TP.HCM: TT.Thích Tâm Hải chia sẻ trong khoá đào tạo “Người Dẫn Chương Trình Phật Giáo” tại Tu viện Khánh An

Nghe đọc bài:

 

PSO - Sáng ngày 30/03 (nhằm ngày 21/02 AL), tại Tu viện Khánh An, quận 12 tiếp tục diễn ra buổi học của Khóa Đào tạo “Người Dẫn Chương Trình Phật Giáo”. Buổi học hôm nay dưới sự chủ giảng của TT. Thích Tâm Hải, Phó ban Truyền thông Trung ương GHPGVN, Tổng Biên tập báo Giác Ngộ với chủ đề “Người dẫn chương trình – Cái nhìn từ báo chí và mối liên hệ với báo chí”

Trong môn học này, Thượng toạ chia sẻ cho các học viên về những kỹ năng của người MC trong tổ chức sự kiện chương trình Phật giáo, cụ thể là: Ngôn ngữ (nắm vững nội hàm các khái niệm); Lớp ngôn ngữ tu từ Phật giáo; Xác minh thông tin; Nắm bắt thông điệp cốt lõi; Lựa chọn thông tin, ngôn ngữ phù hợp. TT. Thích Tâm Hải đã đào sâu, phân tích một số thuật ngữ hay dùng trong các chương trình Phật giáo, triển khai chi tiết và xác minh rõ ràng về mặt định nghĩa các khái niệm. Mục đích nhằm củng cố kiến thức trên phương diện ngôn ngữ chuyên môn cho các học viên tham dự khóa học. 

Mỗi chương trình sự kiện đều có tính chất riêng biệt, mục đích nhằm truyền tải một thông điệp rõ ràng của chủ đề mà sự kiện thực tế đang diễn ra. Nếu không xác định được điều này, chắc chắn nội dung của sự kiện đó sẽ không được trình bày đầy đủ và cụ thể. Ngôn ngữ nói là phương tiện chính yếu, cốt lõi trong việc diễn giải nội dung sự kiện, người dẫn chương trình là nhân vật chủ chốt để điều khiển nhịp điệu chương trình và truyền dẫn cảm xúc của khán giả. Thượng toạ nhấn mạnh rằng, mỗi sự kiện hoạt động chỉ mang duy nhất một thông điệp, nếu sử dụng ngôn ngữ không chuẩn xác thì sẽ không làm nổi bật lên chủ đề của chương trình chúng ta đang thực hiện. 

Chương trình Phật giáo có tính chất khác biệt so với những chương trình Xã hội hay Khoa học, cho nên ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ sự kiện cũng sẽ hoàn toàn không giống như những chương trình khác. “Nói đúng - Nói chính xác - Nói hay” là tiêu chuẩn trong việc sử dụng ngôn ngữ đặc trưng khi tổ chức chương trình sự kiện liên quan đến Phật giáo. “Nói đúng” tức là tập trung những từ ngữ, thuật ngữ liên quan đến chủ đề chương trình sự kiện đó. “Nói chính xác” nghĩa là giải thích, bàn bạc, tham khảo...các vấn đề xoay quanh đề tài một cách đúng đắn, có luận điểm rõ ràng, có cơ sở khoa học, không trình bày mơ hồ. “Nói hay” là yếu tố cuối cùng sau khi đáp ứng đầy đủ hai tiêu chuẩn trước, vì việc sử dụng những ngôn ngữ bóng bẩy sẽ vô nghĩa nếu chúng ta không nói đúng và nói chính xác với chủ đề sự kiện mà chúng ta đang thực hiện.

Yếu tố “nội hàm” rất quan trọng của người MC đối với các chương trình chủ đề Phật giáo. Nội hàm là tập hợp tất cả các thuộc tính chung của các đối tượng được phản ánh trong một khái niệm. Nội hàm của một từ là : Hàm nghĩa, ý nghĩa nội tại của một từ ngữ, chỉ ra hiện tượng, sự vật được mô tả bằng từ ngữ đó. Thông điệp được truyền tải phải có ý nghĩa rõ ràng cụ thể, đem ích lợi về mặt nhận thức đến với đại chúng tham dự. Nếu một chương trình không thể trình bày nổi bật được thông điệp, chương trình sự kiện ấy sẽ không được thành tựu trọn vẹn. 

 

Thượng tọa chia sẻ một số lưu ý quan trọng đối với vai trò của người dẫn chương trình Phật giáo cần phải tránh: Không nói những điều mình không biết và thông tin chưa nắm chắc. Không cảm tính, tùy tiện, sử dụng ngôn ngữ trào lộng, khiếm nhã. Không lạm dụng ngôn ngữ tu từ, đặc thù về lĩnh vực chuyên môn. Không nên ngộ nhận vai trò người dẫn chương trình, đồng hóa với chủ thể của sự kiện đang được tổ chức.

Cuối cùng, Thượng tọa khẳng định lại chức năng của người dẫn chương trình Phật giáo là nhân vật chủ chốt điều phối nhịp điệu cho toàn bộ nội dung sự kiện; sử dụng ngôn ngữ đặc trưng để làm phương tiện biểu đạt chính; có trách nhiệm cung cấp thông tin, truyền tải thông điệp một cách cụ thể, rõ ràng, đầy đủ, chính xác; truyền dẫn cảm xúc đến với đại chúng tham dự và kết nối tất cả dữ liệu thành câu chuyện trọn vẹn theo thông điệp của sự kiện.

Buổi chiều cùng ngày, học viên của Khóa Đào tạo “Người Dẫn Chương Trình Phật Giáo” tiếp tục tham dự môn học “Kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ hình thể” dưới sự hướng dẫn của MC Minh Hương.

 

Tin: Ngọc Thanh, Ảnh: BTT Khánh An

Download Android Download iOS
Ninh Bình: Lễ khởi công xây dựng quần thể Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính

Ngày 17/11/2024 tức ngày 17/10/ Giáp Thìn, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, chùa Bái Đính cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng quần thể  Tháp Minh Không, Sông Sinh Dược , Cầu Dược Sư tại chùa Bái Đính - xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online