Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh vừa viên tịch tại chùa Phật Bửu (Q.3, TP.HCM)

Nghe đọc bài:

Thông tin của Báo Giác Ngộ, Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Thành viên Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, vừa viên tịch vào sáng nay 3/11/2024 (nhằm mùng 3/10 năm Giáp Thìn); trụ thế 90 năm, 63 hạ lạp.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh (1936-2024) - Ảnh: Đăng Huy

Thông tin từ đại diện môn đồ pháp quyến của Trưởng lão Hòa thượng cho Báo Giác Ngộ biết do niên cao lạp trưởng, ngài thuận thế vô thường thu thần viên tịch lúc 9 giờ 30 phút hôm nay, 3/10/Giáp Thìn, tại tổ đình Phật Bửu (Q.3, TP.HCM).

Lễ nhập kim quan sẽ được cử hành vào 20 giờ hôm nay, mùng 3-10-Giáp Thìn, tại tổ đình Phật Bửu (số 80/19 Cao Thắng, P.4, Q.3, TP.HCM); Lễ tưởng niệm và di quan dự kiến vào lúc 6 giờ ngày mùng 8/10/Giáp Thìn (8/11/2024).

Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, thế danh Nguyễn Văn Dùng, sinh năm Bính Tý (1936), hiện còn đảm nhiệm Trưởng tông phong Thiền Tịnh đạo tràng, trụ trì tổ đình Phật Bửu.

Ngài xuất gia với Sư cụ Trừng Thành chùa Phật Bửu Phóng Quang (xã An Hội, tỉnh Bến Tre) năm lên 13 tuổi, được đặt pháp danh Tâm Hảo; thọ giới Sa-di năm Tân Mẹo (1951) và thọ Cụ túc giới năm 25 tuổi (1961) tại Đại giới đàn do Tổ Chơn Như Minh Trực làm Hòa thượng Đường đầu; được Hòa thượng bổn sư ban pháp hiệu Tịnh Hạnh, pháp tự Thiện Lạc.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh đồng chơn xuất gia năm lên 13 tuổi, Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN - Ảnh: Đăng Huy

Trong một chia sẻ với Báo Giác Ngộ, Trưởng lão Hòa thượng cho biết ngài đến với đạo Phật và xuất gia là nhờ thân mẫu của ngài. Cụ bà là một Phật tử thuần thành của chùa Phóng Quang, ấp Mỹ Hóa, xã An Hội, tỉnh Bến Tre (nay thuộc Tp.Bến Tre).

Vì nhà gần chùa nên tối nào bà cụ cũng đến chùa lễ Phật, tụng kinh. Tâm nguyện này được cụ bà duy trì khá trọn vẹn dù có bận việc gì đi nữa.

“Tôi là con trai út trong nhà, không có nhiều bạn bè nên khá gần với mẹ bởi dành phần lớn thời gian bên mẹ. Cũng bởi tình mẹ con thân thiết nên mỗi khi bà cụ đi đâu đều dẫn tôi theo và đi chùa mỗi tối cũng không ngoại lệ”, ngài kể.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh cho biết hàng ngày, lúc trời nhá nhem tối, cơm nước xong, bà cụ lại mang theo túi xách nhỏ quen thuộc đi chùa. Những lúc như vậy, bà cụ đều yêu cầu ngài phải tranh thủ ăn cơm, áo quần tươm tất để cùng bà cụ lên chùa tụng kinh.

“Sau này, tôi phát tâm xuất gia, trở thành tu sĩ Phật giáo cũng xuất phát từ những năm tháng tuổi thơ cùng bà cụ đi chùa, đọc kinh và lễ Phật. Đây cũng là kỷ niệm đáng nhớ nhất giữa tôi và cụ vì khi tôi vừa tròn 6 tuổi, cụ bà đã qua đời giữa lúc thực dân Pháp chiếm đóng ở Việt Nam và đất nước lâm vào cảnh chiến tranh ác liệt, điêu tàn. Khi mẹ mất, thời gian còn lại trước khi xuất gia, tôi ở với ông cụ và các anh, chị lớn trong nhà.”, ngài chia sẻ với Báo Giác Ngộ.

Báo Giác Ngộ cập nhật thông tin về Lễ tang của Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh đến Tăng Ni, Phật tử và quý độc giả.

Diệu Nghiêm

Nguồn: Báo Giác Ngộ

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Sư thầy 30 năm cưu mang trẻ em bất hạnh

Khi chúng tôi ghé thăm chùa Kỳ Quang II, Hòa thượng Thích Thiện Chiếu - Trụ trì chùa, đón tiếp chúng tôi với nụ cười đôn hậu, tay vẫn cầm chiếc vòi xịt nước để vệ sinh sân chùa. Dù đã 76 tuổi, Hòa thượng vẫn duy trì thói quen dậy sớm mỗi ngày, cần mẫn quét dọn, làm sạch từng ngóc ngách trong khuôn viên chùa.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online