TP.HCM: TT.Thích Trí Chơn chia sẻ về "Vai trò của Người Dẫn chương trình Phật giáo"

Nghe đọc bài:

 

PSO - Sáng ngày 23/03/2024 tại Tu viện Khánh An (quận 12, TP.Hồ Chí Minh) lớp đào tạo Người Dẫn chương trình Phật giáo của Ban Văn hóa Phật giáo TP.Hồ Chí Minh tổ chức tiếp tục diễn ra với những môn học quan trọng về vai trò và nghiệp vụ dẫn chương trình. 

Theo lịch học, sáng thứ 7 này, các Học viên học môn “Vai trò của Người Dẫn chương trình”, do TT. Thích Trí Chơn, UV HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.Hồ Chí Minh giảng dạy.

Theo Thượng tọa Giảng sư, người dẫn chương trình đóng một vai trò quan trọng. Do vậy việc đầu tiên các học viên cần ý thức rõ vai trò của người dẫn chương trình. Vì thông qua đó, người dẫn chương trình sẽ hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc điều phối nội dung, tạo nên sự thành công của một chương trình. 

Các học viên rất chú tâm lắng nghe giảng sư chia sẻ nhiều kiến thức quý 

Khi chia sẻ về vai trò của người dẫn chương trình, Thượng tọa Trưởng Ban Tổ chức nhấn mạnh, người dẫn chương trình phải làm chủ được mọi tình huống bằng sự chuẩn bị chu đáo về nội dung kịch bản và vốn kiến thức của mình. Do vậy, người dẫn chương trình cần phải nắm vững kịch bản và diễn dẫn theo tuần tự phân mục chương trình, với một sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức chuyên môn liên quan đến nội dung chương trình.

Thượng tọa chia sẻ rất cụ thể về vai trò mà người dẫn chương trình cần phải đảm nhiệm trong một chương trình, đó là: người điều khiển chương trình, phát ngôn viên, xướng ngôn viên, người dẫn chuyện hoặc có thể là đóng cả vai một người diễn viên đặc biệt. Người dẫn chương trình cũng cần phải nắm vững các thể loại ngôn ngữ, như là: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, hành chính, khoa học, cổ xưa và trình bày các thể loại này với giọng điệu phù hợp.

Ngoài phong thái phù hợp của một MC trong chương trình Phật giáo, thể hiện qua hình ảnh trang phục, ngôn ngữ biểu cảm hình thể, thì người dẫn chương trình phải chủ động trau dồi ngôn ngữ nghệ thuật. Đối với người dẫn chương trình, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật cần được chú trọng, ngôn ngữ khi sử dụng cần được chọn lọc, trau chuốt và biết cách sử dụng một cách xúc tích, sinh động, mang giá trị cảm xúc, thẩm mỹ để người nghe cảm được. Điều này mang tính quyết định, làm nên sự thành công của người dẫn chương trình. 

 

Trong buổi học, các Học viên nhận được nhiều kinh nghiệm quý báu được chia sẻ từ kinh nghiệm dẫn chương trình Phật giáo từ Thượng tọa Trưởng ban Văn hóa.

Cuối buổi học, Thượng tọa Giảng sư đã chốt lại rằng, để đảm nhiệm tốt vai trò dẫn chương trình, đòi hỏi người MC cần phải có kiến thức, tư duy sáng tạo, kỹ năng soạn kịch bản, xử lý tình huống, văn hóa ứng xử. Những yếu tố này ngoài năng khiếu thì mỗi học viên đều cần phải học hỏi, trau dồi.

 

Hơn nữa, đối với một người dẫn chương trình Phật giáo, thì ngoài năng lực cần có nội lực và đạo lực. Phải bằng kinh nghiệm tu tập của bản thân, đạo lực từ cái bên trong, toát ra được phong thái tươi mát, nhẹ nhàng, có khả năng điều phục những cái bất thiện, không phù hợp với chánh pháp. Từ cái học, thể hiện bằng hành động qua sở tri của mình, những học viên phải nhớ làm chủ được những thiện xảo này, chúng phương tiện để truyền tải những giá trị của Phật pháp. 

Nhiều học viên phát biểu sôi nổi trong buổi học

Tại buổi học, các Học viên được thực hành lên kịch bản cho một chương trình sự kiện Phật giáo. Chiều cùng ngày, các học viên tiếp tục được học với cựu MC Minh Hương, người dẫn chương trình truyền hình có ảnh hưởng của Đài truyền hình TP.Hồ Chí Minh, tác giả của quyển sách truyền cảm hứng sống hạnh phúc có tựa đề “Hạnh phúc đan giữa những ngón tay”.

Ngọc Thanh

Download Android Download iOS
BR-VT: Bổ nhiệm Đại đức Thích Minh Nguyện trụ trì chùa Hội Phước (TP.Bà Rịa)

PSO - Sáng ngày 21-11, Tại phường Phước Nguyên, TP. Bà Rịa, tỉnh BR-VT đã long trọng tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Hội Phước (chùa Cây Dương) đến Đại đức Thích Minh Nguyện và Lễ húy kỵ cố Hòa thượng Thích Tâm Thiệu.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Bình Phước: Chùa Bảo Tạng (Q.12) trao 250 phần quà đến người nghèo và khuyết tật thị xã Bình Long

Chiều nay, ngày 22/11/2024, tại chùa Tân Minh (phường Phú Định, thị xã Bình Long, Bình Phước) HT.Thích Quảng Niệm, trụ trì chùa Bảo Tạng (Q.12, TP.HCM) cùng các Phật tử đã trao 250 phần quà trị giá 125 triệu đồng, đến các gia đình nghèo và người khuyết tật địa phương.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online