Phát biểu của Chủ tịch Trần Thanh Mẫn tại “Hội nghị toàn quốc biểu dương, phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu" - Kính thưa đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, - Kính thưa đồng chí Lê Trường Lưu, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế, - Thưa các đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế, các vị khách quốc tế, các vị lãnh đạo các tôn giáo, - Thưa toàn thể Hội nghị, Hôm nay, trong không khí phấn khởi sau thành công của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 và Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 9, Ban Thường trực UBTW MTTQ Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam đồng tổ chức Hội nghị toàn quốc biểu dương, phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu lần thứ hai tại cố đô Huế xinh đẹp và mến khách. Thay mặt UBTW MTTQ Việt Nam và các cơ quan đồng tổ chức Hội nghị, tôi nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn các vị lãnh đạo các cơ quan Trung ương, địa phương, các tổ chức tôn giáo, các vị khách quốc tế cùng toàn thể quý đại biểu đã đến tham dự Hội nghị. Thưa quý đại biểu, Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề lớn mang tính chất toàn cầu được cả loài người trên thế giới quan tâm. Nhiều nghiên cứu và báo cáo đã đưa ra đánh giá vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã và đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, có tác động nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và an ninh môi trường thế giới. Tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc cùng hành động vì khí hậu ngày 23 tháng 9 năm 2019, Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông An-tô-ni-ô Gu-tơ-rét đã nêu bật yêu cầu cần cắt giảm phát thải khí nhà kính 45% vào năm 2030; kêu gọi tăng nguồn tài chính chi cho khí hậu, bao gồm việc thực hiện cam kết đóng góp 100 tỷ đô la mỗi năm của các nước phát triển cho ứng phó với biến đổi khí hậu tại các nước đang phát triển vào năm 2020 và củng cố Quỹ Khí hậu Xanh. Tại Hội nghị, các nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu Chính phủ, đại diện các nước đã đưa ra những tuyên bố, cam kết mạnh mẽ. Giáo hoàng Phan-xi-cô đã gửi thông điệp kêu gọi loài người sống trung thực hơn, có trách nhiệm hơn và khuyến khích hành động vì khí hậu. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn, có nhiều nỗ lực và đạt được kết quả bước đầu quan trọng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang phải đối mặt với những thách thức lớn về tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường, nhất là ở một số khu vực thành thị, nông thôn, khu công nghiệp và làng nghề; tài nguyên thiên nhiên vẫn còn bị khai thác quá mức, thiếu bền vững. Theo các chuyên gia môi trường thế giới, trong 10 năm tới, GDP của Việt Nam có thể tăng gấp đôi, nhưng nếu không quan tâm đúng mức đến công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, tính trung bình GDP cứ tăng thêm 1% thì thiệt hại do ô nhiễm môi trường sẽ làm mất đi khoảng 3% GDP. Đây là một trong những nhiệm vụ khó khăn, nặng nề đối với Việt Nam khi vừa phải tập trung phát triển kinh tế vừa bảo vệ tốt môi trường; coi bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là nội dung cơ bản của tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ngắn hạn và dài hạn, Việt Nam luôn nhất quán mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển xanh và hướng tới người dân - phát triển bền vững và bảo vệ sức khỏe, thể chất của nhân dân. Thưa quý đại biểu, Năm 2015, tại Hội nghị toàn quốc về “Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” được tổ chức tại thành phố Huế, đại diện lãnh đạo của 14 tôn giáo đã trình bày bản Thông điệp về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Lãnh đạo của 40 tổ chức tôn giáo thuộc 14 tôn giáo tại Việt Nam đã cùng Ban Thường trực UBTW MTTQ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường ký kết Chương trình phối hợp bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu (giai đoạn 2015-2020) với 5 nội dung và 7 mục tiêu, giải pháp. Sau khi Chương trình phối hợp được ký kết, Ban Chỉ đạo Chương trình đã được thành lập với sự tham gia của lãnh đạo cấp cao của 14 tôn giáo. 63 tỉnh, thành phố đã tiến hành ký kết Chương trình hoặc Kế hoạch phối hợp giữa Mặt trận, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các tổ chức tôn giáo ở cấp tỉnh. Trong 4 năm qua, với sự tham gia tích cực và hiệu quả của các tôn giáo, sự phối hợp, hỗ trợ kịp thời và thiết thực của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên các cấp, ngành tài nguyên và môi trường, trong cả nước đã có hơn 1.014 mô hình của các tôn giáo tham gia Chương trình được xây dựng; hàng trăm loại tài liệu được biên soạn; hàng nghìn lớp tập huấn, bồi dưỡng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai... được triển khai ở các địa phương và trong các tôn giáo, tạo sự thay đổi căn bản trong nhận thức của lãnh đạo và tổ chức tôn giáo về vai trò, trách nhiệm cùng toàn dân tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tôi nhiệt liệt chúc mừng 39 tập thể, 20 cá nhân và 9 mô hình được vinh danh và nhận Bằng khen của UBTW MTTQ Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày hôm nay. Tại Hội nghị này, lãnh đạo của 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo ở Việt Nam sẽ cùng các cơ quan, ban, ngành Trung ương và địa phương, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay và cam kết tăng cường trách nhiệm, sự phối hợp cùng nhau thực hiện hiệu quả hơn nữa Chương trình trong những năm tới, góp phần tích cực phát huy vai trò của các tôn giáo ở Việt Nam trong việc tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời tăng cường đoàn kết, sự gắn bó, đồng hành của các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Với ý nghĩa đó, thay mặt UBTW MTTQ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổ chức Bắc Âu trợ giúp Việt Nam cùng lãnh đạo các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội nghị toàn quốc biểu dương, phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhân dịp này, tôi chân thành cảm ơn Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh Thừa Thiên-Huế đã phối hợp, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để Hội nghị được tổ chức tại Thành phố Huế. Chúc quý đại biểu mạnh khỏe và ngày càng có nhiều đóng góp thiết thực cho sự nghiệp bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp! Xin chân thành cảm ơn. |
PHÁT BIỂU CỦA BỘ TRƯỞNG TRẦN HỒNG HÀ TẠI HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC BIỂU DƯƠNG, PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁC TÔN GIÁO THAM GIA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - Kính thưa đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, - Thưa đồng chí Lê Trường Lưu, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế, - Thưa bà Grethe Lochen, Đại Sứ Na Uy tại Việt Nam; bà Margrethe Volden, Giám đốc Tổ chức Bắc Âu (NCA) khu vực Châu Á và Trung Đông, - Thưa quý vị chức sắc đại diện các tổ chức tôn giáo, - Thưa các quý vị đại biểu, các vị khách quý, Hôm nay, tôi rất vui mừng tham dự Hội nghị toàn quốc về phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại thành phố Huế cổ kính, bên bờ Hương thơ mộng, nơi từng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc, nơi có di sản văn hoá được UNESCO công nhận, đồng thời là Thành phố bền vững về môi trường ASEAN. Đặc biệt, Hội nghị của chúng ta diễn ra trong bối cảnh, toàn Đảng và toàn dân đang hướng tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng như Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024 vừa được tổ chức thành công tốt đẹp. Thay mặt Lãnh đạo Bộ TN&MT, tôi trân trọng trân trọng gửi tới các đồng chí, các vị khách quý và quý vị đại biểu lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp. Thưa các quý vị đại biểu, các vị khách quý, Nhân loại đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Chất thải rắn, rác thải nhựa đại dương, khí thải, nước thải đang ngày càng tác động tiêu cực đến hệ sinh thái; suy giảm các nguồn tài nguyên: nước, đất, biển, đại dương, chất lượng không khí; ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và sự phát triển bền vững. <Theo tính toán của Ngân hàng thế giới, ô nhiễm nguồn nước đối với sức khỏe con người có thể làm giảm 3,5% GDP vào năm 2035. Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có 7 triệu người trên Trái Đất thiệt mạng do ô nhiễm không khí; và cứ 10 người thì có 9 người phải hít thở không khí bị ô nhiễm.> Suy giảm diện tích đất rừng, thảm thực vật và nguồn nước do khai thác không hợp lý, quá mức làm tăng nguy cơ sa mạc hóa, suy giảm các hệ sinh thái tự nhiên và tài nguyên sinh vật diễn ra ở nhiều nơi. <Theo Sách Đỏ mới được Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cập nhật tháng 7/2019 có hơn 28 nghìn loài động thực vật đang bị đe doạ nguy cấp; con số này đã tăng 6% so với năm 2018.> Thiên tai do tác động của BĐKH, sóng nhiệt tăng cường, mưa bão, hạn hán, thiên tai, ngập lụt diễn ra ở phạm vi rộng hơn, đặc biệt là ở các thành phố ven biển, gây thiệt hại nặng nề đến cuộc sống con người và các hệ sinh thái. Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường, suy thoái và suy giảm tài nguyên, biến đổi khí hậu nhanh và phức tạp đã và đang là những rào cản to lớn đối với quá trình phát triển bền vững đất nước. Ô nhiễm nguồn nước nhất là nguồn nước mặt trong các đô thị, khu dân cư, các lưu vực sông |