TP.HCM: Tọa đàm bàn về sách "Pháp thoại mùa An cư Bodh Gaya - Bàn luận về vai trò Thiền Phật giáo"

Nghe đọc bài:

PSO - Chiều ngày 26/2/ 2025 (nhằm ngày 29/1/Ất Tỵ) tại Thông tấn xã VN, phường 6, quận 3, TP.HCM, đã diễn ra buổi gặp mặt đầu xuân, giao lưu tọa đàm về cuốn sách “Pháp thoại mùa An cư Bodh Gaya - Bàn luận về vai trò của thiền Phật giáo đẩy lùi các vấn nạn của xã hội hiện đại” với sự cộng tác tổ chức của Hệ thống trường xanh Tuệ Đức - Làng Hạnh phúc - Viện bách khoa BKE - Cộng đồng Sống tử tế - Viện dưỡng lão Liên Hoa Tiền Giang - Hoa văn thương mại thành phố SHZ - Thabarwa.

Tham gia buổi giao lưu tọa đàm có cô Nguyễn Đoàn Kim Sơn - Người sáng lập - Chủ tịch hệ thống trường xanh Tuệ Đức; cô Lâm Bội Linh - Hiệu trưởng Hệ thống hoa văn thương mại TP SHZ; chị Trần Thị Thùy Trang - Giám đốc Trung tâm Liên Hoa; chị Trần Thị Châm - Đại diện Hộ pháp Thabarwa Việt Nam; đông đảo hơn 300 thính giả đủ các lứa tuổi, chủ yếu của năm đơn vị tổ chức; đặc biệt sự chứng minh của Thiền sư tác giả Ottamathara. 

Đây là cuốn sách chính thống thứ năm của ngài Ottamathara sau các xuất bản tại Việt Nam và Srilanka. Khác với hai cuốn sách “Từ Vô Minh Đến Minh”, “Bài giảng & Hỏi – Đáp Khóa Thiền Tứ Niệm Xứ 25.2.2024 – 07.3.2024” thì cuốn sách “Pháp thoại mùa an cư Bodh Gaya” được xuất bản theo song Việt, qua đóng góp của nhóm dịch Thabarwa Việt Nam, dưới sự hướng dẫn hiệu đính kiểm duyệt team Lâm Bội Linh. Nội dung sách có nhiều giá trị, nhất là trên phương diện thực tiễn. 

Nội dung sách “Pháp thoại mùa An cư Bodh Gaya" bàn về: (1) Hỏi đáp về cách gia tăng hiệu quả tu tập; (2) Nếu tất cả đều xuất gia thì ai sẽ hộ độ tăng đoàn? (3) Trạng thái tâm trống rỗng có phải là chánh niệm và xả ly không? (4) Trí tuệ của thiên nhiên; (5) Ham muốn càng ít, nhận được càng nhiều; (6) Mong muốn sẽ thành tựu khi ta thực sự xả ly; (7) Cái gì thực sự tồn tại? Thế nào là hành thiền đích thực?; (8) Kỷ luật và tự do tại Thabarwa; (9) Sự xả ly khỏi mọi đề mục và phương pháp; (9) Lưu ý về việc mất mát tài sản; (10) Tận dụng thời gian quý báu này; (11) Đề mục chánh niệm để không dính mắc; (12) Uy lực của nhân quả - Cái gì mới thực sự tạo nên cuộc đời?; (13) Ảnh hưởng mạnh mẽ của tâm đối với sức khoẻ; (14) Giải quyết hiểu lầm khi làm việc nhóm và cách để làmthiện pháp lâu dài; (15) Cách hành thiền thích hợp cho mỗi người; (16) Ân hận vì hành vi xấu đã qua; (17) Nên ưu tiên thiện pháp nào?; (18) Vì sao nên xuất gia? Ngoài các vấn đề trên, nhóm đệ tử theo học nhân duyên với pháp ngài Ottamthara cũng tổng kết và sơ lược qua về cuộc đời, những đóng góp của Thiền sư Ottamthara.

Với các lĩnh vực chia sẻ về cốt tủy thiền Vipassana, trong buổi giao lưu gặp gỡ cuối tháng giêng, Thiền sư Ottamathara đã trả lời về nhiều những chướng duyên, băn khoăn, thắc mắc trong tâm của những người có mặt. Những mâu thuẫn gia đình, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp; áp lực cuộc sống, căng thẳng, bất toại nguyện; những bế tắc, nghi ngờ về bản thân và những người xung quanh; các câu hỏi liên quan đến khoa học, vũ trụ, nhân sinh, siêu nhiên, thực nghiệm… đều được Thiền sư Ottamathara giải đáp thỏa đáng, trí tuệ, bi mẫn. Tựu chung trong các giá trị của Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Vô Ngã, Tâm Từ, Trung Đạo thông qua sự thực hành miên mật về chánh niệm xả ly, làm thiện pháp không giới hạn.

Mục đích của Phật giáo hay thiền Phật giáo Nguyên thủy/ Đại thừa hoặc bất kì pháp tu nào của hệ phái nào trong Phật giáo đều là nhằm giác ngộ cho con người, lấy con người là yếu tố nòng cốt. Vì vậy, giáo dục Phật giáo được đặc biệt quan tâm. Thực hành Phật giáo là để làm sáng tỏ lời dạy của Đức Phật; để chuyển hóa từ bóng tối ra ánh sáng, từ sai lầm sang đúng đắn, từ bất thiện sang thiện, từ chưa hoàn hảo sang bớt dần mê lầm, từ vô minh đến minh, từ phàm sang thánh.

Giữa thời đại giao lưu toàn cầu bằng nhiều kênh khác nhau, Việt Nam sẵn sàng làm bạn với Quốc tế, hướng đến hòa bình - tiến bộ - cùng phát triển. Phật giáo luôn thể hiện rõ tinh thần đồng hành cùng dân tộc, an dân hộ quốc; văn hóa Phật giáo Việt Nam và tinh thần nhân bản nhân văn của người Việt quyện hòa trong ảnh hưởng Phật giáo trên 2000 năm, xét lại rất gần gũi với lời dạy và pháp hành của Thiền sư Ottamathara.

Phật học ứng dụng, hay ứng dụng thiền Phật giáo đã và đang là vấn đề rất được quan tâm hiện nay nhằm giải quyết các vấn nạn của xã hội: ô nhiễm môi trường, bệnh dịch, suy thoái kinh tế, bạo lực gia đình, đổ vỡ hôn nhân, stress, mất kết nối với những người xung quanh, ngay cả các vấn đề hòa hợp tôn giáo, vấn đề hòa bình… Thiền sư đều trả lời, khai thị, hướng dẫn từ cơ bản đến tổng quát, đúc kết tinh yếu cho nhiều căn tánh nhân duyên khác nhau. Tất cả đều dựa trên tinh thần lời Phật dạy. Đó cũng chính là nội dung cuốn sách “Pháp thoại mùa an cư Bodh Gaya” được tập hợp lại sau 3 tháng hạ, tại nơi Đức Phật thành đạo, Thiền sư Ottamathara giảng cho hành giả quốc tế, chư Tăng Ni, Phật tử Việt Nam ghi lại. Thể hiện sự cộng tu quốc tế tuyệt vời của Nhân – Duyên – Quả vận hành; làm cho Phật giáo Myanmar - Việt Nam - Ấn Độ cũng như Phật giáo quốc tế xích lại gần nhau, lục hòa trong tinh thần lời dạy Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni: Thiết thực hiện tại, giành cho người trí, đến để mà thấy, vượt thời gian; an vui bản thân mỗi hành giả và lợi lạc nhân thiên, chúng sinh hữu tình vô tình, một kiếp hay nhiều kiếp, cho đến khi chứng đắc Thánh quả giải thoát luân hồi.

TN Viên Giác

Download Android Download iOS
Danh sách lãnh đạo chủ chốt Ban Trị sự GHPGVN 08 tỉnh, thành phía Bắc mới sau sáp nhập

PSO - Sáng nay 1/7, Hội nghị công bố quyết định nhân sự Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phía Bắc sau sáp nhập đã diễn ra tại trụ sở Trung ương GHPGVN – chùa Quán Sứ (Hà Nội). Hội nghị dưới sự chủ trì của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Tổ sư Phi Lai - Một đại sĩ hóa thân

PSO - Tổ sư Như Hiển Chí Thiền là một bậc Đại sĩ hóa thân. Ngài đã hiện thân để thực hành trọn vẹn lục độ Ba-la-mật, kiên trì thực hành Bồ-tát đạo, thể hiện chí nguyện thực hành giải thoát của Đại sĩ.

Từ bi - Cội nguồn đạo đức trong thời đại biến động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khủng hoảng đạo đức và bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, câu hỏi "sống đạo đức là sống thế nào?" trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết “Sức mạnh của lòng từ bi: Đạo đức ứng dụng trong thế giới đầy biến động”, học giả Baishali Sarkar – Nghiên cứu sinh Phật học tại Đại học Delhi đã khơi gợi một hướng tiếp cận

Hải Phòng: Hơn 600 bạn trẻ tham dự khóa tu mùa hè "Bồ Đề Tâm" lần thứ XX tại chùa Vẽ

Chiều ngày 30/6/2025, tại chùa Vẽ (Hoa Linh cổ tự) số 26/443 đường Đà Nẵng, phường Đông Hải I quận Hải An, Thành phố Hải Phòng đã long trọng diễn ra lễ khai mạc khóa tu mùa hè “Bồ Đề Tâm” lần thứ XX năm 2025, với sự tham dự của hơn 600 bạn trẻ.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online