TT Huế: Đức Pháp chủ dâng hương và sách tấn chư hành giả an cư tại Tổ đình Từ Đàm

Nghe đọc bài:

Sáng ngày 18/07/2024 (13.06 Giáp Thìn), nhân mùa An cư kiết hạ PL. 2568, Đức đệ tứ Pháp chủ GHPGVN đã thân lâm dâng hương lịch đại Tổ sư và sách tấn chư hành giả an cư tại Tổ đình Từ Đàm (01 Sư Liễu Quán, phường Trường An, tp. Huế).

Sau khi dâng hương tưởng niệm tại Đài Thánh tử đạo, Đức Pháp chủ đã thân lâm về Tổ đình Từ Đàm để đỉnh lễ Tam Bảo, lịch đại Tổ sư. Ngôi cổ tự Từ Đàm được xây dựng vào năm 1683 bởi thiền sư Minh Hoằng Tử Dung, một vị cao tăng người Trung Quốc. Ban đầu, chùa có tên là Ấn Tôn tự, lấy ý nghĩa là lấy sự truyền tâm làm tông chỉ của chùa.

Trong cuộc chiến tranh giữa chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, chùa Ấn Tôn bị hư hại nặng như nhiều ngôi chùa khác trong vùng. Năm 1841, chùa được trùng tu và vua Thiệu Trị cho đổi tên chùa Ấn Tôn thành chùa Từ Đàm. Chùa là nơi quy tụ những học giả Phật giáo xuất sắc nhất miền Trung, trong giai đoạn thực dân Pháp thống trị Việt Nam, chùa Từ Đàm trở thành trung tâm của phong trào Chấn hưng Phật giáo Trung Kỳ từ thập niên 1920. Năm 1963, chùa Từ Đàm là một trong những trung tâm của phong trào đấu tranh chống kỳ thị Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. 

Cung đón Đức Pháp Chủ có Trưởng lão Hoà thượng Thích Giác Quang – Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế; chư Tôn đức Thành viên HĐCM GHPGVN, Chứng Minh BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế: Trưởng lão Hoà thượng Thích Chơn Tế, Trưởng lão Hoà thượng Thích Quang Nhuận, Trưởng lão Hoà thượng Thích Chơn Hương; chư Tôn đức chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế: Hoà thượng Thích Tánh Tịnh, Hoà thượng Thích Từ Vân, Hoà thượng Thích Tánh Quán Chơn; Hoà thượng Thích Khế Chơn - Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban Hướng dẫn Phật tử TW, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế; Hoà thượng Thích Hải Ấn – Uỷ viên thường trực HĐTS, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế cùng chư Tôn đức chứng minh BTS, BTS tỉnh, Ban ngành trực thuộc, BTS các huyện thị xã, chư Tôn đức trụ trì các Tổ đình, tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường; cùng toàn thể các Đạo tràng đoàn chúng Phật tử hiện diện.

Buổi lễ còn có sự hiện diện của Hoà thượng Thích Lệ Trang – Uỷ viên thường trực HĐTS, Trưởng Ban nghi lễ TW, Trưởng BTS GHPGVN thành phố HCM; Thượng toạ Thích Giác Dũng – Uỷ viên HĐTS, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố HCM; Thượng toạ Thích Tâm Hải – Phó Ban thông tin truyền thông TW, Tổng biên tập báo Giác Ngộ.

Chia sẻ với Tăng Ni và Phật tử Thừa Thiên Huế, Đức Pháp Chủ mong tất cả cần coi nhau như huynh đệ một nhà, không phân biệt pháp môn tu, bởi tất cả vì nhu cầu của xã hội và thời đại mà Phật giáo có những phương tiện khác nhau, song tựu chung tất cả đều nhằm mục đích mang lại an lạc cho tất cả mọi loài. “Dù chúng ta tu ở bất cứ pháp môn nào, thì cần có mục tiêu duy nhất đó là tất cả đều thành Phật trong tương lai” – Ngài nhấn mạnh.

Đức Pháp Chủ chia sẻ: “Người con Phật dù xuất gia hay tại gia, cần nhớ Phật giáo Việt Nam là một tổ chức thống nhất, sinh hoạt chung vì mục đích chung xuyên suốt chiều dài lịch sử từ năm 1981 tới nay. Ngoài GHPG Việt Nam thì không có một tổ chức nào mang tên Phật giáo khác được nhà nước công nhận. Càng tự hào hơn khi Phật giáo Việt Nam được các nước Phật giáo trên thế giới ngưỡng mộ và ước mơ có một khối thống nhất như vậy, đây chính là thành tựu lớn nhất của Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt nhất, tại Việt Nam có 3 lần tổ chức Vesak. Tất cả những người bạn ở các nước đều có mong muốn tới Việt Nam, muốn học tập tổ chức, sinh hoạt theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vì vậy, những lần tổ chức Vesak tại Việt Nam có thể nói là có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nhất tới thăm. Để đạt được đến như vậy là nhờ người đi trước đã dạy được gì để thế hệ hôm nay, chúng ta phải cố gắng giữ gìn, phát triển và bảo tồn Phật giáo. Đó là việc vô cùng quan trọng”. 

Hiện nay có những hiện tượng nhằm chống phá Phật giáo, đứng về lập trường này để chống lập trường khác. Nhưng Đức Pháp Chủ mong đại chúng hiểu rằng tất cả đều đi theo con đường duy nhất là đạo Phật, ai cũng sẽ thành Phật. Người thành Phật trước thì dìu dắt người thành Phật sau, người đi trước thì chăm sóc cho thế hệ đi sau.

Tại Thừa Thiên Huế sinh hoạt không giống như ở TP Hồ Chí Minh và cũng không giống như các tỉnh thành khác. Cho nên, từ chỗ khác biệt đó, mà tuỳ theo địa phương, tuỳ theo tập quán mà chúng ta có sử dụng phương tiện khác nhau để đáp ứng nhu cầu của quần chúng tại địa phương đó. Tất cả chúng ta dùng pháp phương tiện để mà dìu dắt chúng sinh, nhu cầu của xã hội ở mức độ nào thì ta đáp ứng ở mức độ đó. Cần giữ quan điểm không chê, không trách. Mỗi địa phương thì có một sinh hoạt khác nhau.

Ngài chia sẻ “Có người thì cố chấp vào Phật giáo nguyên thuỷ. Khi thời Phật còn tại thế thì Ngài đầu trần, chân đất đi khất thực ăn ngày một bữa. Nhưng mà, Đức Phật cũng dạy chúng ta, đó cũng là phương tiện. Đức Phật sinh ở thời kỳ đó, quốc độ đó thì Ngài thích nghi trong điều kiện đó để giáo hoá chúng sinh. Còn ở tất cả các Phật quốc khác thì phải khác".

Qua những ví dụ trong Kinh điển, Đức Pháp Chủ sách tấn đại chúng “Trong cuộc sống này, tất cả các phúc điền, nếu mà các điều đem lợi ích cho tất cả các loài mà không vi phạm pháp luật, địa phương, quốc độ thì chư Hoà thượng, Thượng toạ, Ni trưởng, Ni sư, tất cả các thầy đều có thể làm. Đây là vì lợi ích cho chúng sinh, vì lợi ích cho số đông, vì lợi ích cho chư Thiên và loài người. Đạo Phật có vô số phương tiện, vô số pháp tu khác nhau. Không phải pháp tu nào hơn pháp tu nào. Đây là điều quan trọng mà tôi nhắn cho tất cả các lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế trên bước đường hoà hợp và đoàn kết cùng xây dựng Phật giáo tỉnh nhà và đồng xây dựng Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển lên một tầm cao mới để thế giới nhìn về chúng ta mà có thể khởi tâm kính trọng. Đó là trách nhiệm của chúng ta ngày hôm nay”. 

Đức Pháp chủ tặng quà đến Ban Trị sự GHPGVN tỉnh TT Huế

Ban Trị sự GHPGVN tỉnh TT Huế cúng dường lên chư Tôn đức HĐCM GHPGVN

Diệu Tường

Download Android Download iOS
Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

TP.HCM: Chùa Giác Tánh tưởng niệm cố TT.Thích Thiện Ngộ và trao quà cho người dân khó khăn

Sáng ngày 7-9-2024 (nhằm ngày 5-8-Giáp Thìn), môn đồ tứ chúng đã trang nghiêm tưởng niệm lễ húy kỵ lần thứ 12 cố Thượng tọa Thích Thiện Ngộ - Nguyên Trụ trì chùa Giác Tánh và trao 200 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

Hội Từ Thiện Chùa Tường Nguyên khởi động chương trình "Trung thu cho em 2024"

Với tinh thần sẻ chia và yêu thương, Hội từ thiện Chùa Tường Nguyên (quận 4, TP.HCM) dưới sự hướng dẫn của Thượng tọa Thích Minh Phú - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Từ thiện - Xã hội GHPGVN TP.HCM, Chủ tịch Hội từ thiện Chùa Tường Nguyên đã khởi động chương trình "Trung thu cho em 2024" nhằm mang đến niềm vui cho các em thiếu nhi có

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online