Trà Vinh: Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước huyện Tiểu Cần tham luận với chủ đề "Về bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc"

Nghe đọc bài:

PSO - Tại Đại hội Đại biểu Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh lần thứ VIII nhiệm kỳ (2023-2028), Sáng ngày 27/9/2023 (nhằm ngày 13 Quý Mão), ĐĐ. Sơn Hòa - Phó chánh Văn phòng kiêm Phó ban Phật học Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước huyện Tiểu Cần phát biểu tham luận với chủ đề "Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc".

ĐĐ. Sơn Hòa - phát biểu tham luận

Tiểu Cần là huyện nông thôn mới cách trung tâm tỉnh Trà Vinh 24 km về phía Tây, phía Đông giáp huyện Châu Thành; phía Tây giáp huyện Cầu Kè và một phần huyện Cù Lao Dung của tỉnh Sóc Trăng, phía Nam giáp huyện Trà Cú và phía Bắc giáp huyện Càng Long, có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy quan trọng. Đồng bào các dân tộc và tôn giáo trên địa bàn huyện luôn giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết, thi đua lao động, sản xuất; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa ở phương.

Quang cảnh Đại hội

Riêng Phật giáo Nam Tông Khmer: trong huyện có 15 chùa, với 392 vị chư Tăng, trong đó có 02 Hòa thượng, 13 Thượng tọa, 31 vị Đại đức, 132 Tỳ khưu và 151 vị Sadi, có 131 cư sĩ là Ban Quản trị.

Chư Tôn đức chứng minh 

Theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc, trong thời gian qua, Ban chấp hành huyện Hội Tiểu Cần luôn phối kết hợp cùng với các cấp, ngành liên quan triển khai nhiệm vụ phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc trên mảnh đất quê hương Tiểu Cần và địa phương lân cận vào các dịp lễ hội của dân tộc, các ngày rằm ở chùa.

Xuất phát từ tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa lớn lao của việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, Hội ĐKSSYN huyện Tiểu Cần luôn đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động chư Tăng, Phật tử chung tay góp sức giữ gìn xây dựng và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Ngoài việc vận động như nêu trên, cũng cần phải có sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền trong công tác bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc với một số nội dung như sau:

Một là, tiếp tục phối kết hợp với các chùa tổ chức các trò chơi dân gian trong dịp lễ hội như lễ Chôl Chnăm Thmây, lễ Ok Om Bok,…

Hai là, hỗ trợ cho các tác giả xuất bản tập thơ, tập truyện và phân phát rộng rãi đến các chùa. Tiếp tục xuất bản các tài liệu sách ảnh thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật với việc nâng cao chất lượng về nội dung, đa dạng về lĩnh vực.

Ba là, hỗ trợ việc nghiên cứu các giải pháp bảo tồn và phát huy các di sản có nguy cơ bị mai một như bảo tồn kinh sách viết trên lá buông (Satra Slất Rịt) thông qua việc nghiên cứu về nội dung, mở các lớp ngắn hạn dạy đọc chữ trên Satra.

Bốn là, hỗ trợ mở các lớp truyền dạy kỹ thuật khắc hoa văn, vẽ tranh ảnh theo họa tiết nghệ thuật văn hóa Khmer.

Năm là, hỗ trợ việc trùng tu các hạng mục công trình được công nhận là di sản, di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia.

Xuất phát từ tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa lớn lao của việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, Hội ĐKSSYN huyện Tiểu Cần luôn đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động chư Tăng, Phật tử chung tay góp sức giữ gìn xây dựng và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

 

 

Tin, ảnh: Ban TT-TT PG tỉnh Trà Vinh

Download Android Download iOS
Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online