Ý nghĩa Phật đản PL.2564 - DL.2020 của Hòa thượng Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương

Ý NGHĨA LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2564 – DƯƠNG LỊCH 2020

HT. Thích Bảo Nghiêm Phó Chủ tịch HĐTS – GHPGVN Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN ---------------------------------------
Cách đây hai nghìn sáu trăm bốn mươi tư năm, vào ngày trăng tròn tháng tư âm lịch, tại khu vườn Lâm Tỳ Ni, xứ Ca Tỳ La Vệ thuộc miền bắc Ấn Độ xuất hiện một sự kiện vĩ đại làm rung chuyển cõi nhân thiên. Đó chính là sự kiện Bồ tát Hộ Minh từ cung trời Đâu Suất đản sinh xuống trần gian qua hình hài thái tử Tất Đạt Đa, con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da. Kinh sử miêu tả sự kiện hy hữu này, khi vừa lọt lòng mẹ, Ngài đã thị hiện tính vĩ đại của một bậc Giác Giả.

Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc Đón mừng Bồ Tát xuống trần gian Vườn Lâm chợt thấy hoa Đàm nở Muôn vạn tin vui trổi nhịp đàn

Nhân sự kiện hy hữu này, những người con Phật trên toàn thế giới hàng năm lấy ngày trăng tròn tháng tư âm lịch làm ngày Phật đản, hay còn gọi là Đại lễ Vesak kỷ niệm 3 sự kiện trọng đại của cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đó là kỷ niệm ngày đản sinh, ngày thành đạo và ngày Ngài nhập Đại Bát Niết Bàn. Mục đích chính là tôn vinh giá trị những giáo lý do Ngài mang đến cho chúng sinh cõi Ta Bà. Vì vậy cứ mỗi lần Phật Đản trở về, chúng ta có dịp ôn lại những lời Phật dạy đề ứng dụng vào cuộc sống và nhắc nhở cho toàn nhân loại về những giá trị ấy với mong muốn góp phần làm tăng trưởng các phẩm chất tốt đẹp của con người và giảm thiểu những khổ đau mà con người đang gặp phải. Lễ Phật Đản năm nay đúng vào bối cảnh đất nước ta cũng như trên toàn thế giới đang vất vả chống chọi với đại dịch Covid-19 khiến hàng triệu người nhiễm bệnh và hàng nghìn người tử vong. Đồng thời nhân loại hiện nay đang gánh chịu những tác hại to lớn của tình trạng biến đổi khí hậu trên khắp hành tinh.Tại Bắc cực cũng như Nam cực, các núi băng đang tan chảy từng ngày làm cho nước ở các đại dương dâng cao. Riêng tại Việt Nam, những tác hại ấy ngày càng rõ ràng và nặng nề hơn. Cụ thể như: miền Bắc liên tiếp bị những trận mưa đá; miền Trung khô cằn vì hạn hán và miền Nam liên tiếp xảy ra những vụ lở đất ven sông, biển và nạn xâm nhập mặn. Đấy không còn là lời cảnh báo mà đã là sự trừng phạt nghiêm khắc của thiên nhiên trước việc phá rừng và khai thác tài nguyên một cách tham lam của con người. Đi trước tầm nhìn của các nhà khoa học, Đức Phật đã thấu suốt sự quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống con người, nên Ngài luôn yêu quý và bảo vệ thiên nhiên. Hình ảnh cuộc đời Đức Phật đã cho thấy Ngài là một bậc Giáo chủ duy nhất sinh ra dưới cây Vô Ưu tại vườn Lâm Tỳ Ni, thành Ca Tỳ La Vệ. Trong quá trình xuất gia tìm đạo, Ngài luôn hành trì tu tập giữa lòng thiên nhiên và đặc biệt Ngài thực hành Thiền định cho đến giác ngộ quả vị Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác dưới gốc cây Bồ đề. Rồi chuyển pháp luân, thuyết pháp lần đầu tiên độ năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển ở thành Ba La Nại, và cuối cùng nhập Niết Bàn dưới hai cây Sa La tại thành Câu Thi Na. Song song đó, trong quá trình du hóa độ sinh, mặc dù Ngài chưa đặt nặng vấn đề bảo vệ môi sinh, nhưng với trí tuệ sáng suốt và lòng từ bi ban vui cứu khổ, Đức Phật đã luôn chủ động tìm cách xây dựng cho mình và Tăng Đoàn một nếp sống hài hòa với thiên nhiên, tạo ra những đạo tràng tu tập thích hợp hướng tới giác ngộ và Niết Bàn dựa vào thiên nhiên. Ngài đã quán chiếu sự tác hại của việc hủy hoại môi trường, nên đã răn dạy tăng tín đồ hãy đến với thiên nhiên như loài ong hút mật mà không làm tổn hại đến hoa: 

“Như ong chỉ lấy nhụy Không hại hương sắc hoa, Cũng vậy vị Sa-môn Ra vào giữa thôn làng”.

                                  (Kinh Pháp Cú kệ số 49).

Trước vấn nạn thiên tai dịch họa đang hoành hành, Phật tử chúng ta cần nhớ lời Phật dạy:“Thiên tai dịch họa không do thần linh nào ra tay giáng họa cho con người, mà chính do con người với lòng tham vô độ và với hành vi tàn phá thiên nhiên trong nhiều thập kỷ qua, đến nay đã kết thành quả xấu mà chính con người phải gánh chịu”. Như trong Pháp Cú kinh: “Lành dữ cũng do ta, ô nhiễm cũng do ta, không ai có thể làm cho ta ô nhiễm”. Từ nhận định trên, mỗi người không nên trông chờ vào sự cứu rỗi của bất cứ thần thánh nào, mà cả nhân loại phải nhận trách nhiệm về hậu quả do con người gây ra và dũng cảm đương đầu với mọi khổ đau do thiên tai dịch họa mang lại. Chỉ có tâm hối hận sâu sắc cùng với những hành động quyết liệt nhằm cứu lấy môi trường sinh thái mới có thể vơi bớt phần nào sự phẫn nộ của thiên nhiên. Lý Duyên khởi của đạo Phật dạy:“Cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt”. Đức Phật đã chỉ ra rằng mọi sự sống trên hành tinh -và cả trong vũ trụ - đều tác động lẫn nhau, bất cứ một ý nghĩ, lời nói hay hành động của con người đều sinh ra tác động nhiều hay ít lên sự sống xung quanh. Tất cả những hậu quả ấy đều do con người trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra bằng lòng tham, hận thù và si mê của chính mình. Chỉ khi nào nhân loại biết “thiểu dục, tri túc” như lời Phật dạy, bớt sống ích kỷ hưởng thụ, bớt tàn phá thiên nhiên, bớt đi gây chiến tranh với quốc gia khác, bớt chế tạo vũ khí nguyên tử, vũ khí sinh-hóa để giết nhau, v.v…thì môi sinh trên trái đất mới trở lại hiền hòa, những thứ virus độc hại mới không sinh ra nữa. Trong đời sống hiện đại với những xa hoa vật chất, vì Tham – Sân – Si chi phối nên người ta đấu đá, kỳ thị nhau, giành giật mọi thứ. Lời dạy của Đức Phật về từ bi, vị tha, hòa hợp…dường như bị lãng quên, thậm chí bị nhạo báng, cho rằng những điều Phật dạy là “cản trở sự tiến bộ của xã hội loài người”. Nhưng chỉ có khổ sở trong hoạn nạn, khó khăn trong đại dịch, con người mới cảm nhận được tình thương, sự chia sẻ, sự chung sức chung lòng của cộng đồng trong xã hội là quý báu biết chừng nào.Bây giờ, thế giới mới thấy rõ và công nhận: nơi nào mọi người trong xã hội có tình thương, biết chia sẻ và biết hòa hợp, đoàn kết thì nơi đó việc chống lại đại dịch Covid-19 đem lại kết quả tốt đẹp. Toàn thể Tăng Ni, tín đồ Phật tử hãy cùng thực hiện tốt những quy định và hướng dẫn của Chính phủ, ngành y tế và công văn chỉ đạo của Trung ương Giáo hội về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, cùng hòa hợp thực hành hạnh phụng sự  lợi tha, tương thân tương ái chia sẻ những phần quà thương yêu đến với những người còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Quý Tăng Ni giảng sư hãy phát tâm thuyết giảng phát trực tuyến – Online đáp ứng nhu cầu tu tập của Tăng Ni, tín đồ Phật tử trong và ngoài nước, cùng nỗ lực chung tay góp sức trong công tác phòng chống đại dịch Covid-19. Kính mừng Phật Đản Phật lịch 2564 – Dương lịch 2020, tất cả người con Phật luôn tâm niệm một cách sâu sắc rằng: những điều Phật dạy vẫn còn nguyên giá trị suốt 26 thế kỷ qua, và mãi mãi mai sau sẽ ngày càng sáng tỏ tính chân lý giải thoát. Giờ đây, khi tác hại của sự biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn thế giới bắt buộc nhân loại phải giật mình và suy nghĩ lại xem: Xu thế phát triển của con người như hiện nay là đúng hay sai? Sự phát triển đời sống vật chất dựa trên nền tảng tiêu dùng phung phí, trong đó lợi nhuận và đồng tiền trở thành thế lực khủng khiếp chi phối toàn bộ ý nghĩ, lời nói và hành động của mỗi con người chúng ta. Kính mừng ngày Phật Đản năm nay, toàn thể Phật tử chúng ta hãy dành nhiều thời gian để suy ngẫm thêm về những điều trên đây, và hãy biến những điều Phật dạy thành hiện thực trong đời sống xã hội hôm nay, để góp phần mang lại hạnh phúc cho mọi người. Đó chính là việc làm thiết thực nhân ngày Phật Đản thiêng liêng đang về với nhân loại.
Download Android Download iOS
Nhiều dấu ấn đặc biệt về Phật học viện Huệ Nghiêm được nhắc lại trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập

Sáng 27/11, Phật học viện Huệ Nghiêm đã tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (1964- 2024) trong không khí trang nghiêm và ý nghĩa. Sự kiện còn kết hợp với lễ tưởng niệm húy kỵ lần thứ 30 của Trưởng lão Hòa thượng Thích Bửu Huệ và tri ân chư Tôn thiền đức tiền bối hữu công.

Chuyện vua Minh Mạng với những lần ghé chùa Thiên Mụ

Minh Mạng là vị vua thứ hai của vương triều Nguyễn, giữ ngôi từ năm 1820 đến năm 1840. Ông nổi tiếng thông minh giỏi giang, quyết đoán và siêng năng. Ở mọi lĩnh vực của đất nước từ nội trị đến ngoại giao đều có dấu ấn trị vì của nhà vua.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

Phú Yên: Chư Tôn đức Phật giáo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trao học bổng tại Tuy Hòa

Sáng ngày 27/11/2024 (nhằm 27/10/Giáp Thìn), TT.Thích Nhuận Nghĩa - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu làm trưởng đoàn, cùng chư Tôn đức đến thăm và trao học bổng cho 20 em học sinh giỏi và học sinh nghèo hiếu học tại trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (xã Bình Kiến, Tp.Tuy Hòa).

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online