TP.HCM: TT. Thích Nhật Từ tư vấn tâm lý cho gần 200 sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2022

PSO - Sáng ngày 04/07/2022, Chùa Giác Ngộ đã đón tiếp gần 200 bạn học sinh lớp 12 của nhiều trường THPT tại Q.5, Q.6, Tp. HCM tham dự khóa lễ cầu an và nhận sự tư vấn tâm lý từ TT. Thích Nhật Từ để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia sắp tới. Chương trình tu học và tư vấn tâm lý lần này do Tăng đoàn Chùa Giác Ngộ phối hợp cùng Thầy Nguyễn Minh Thành, Giáo viên Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Thầy dạy luyện thi môn toán cho các em, cùng các vị phụ huynh phối hợp tổ chức, dưới sự chứng minh của TT. Thích Nhật Từ, Trụ trì Chùa Giác Ngộ. Mở đầu chương trình, Tăng đoàn hướng dẫn các em tụng một thời kinh ngắn để nguyện cầu bình an, khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Các em được đọc bài kinh Quán Niệm Hơi Thở nói về phương pháp thiền hơi thở và thiền chánh niệm. Ứng dụng lời Phật dạy trong kinh có thể giúp các em thực tập thiền trong cuộc sống hằng ngày, nhất là sử dụng nó vào việc học tập và thi cử. Nhờ thực tập thiền, các em có thể giải tỏa các áp lực, căng thẳng, lo âu, bất an, sợ hãi. Nhờ đó, các em dễ dàng vượt qua được những ức chế, khủng hoảng tâm lý, cũng như giữ được sự định tĩnh, bình tâm và tập trung học bài, làm bài thi thật tốt. Trong dịp này cũng có 17 em học sinh đã hoan hỷ phát tâm quy y Tam Bảo - nhận đức Phật, chân lý vượt thoát khổ đau Phật dạy và Tăng đoàn, các bậc chân tu khả kính làm những bậc Thầy tâm linh và đời sống của mình. Bên cạnh đó, các em cũng đón nhận, học hỏi, duy trì và phát huy năm điều đạo đức Phật dạy cho người tại gia, giúp cho các em tu sửa nhận thức, hành vi, lối sống sao cho thật tích cực, hữu ích và mang lại nhiều giá trị cao đẹp cho bản thân, gia đình cùng xã hội. Để đạt được những thành tích cao trong học tập và thi cử, thì trước tiên, các bạn học sinh cần buông bỏ hết mọi sự căng thẳng, hồi hộp. Có như thế, các bạn mới nạp được đầy đủ năng lượng và tăng cường sức khỏe thể chất, sức khỏe cảm xúc, sức khỏe tâm trí. Đồng hành cùng việc lựa chọn phương pháp học đúng đắn, sự nỗ lực học tập, thì các bạn cần có sự ổn định và vững vàng trong tâm lý. Cho dù kết quả của các kỳ thi có ra sao thì mình vẫn hoan hỷ, vui vẻ đón nhận, bởi vì bản thân đã cố gắng hết sức mình. Thượng tọa cũng đã chia sẻ mười bí quyết giúp giải tỏa căng thẳng trước kỳ thi, giúp các bạn đạt được những thành công mỹ mãn như mong muốn. Ba điều đầu tiên, các bạn tuyệt đối không uống rượu, không hút thuốc, không uống cà phê, vì đây là các chất kích thích, ức chế thần kinh, làm duy trì những trạng thái tâm sinh lý tiêu cực. Tiếp theo, chúng ta cũng không nên xem phim và nghe nhạc có nội dung đau thương, buồn tủi, sầu bi, ưu não, do chúng rất gây hại, làm tinh thần ta không thể phấn chấn hơn được. Thứ sáu, việc từ bỏ sủ dụng mạng xã hội trước và trong giai đoạn thi có hiệu quả thư giãn cho não bộ, giúp nó không bị quá tải bởi những thông tin tào lao, thị phi, tiêu cực. Thứ bảy, đừng để cho sự kỳ vọng của bản thân và gia đình trở thành nỗi đe dọa tâm lý. Tiếp tục đó là không nên ngồi quá lâu đến hơn 90 phút, các bạn nên đứng dậy, đi tới đi lui, hít thở thật sâu rồi mới quay trở lại; khi đó, các bạn sẽ giảm thiểu được rất nhiều nguy cơ bệnh tật như thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên học trong tư thế nằm, vì nó sẽ làm cho việc tiếp thu kiến thức trở nên kém hiệu quả. Điều thứ chín, không nên mê tín dị đoan hay áp dụng những niềm tin thiếu cơ sở khoa học, nhân quả để học tập, ôn thi. Điều cuối cùng cũng không kém phần quan trọng, đó là  các bạn học sinh không nên chấp mắc, để bụng, để dạ những lời nói hay các cách ứng xử không làm cho mình hạnh phúc, vui vẻ, để chúng không thể quật ngã tâm lý, tâm trạng của mình được. Để gia tăng thành tích cao trong kỳ thi, TT. Thích Nhật Từ cũng hướng dẫn về những điều cần làm trước khi thi. Do não bộ cần rất nhiều oxi để hoạt động khi ôn luyện, ghi nhớ lượng kiến thức khổng lồ, cho nên khi học bài, học sinh nên lựa chọn nơi có không gian thoáng đãng, trong lành, mát mẻ. Nếu như không gian học tập ngoài trời thì cũng vô cùng lý tưởng, bởi ánh sáng mặt trời, ánh sáng tự nhiên cực kỳ tốt cho mắt, giúp mắt không bị mệt mỏi, lờ đờ. Các sĩ tử cũng cần lưu ý không nên thức quá khuya, phải ngủ đủ giấc và đủ chất lượng. Tăng cường hoạt động thể chất, tập thể dục, chơi thể thao, tập yoga,... kết hợp xem phim, nghe nhạc, xem hài kịch có chất liệu nhẹ nhàng, thư thái, vui vẻ để giải trí tinh thần, giảm lo âu, mệt mỏi cũng cần thiết không kém. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể sử dụng các thực phẩm chức năng như vitamin C, B1, B6, B12, omega 3,... và rọi đèn hồng ngoại sau gáy để tăng cường sức khỏe cơ thể và não bộ. Quan trọng hơn nữa, trước khi thi, sĩ tử phải từ bỏ các suy nghĩ tiêu cực, bi quan, chán chường, mặc cảm, tự ti để không bị ảnh hưởng đến tâm lý trước và trong giai đoạn thi cử. Một phương pháp hữu hiệu giúp giảm tải stress, giải tỏa áp lực, phóng tích lo lắng, bất an, đó là thiền. Thượng tọa hướng dẫn các bạn phương pháp thở 4 thì theo dõi hơi thở: hít vào 4 giây, giữ hơi thở 2 giây, thở ra 8 giây, nín thở 2 giây; nếu người nào có hơi thở dài thì áp dụng tương tự theo công thức là 6 2 10 2. Khi ngồi thì chúng ta có thể ngồi xếp bằng dưới đất hay ngồi trên ghế đều được, miễn sao mình thấy thoải mái nhất có thể. Về tư thế thiền thì cổ và lưng luôn luôn thẳng, mắt nhắm lại, thả lỏng toàn thân để thư giãn. Trong ba phút đầu, các bạn học sinh cần chú tâm theo dõi hơi thở. Sau khi thân tâm đã tạm ổn định, các bạn vừa theo dõi hơi thở vừa cảm nhận rằng mình đang an vui, hạnh phúc, buông bỏ những cảm xúc tiêu cực, không lo âu, sợ hãi về quá khứ và tương lai. Chúng ta cũng có thể áp dụng thiền trong tư thế đi, đứng và nằm với sự linh hoạt sao cho dễ chịu, thoải mái. Thực tập thiền trong học tập và đời sống hằng ngày sẽ giúp các bạn học sinh giải tỏa được những cảm xúc và tâm lý tiêu cực vô cùng hữu hiệu. Về những dự định, hoài bão cho tương lai sau khi cổng trường trung học phổ thông khép lại, TT. Thích Nhật Từ đã gợi ý, tư vấn cho các bạn học sinh về những sự lựa chọn và quyết định cần cân nhắc trong học vấn, sự nghiệp, hôn nhân và giá trị cống hiến cho cộng đồng, xã hội. Cuối buổi giao lưu, Thượng tọa còn nhiệt tình tư vấn, giải đáp thắc mắc về tâm lý cho các bạn trẻ cũng như gửi những lời chúc nguyện an lành, khỏe mạnh và thành công cho các sĩ tử trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới. Sau đây là một số hình ảnh được ghi nhận:

Tin: Minh Lượng Ảnh: Thanh Phong

Download Android Download iOS
Nhiều dấu ấn đặc biệt về Phật học viện Huệ Nghiêm được nhắc lại trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập

Sáng 27/11, Phật học viện Huệ Nghiêm đã tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (1964- 2024) trong không khí trang nghiêm và ý nghĩa. Sự kiện còn kết hợp với lễ tưởng niệm húy kỵ lần thứ 30 của Trưởng lão Hòa thượng Thích Bửu Huệ và tri ân chư Tôn thiền đức tiền bối hữu công.

Chuyện vua Minh Mạng với những lần ghé chùa Thiên Mụ

Minh Mạng là vị vua thứ hai của vương triều Nguyễn, giữ ngôi từ năm 1820 đến năm 1840. Ông nổi tiếng thông minh giỏi giang, quyết đoán và siêng năng. Ở mọi lĩnh vực của đất nước từ nội trị đến ngoại giao đều có dấu ấn trị vì của nhà vua.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

Phú Yên: Chư Tôn đức Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trao học bổng tại Tuy Hòa

Sáng ngày 27/11/2024 (nhằm 27/10/Giáp Thìn), TT.Thích Nhuận Nghĩa - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu làm trưởng đoàn, cùng chư Tôn đức đến thăm và trao học bổng cho 20 em học sinh giỏi và học sinh nghèo hiếu học tại trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (xã Bình Kiến, Tp.Tuy Hòa).

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online