Vĩnh Long: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tổng kết công tác Phật sự năm 2024

Sáng ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Ban Trị sự - Chùa Phật Ngọc Xá Lợi (TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Long đã long trọng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Phật sự năm 2024 và đề ra phương hướng hoạt động Phật sự năm 2025.

Tham dự buổi lễ có Trưởng lão HT.Thích Giác Giới, Phó Thư ký HĐCM, Chứng minh Ban Trị sự Phật giáo tỉnh; Trưởng lão HT.Thích Phước Tú, Thành viên HĐCM, Chứng minh Ban Trị sự Phật giáo tỉnh; cùng chư Tôn Hòa thượng chứng minh, cố vấn Ban Trị sự Phật giáo tỉnh; TT.Thích Lệ Lạc, Ủy viên HĐTS, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh; HT.Thích Thiện Trí, Phó Ban TT Ban Trị sự Phật giáo tỉnh; cùng chư Tôn đức Phó Trưởng ban Trị sự; chư Tôn đức thành viên Ban Trị sự và Tăng Ni các tự viện trong tỉnh.

Về phía chính quyền có ông Nguyễn Văn Hồng Quân – Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; Đại tá Trần Quốc Phục - Phó Giám đốc Công an tỉnh; cùng đại diện các cơ quan, ban ngành địa phương.

Phát biểu khai mạc, Thượng tọa Thích Lệ Lạc – Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Long, Trưởng ban Tổ chức nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự năm 2024, triển khai hoạt động năm 2025 và Đại lễ Tưởng niệm 716 năm ngày viên tịch Đức Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông. Trong không khí hân hoan cuối năm, sự kiện không chỉ là dịp tổng kết những thành tựu nổi bật, mà còn tạo cơ hội để rút kinh nghiệm, lắng nghe ý kiến đóng góp nhằm định hướng phát triển bền vững cho Phật giáo tỉnh nhà trong thời gian tới.

Thượng tọa Thích Lệ Lạc – Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Long, Trưởng ban Tổ chức phát biểu khai mạc 

Theo báo cáo do Đại đức Thích Minh Tuấn – Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Long trình bày, toàn tỉnh hiện có 220 cơ sở tự viện, gồm 179 chùa Bắc tông; 22 chùa Khất sĩ; 6 chùa Nam tông Kinh, và 13 chùa Nam tông Khmer, với tổng số 990 Tăng Ni thường trú và tạm trú. Trong năm qua, các cơ sở tự viện đã sinh hoạt tu tập và hoạt động đúng theo Hiến chương GHPGVN và Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo của Nhà nước.

Đại đức Thích Minh Tuấn – Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Long trình bày báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025

Phật giáo tỉnh đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, nổi bật là việc tổ chức thành công Khóa Bồi dưỡng nghiệp vụ Trụ trì và hoàn tất di dời Văn phòng Ban Trị sự về Chùa Phật Ngọc Xá Lợi. Đặc biệt, công tác từ thiện xã hội tiếp tục tỏa sáng như một điểm nhấn đáng ghi nhận. Ban Trị sự cùng Tăng Ni, Phật tử và các nhà hảo tâm đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa như: trao quà cho người khó khăn, xây nhà tình thương, cấp học bổng, khám chữa bệnh từ thiện, cứu trợ thiên tai… với tổng kinh phí 55.268.836.000đ.

Ghi nhận những đóng góp tích cực trong các công tác Phật sự tại tỉnh nhà, Thường trực ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Long đã trao tặng nhiều bằng tuyên dương công đức cho các tập thể và các cá nhân tiêu biểu thuộc Ban Trị sự Phật giáo tỉnh.

Đại đức Thích Tánh Bình - Phó ban kiêm Chánh Thư ký ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Long đọc quyết định và điều hành nghi thức khen thưởng

Trong không gian thấm đẫm đạo vị, Hòa thượng Thích Thiện Trí – Phó Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đã ôn lại cuộc đời và hành trạng của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông. 

Hòa thượng Thích Thiện Trí – Phó Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Long cung tuyên tiểu sử Đức Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông

Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông sinh năm Mậu Ngọ (1258), tên húy là Trần Khâm, là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Ngài không chỉ là một vị minh quân anh minh mà còn là lãnh tụ thiên tài, anh hùng dân tộc kiệt xuất. Dưới sự lãnh đạo của Ngài, Đại Việt đã hai lần đánh bại quân Nguyên - Mông hùng mạnh, bảo vệ bờ cõi và giữ vững nền độc lập.

Không chỉ là một vị hoàng đế kiệt xuất, Ngài còn là nhà văn hóa, tư tưởng lớn, sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Tư tưởng “Cư trần lạc đạo” của Ngài đã khẳng định sự hòa hợp giữa đạo và đời, giữa trách nhiệm dân tộc và lý tưởng Phật giáo. 

Cuộc đời Ngài là một minh chứng cho sự hòa quyện tuyệt vời giữa trách nhiệm với dân tộc và lý tưởng Phật pháp. Những năm tháng cuối đời, Ngài dành trọn tâm huyết hoằng dương Phật pháp, giáo hóa muôn dân, lan tỏa lòng từ bi và sự giác ngộ.

Ngày mùng Một, tháng 11 năm Mậu Thân (1308), Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn tại đỉnh Ngoạ Vân, am Tử Tiêu, núi Yên Tử, thọ thế 51 năm. Ngài để lại di sản tư tưởng, đạo đức sâu sắc, trở thành biểu tượng cho sự dung hòa giữa đạo và đời, trường tồn trong lòng dân tộc và Phật giáo Việt Nam.

Thay mặt chính quyền địa phương, Ông Nguyễn Văn Hồng Quân – Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Long bày tỏ lòng tri ân công đức của Đức Vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông, đồng thời kêu gọi chư Tăng Ni, Phật tử giữ vững truyền thống đoàn kết, hòa hợp. Ông cảm ơn Ban Trị sự và Phật tử vì những đóng góp thiết thực, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

Ông Nguyễn Văn Hồng Quân – Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Long phát biểu tại buổi lễ

Ban đạo từ tại hội nghị, Trưởng lão Hòa thượng Giác Giới – Phó Thư ký HĐCM, Chứng minh Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, đã tán dương tinh thần trách nhiệm và sự tận tụy của tập thể Ban Trị sự tỉnh Vĩnh Long. Trưởng lão Hòa thượng nhấn mạnh rằng những thành tựu Phật sự đạt được chính là minh chứng sống động cho tinh thần đoàn kết, hòa hợp, và sự trưởng dưỡng đạo tâm của Tăng Ni, Phật tử trong tỉnh. Khẳng định, sự đồng lòng này không chỉ làm trang nghiêm Giáo hội mà còn thể hiện rõ vai trò của Phật giáo trong việc đồng hành cùng dân tộc và phụng sự nhân sinh. Đây là nền tảng vững chắc để Phật giáo tỉnh tiếp tục phát triển, góp phần vào sự hưng thịnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và sự ổn định, phồn vinh của xã hội. 

Trưởng lão Hòa thượng Giác Giới – Phó Thư ký HĐCM, Chứng minh Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Long ban đạo từ tại Hội nghị

Trong không khí trang nghiêm thấm tình đạo vị, tiếng chuông bát nhã vang lên trầm hùng, chư Tôn đức chứng minh cùng lãnh đạo chính quyền đã thành kính dâng hương tưởng niệm. Tiếp đó, nghi thức tâm linh theo truyền thống Phật giáo được chư Tôn đức cử hành, Thượng tọa Thích Lệ Lạc đại diện dâng trà cúng dường lên giác linh Đức Tổ sư. Đại chúng đồng lòng phát nguyện noi theo hạnh nguyện của Đức vua – Phật hoàng, thực hành phương châm “Tốt đời đẹp đạo”, gìn giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa, đạo đức của dân tộc. Cùng nhau tri ân và quyết tâm tiếp nối tinh thần giác ngộ mà Ngài đã để lại, truyền cảm hứng cho các thế hệ mai sau.

Thượn tọa Sơn Ngọc Huynh - Phó ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Long phát biểu bế mạc

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận tại Hội nghị:

Công Minh - Phương Đại

Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh khánh thành cầu và tặng quà cho đồng bào nghèo xã Tân Đức

Sáng nay, ngày 22/12/2024 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, phối hợp cùng chánh quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu nông thôn và tặng 60 phần quà đến đồng bào xã Tân Đức.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online