Trực tuyến: Phật Giáo Thái Nguyên theo dòng chảy 40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Sáng ngày 07/11/2021, Giáo hội Phật giáo Việt Nam long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội (07/11/1981 – 07/11/2021). Đại lễ được diễn ra bằng hình thức trực tuyến do bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19. Từ điểm cầu Hà Nội kết nối với các điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đây là đại lễ kỷ niệm đặc biệt nhất trong chặng đường lịch sử phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam với tinh thần tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên.

Đúng 8h sáng, Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN đã long trọng diễn ra theo hình thức trực tuyến, tham dự có chư Tôn giáo phẩm Ban Thường trực HĐCM, Ban Thường trực HĐTS, 13 Ban, Viện Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành. Đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mật trận Tổ quốc, Tổng lãnh sự quán các nước, lãnh đạo chức sắc các Tôn giáo cũng hiện diện để chúc mừng Đại lễ.

Tại điểm cầu Hà Nội: Về phía lãnh đạo Đảng, Nhà nước có: ông Nguyễn Xuân Phúc – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; ông Đỗ Văn Chiến – Bí Thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung Ương MTTQVN; Bùi Thị Minh Hoài – Bí Thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận TƯ;  bà Phạm Thị Thanh Trà – Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng bộ Nội vụ.

Tại điểm cầu TP.HCM: tham dự có bà Nguyễn Thị Lệ – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM, ông Ngô Minh Châu – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM; bà Tô Thị Bích Châu – Chủ tịch UB MTTQVN TP.HCM.

Theo đó, tại điểm cầu tỉnh Thái Nguyên, tham dự buổi lễ có TT. Thích Nguyên Thành- UVTT HĐTS, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thái Nguyên; cùng chư Tôn đức Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên đồng tham dự.

Phía chính quyền có bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đặng Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Phạm Thái Hanh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đọc Thông điệp nhân Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh GHPGVN tại điểm cầu TP.HCM (thiền viện Quảng Đức)

Cách đây 40 năm, tại chùa Quán Sứ, thủ đô Hà Nội, Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày nay, Đại hội Đại biểu của 9 tổ chức Giáo hội, hệ phái và tổ chức Phật giáo trong cả nước đã họp và nhất trí tuyên bố thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong diễn văn khai mạc Đại lễ, HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS khẳng định, “ GHPGVN ra đời là kết tinh trí tuệ và nguyện vọng tha thiết thống nhất Phật giáo từ hàng ngàn năm, tiếp nối sự nghiệp của Chư vị lịch đại Tổ Sư qua các thời kỳ lịch sử.”; Qua đó với truyền thống đoàn kết, hòa hợp, truyền thống nhập thế đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam trong suốt 2000 năm lịch sử, Tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh cùng đất nước vững bước vào thời kỳ đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, khẳng định được vai trò, vị thế như ngày nay.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn đọc Diễn văn khai mạc Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN tại điểm cầu Trụ sở Ủy ban Trung ương MTTQVN - Hà Nội

Đại lễ có chủ đề “40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước". Chặng đường phát triển của Giáo hội Phật giáo 40 năm qua cho thấy: Giáo hội đã có nhiều hoạt động Phật sự ích đạo, lợi đời; tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. “Tinh thần nhập thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thể hiện xuyên suốt trong chặng đường lịch sử 40 năm. Ra đời vào thời kỳ đất nước xảy ra cuộc chiến tranh biên giới và sự cấm vận của nước ngoài, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã không ngừng tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, động viên Tăng ni hành Bồ tát đạo, tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng Phật giáo thế giới trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Bước sang giai đoạn đổi mới, Giáo hội bắt đầu thời kỳ phát triển xây dựng nền tảng vững chắc trong những năm cuối thế kỷ 20, làm tiền đề hội nhập phát triển trong thế kỷ 21. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực đóng góp vào thành tựu chung của đất nước như khôi phục nhiều di sản văn hóa của dân tộc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Xây dựng đời sống văn hóa tâm linh lành mạnh song hành với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong những thập niên đầu của thế kỷ 21, là những nhiệm kỳ đánh dấu giai đoạn phát triển rực rỡ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cả về chiều rộng tổ chức Giáo hội ở trong và ngoài nước, và chiều sâu đạo pháp, chất lượng tăng tài đáp ứng nhu cầu của thời đại. Giáo hội đã tích cực, chủ động trong hội nhập và quan hệ quốc tế góp phần đẩy mạnh sự nghiệp đối ngoại nhân dân, ngoại giao văn hóa của đất nước.”

Hòa thượng Chủ tịch HĐTS cho rằng. Trong 40 năm qua (1981 – 2021), Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh về hệ thống tổ chức từ trung ương đến các địa phương, về chủ trương hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc, phát triển hệ thống giáo dục Phật giáo, đào tạo tăng tài, xiển dương chân lý, hoằng pháp lợi sinh hướng dẫn đồng bào Phật tử, phát huy bản sắc văn hóa Phật giáo trong việc giữ gìn các di sản văn hóa Việt Nam…”

Nhân sự kiện trọng đại của GHPGVN, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn đã thay mặt Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, gởi lời chức chư Tôn đức Tăng Ni cùng lãnh đạo Đảng nhà nước hiện diện tại buổi lễ dồi dào sức khỏe, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, chiến thắng dịch bệnh, cuộc sống an bình, phồn vinh và thịnh vượng.

Thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký báo cáo thành tựu Phật sự qua 40 năm phát triển của GHPGVN và đề ra định hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Tại điểm cầu Thái Nguyên, bà Nguyễn Thanh Hải, Bí thư Tỉnh ủy cũng ghi nhận và biểu dương những đóng góp thiết thực của các tín đồ Phật giáo trong hưởng ứng các phong trào thi đua, góp phần quan trọng vào những thành tựu của tỉnh. Đồng chí mong muốn Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh phát huy truyền thống, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong hoạt động tôn giáo; đoàn kết, góp phần xây dựng tỉnh Thái Nguyên ngày càng giàu đẹp.

Nhân dịp này, bà Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên đã tặng hoa và quà chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thái Nguyên. Lãnh đạo UBND tỉnh và Ủy ban MTTQ tỉnh trao tặng Bằng khen cho Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh và các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động Phật sự, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2016-2020 và trong hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

ông Đặng Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tặng Bằng khen cho cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

ông Phạm Thái Hanh, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh Thái Nguyên tặng Bằng khen cho cá nhân, tập thể có đóng góp xuất sắc trong hoạt động Phật sự.

TT. Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thái Nguyên, thay mặt Giáo hội phát biểu cảm ơn

Xin giới thiệu một số hình ảnh từ điểm cầu tỉnh Thái Nguyên:

BTC Đón nhận những lẵng hoa tươi thắm chúc mừng tới buổi Đại lễ:

Chụp hình lưu niệm

Ban TT-TT Phật giáo Thái Nguyên

Download Android Download iOS
BR-VT: Bổ nhiệm Đại đức Thích Minh Nguyện trụ trì chùa Hội Phước (TP.Bà Rịa)

PSO - Sáng ngày 21-11, Tại phường Phước Nguyên, TP. Bà Rịa, tỉnh BR-VT đã long trọng tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Hội Phước (chùa Cây Dương) đến Đại đức Thích Minh Nguyện và Lễ húy kỵ cố Hòa thượng Thích Tâm Thiệu.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online