hội nghị chuyên đề “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Tăng sự của các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam” của Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN được tổ chức trọng thể trong vị thế ngôi nhà GHPGVN ngày càng được nâng cao với những thành tựu vượt bậc trên nhiều lĩnh vực hoạt động Phật sự sau gần 40 năm xây dựng và phát triển, điều này thể hiện sự xương minh của Phật giáo giữa lòng dân tộc, sự đồng tâm hiệp lực, đoàn kết hòa hợp của chư Tôn đức, toàn thể Tăng Ni, Phật tử, nhất là trong quá trình đồng hành cùng dân tộc đã tạo được sự tin tưởng và hỗ trợ của Nhà nước, Ban Tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương, điều này tạo nên những thuận lợi nhất định để Phật giáo đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Tất cả những thuận lợi to lớn này chính là nội lực, là nền tảng và cũng là động lực để Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN hướng đến những mục tiêu cao cả và trách nhiệm của ngành Tăng sự.  Hội nghị lần này để Ban Tăng sự Trung ương có định hướng về việc quản lý, điều hành và đặc biệt là nhận rõ được thực trạng để tìm giải pháp thiết thực trong việc quản lý Tăng, Ni, Tự viện trong thời đại mới.

Theo Điều 5, Nội quy của Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN thì Ban Tăng sự Trung ương hoạt động nhằm hai mục đích: Thống nhất lãnh đạo, Quản lý Tăng, Ni và các cơ sở tự viện trong cả nước theo quy định của Hiến chương GHPGVN và phối hợp với các Ban, Viện Trung ương thực hiện chức năng nhiệm vụ được Giáo hội giao phó… Đáng chú ý, lồng trong hai mục đích này thì hoạt động của Ban Tăng sự cũng nhằm chấn chỉnh việc sinh hoạt và hành đạo của Tăng, Ni, tự viện theo đúng Hiến chương GHPGVN và pháp luật Nhà nước. Với tinh thần trách nhiệm, trí tuệ tập thể và quyết tâm, Hội nghị này cần tập trung giải quyết những thực trạng hiện nay của Tăng, Ni và tự viện; từ đó cùng nhau tìm ra giải pháp thiết thực để từng bước tháo gỡ cho từng vấn đề cụ thể một cách hữu hiệu nhất.”   

Kính mời quý độc giả xem tiếp những bài viết hay theo mục lục giới thiệu sau đây trong số báo đặc biệt “Tạp chí Văn hóa Phật giáo số 350”:            - Sương mai.        

- “Định hướng cho hoạt động Tăng sự” (HT. Thích Thiện Nhơn). 

- “Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo và giai đoạn phát triển mới” (TT. Thích Minh Nhẫn). 

- “Nhớ nhà văn Võ Hồng với nỗi… “cô đơn uy nghi”” (Đỗ Hồng Ngọc). 

- “Đạo Phật và trí thức” (Hạo Uyên). 

- “Đôi điều về Phật giáo với Tuổi trẻ” (Hồ Thuỷ). 

- “Nhận thức về Tăng Ni trẻ và mạng xã hội” (HT. Thích Huệ Thông). 

- “Hội Phước cổ tự ở Trảng Bàng” (Phí Thành Phát). 

- “Cây và người” (Cao Huy Hóa). 

- “Nghĩ về Tết trồng cây” (Lê Hải Đăng).    

- “NSƯT Vũ Luân đến với sân khấu Thanh Bình Từ Đường” (Nguyễn Văn Toàn). 

- “Học hạnh kham nhẫn” (Thích Trung Định).         

- “Mong manh những khát khao” (Trần Vọng Đức). 

- “Thân thương ngọn núi quê nhà” (Nguyễn Chí Diễn).   

- “Vài nét về làng Tuần Lương” (Trần Nguyễn Khánh Phong). 

- “Thành phố bên lầu Hoàng Hạc (Trần Đức Tuấn). 

- “Tôi là vợ mình mà!” (Lê Hứa Huyền Trân). 

- Thơ (Thích Pháp Trí, Thích An Nhiên, Thích Tuệ Tánh, Nguyễn Hoài Ân, Tịnh Bình, Nhật Quang, Trần Thanh Thoa, Đỗ Văn Xuân). 

- “Về nguồn gốc của Bát-nhã Tâm kinh” (Vũ Thế Ngọc). 

- “Bên kia trăng gió vẫn thênh thang” (Nguyễn Thế Đăng).       

- “Việc xử phạt quan lại phạm tội dưới triều nhà Lê” (Tôn Thất Thọ). Mượn lời “THƯ TÒA SOẠN”, xin phép được kết thúc Bản tin hôm nay: “TP HCM – Tiêu điểm trong ngày - Chào mừng số báo đặc biệt 350 -  “Tạp chí Văn hóa Phật giáo” và bước “Chuyển động mới” trên con đường hội nhập vào kỷ nguyên công nghệ số: “Kính thưa quý độc giả!

Đây là số báo đặc biệt kỷ niệm Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo đã phát hành 350 số báo. 

Trong gần 16 năm qua, tuy VHPG có gặp nhiều khó khăn, chúng tôi vẫn nỗ lực phục vụ quý độc giả. Trong vài năm gần đây, Trung ương Giáo hội ngày càng lưu tâm đến những khó khăn của chúng tôi nên đã đưa ra những biện pháp cụ thể để giúp đỡ VHPG. Nhân Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn xin nghỉ việc vì đã cao tuổi, Trung ương Giáo hội đã đề cử Thượng tọa Thích Minh Nhẫn, Tiến sĩ, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập Thường trực Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo. Lại nữa, hiện nay số thành viên của tạp chí đã tăng lên gấp đôi, cộng thêm nhiều phương tiện, thiết bị kỹ thuật… đủ để VHPG bước sang một giai đoạn phát triển mới, phù hợp với thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, VHPG thành lập Website chính thức (tapchivanhoaphatgiao.vn) để phục vụ đông đảo quần chúng độc giả dễ dàng hơn. Chúng tôi dự định từ đây VHPG sẽ vẫn tiếp tục thực hiện chủ trương đã đề ra nhưng cải tiến một số nội dung và hình thức. Theo như dự định, các số báo tiếp theo số báo này sẽ không bán mà chỉ để tặng những nơi có yêu cầu đọc như các phòng đọc sách của các tự viện, các học viện, các thư viện của các trường đại học, các cơ quan… kể cả các công ty, khách sạn trên toàn quốc.

Chúng tôi hy vọng dự định này sẽ thành công và kính mong chư độc giả tiếp tục ủng hộ chúng tôi!

Kính chúc quý độc giả luôn được thân tâm an lạc!

(Trích “Thư Tòa soạn – TC Văn Hóa Phật Giáo số 350”) Trân trọng kính chào và hẹn gặp lại quý độc giả thường xuyên hơn trong những số báo tiếp theo của Tạp chí Văn hóa Phật giáo – Phiên bản mới chỉ với thao tác đơn giản là quét mã Code QR trên điện thoại thông minh và sử dụng App ứng dụng “Tạp chí Văn hóa Phật giáo” chạy trên nền tảng Android và IOS.   Ghi dấu mốc son rạng ngời chặng đường 16 năm “Tạp chí Văn hóa Phật giáo” với ấn phẩm đặc biệt hôm nay, ngày 15/8/2020, Chào mừng bạn đọc đến với số báo đặc biệt 350 -  “Tạp chí Văn hóa Phật giáo” và bước “Chuyển động mới” trên con đường hội nhập vào kỷ nguyên công nghệ số.

Chúng ta hãy vững vàng niềm tin và ước vọng khi công tác Báo chí và Truyền thông Phật giáo của GHPGVN hôm nay với các Kênh Truyền hình An Viên, mạng xã hội Phật giáo Butta, Kênh Thông tin Truyền thông Phật sự Online, Tạp chí Văn hóa Phật giáo, Báo Giác Ngộ, Tạp chí Nghiên Cứu Phật Học, Khuông Việt, Văn Hóa Phật Giáo, Phật Giáo Nguyên Thủy… không chỉ hướng đến cộng đồng Phật tử trong nước, ngoài nước mà còn sải cánh rộng dài bay xa vươn lên tầm cao mới. Trên lộ trình phát triển cho công tác Truyền thông và Báo chí Phật giáo nước nhà, sứ mệnh cao cả và cũng là trọng trách của tập thể Tòa soạn Tạp chí Văn hóa Phật giáo là không ngừng đổi mới, chuyên sâu để hoàn thiện và nâng tầm TC VHPG trở thành một Tạp chí điện tử yêu thích có nội dung sâu sắc, độc đáo và hình thức thể hiện phong phú, hiện đại mở ra một cơ hội mới trong hành trình hội nhập với Truyền thông Phật giáo Thế giới và từ đây lan tỏa tinh hoa Văn hóa Phật giáo cùng hòa nhịp trong dòng chảy vô tận của nền Văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc đến gần hơn với đông đảo bạn đọc trong nước và ngoài nước. Đó còn là trách nhiệm và lương tri! Tạp chí Văn hóa Phật giáo số 350 - Ghi dấu một ngày và bước tới tương lai:   

"Mười sáu mùa Sen thanh - Tinh hoa văn hóa đọc”

Lan tỏa vị thiền phảng phất khói trầm hương

Trang viết thấm nhuần lời Kinh Bát Nhã     

Trong trẻo rạng ngời Bản sắc Việt tinh anh          

Giai điệu lắng sâu tìm về cội nguồn tỉnh thức        

Gieo hạt giống Bồ Đề tự tánh ngộ Chân như

“Ba trăm năm mươi đóa Sen hồng rạng rỡ”  

“Văn hóa Phật giáo” nguyện đồng hành “Hoằng Pháp lợi sinh”       

Sứ mệnh hôm nay vì ngày mai thôi thúc      

Bước ngoặt chuyển mình thời hội nhập 4.0”

Chúc mừng Thành tựu tốt lành 16 năm thành lập Tạp chí Văn hóa Phật giáo và điểm nhấn với ấn phẩm đặc biệt số 350!        

Kính chúc Tòa soạn và Ban Biên tập TC VHPG tràn đầy nội lực và sức khỏe, luôn vững chắc lòng tin nhất tâm Phụng sự Hoằng pháp, bền bỉ kiên cố một chí nguyện “SÁNG ĐẠO – ĐẸP ĐỜI”        

“Nơi nào chúng sanh cần con đến,

Đạo pháp cần con đi,

Chẳng kể gian lao,

Không từ khó nhọc.”

Nguyễn Kiều Phượng! 

Download Android Download iOS
Hà Nội: Chùa Hội Xá (Linh Tiên tự) khởi công xây dựng và đúc Đại hồng chung

PSO - Hướng về kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô, ngày 6/10/2024 (nhằm ngày 4/9 năm Giáp Thìn), Chùa Hội Xá (Linh Tiên tự) long trọng tổ chức đại lễ khởi công, trùng tu, tôn tạo và lễ chú nguyện rót đồng đúc Đại hồng chung tại tổ 1, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, TP. Hà Nội.

Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

Trà Vinh: Chương trình Trao Gửi Yêu Thương tại chùa Quan Âm- thị trấn Càng Long

Sáng nay, ngày 06/10/2024, tại chùa Quan Âm (huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) Ni sư Thích Nữ Như Thức, trụ trì chùa đã tổ chức tiệc Buffet chay miễn phí và trao 150 phần quà đến đồng bào nghèo.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online