TP.HCM: Nữ Phật tử Việt đón nhận kỷ lục thế giới cho Bộ sưu tập "Tâm Trà Diệu Bảo" với số lượng 1000 chiếc ấm Tử Sa từ nhiều niên đại

PSO -  Sáng ngày 28/5/2023, tại Trung tâm Hội nghị T78 (Q.3, TP. Hồ Chí Minh), nữ Phật tử Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm (pháp danh Niệm Từ) đã vinh dự đón nhận đồng thời 02 bằng xác lập Kỷ lục Thế giới từ Liên minh Kỷ lục Thế giới (World Records Union - WorldKings) và Hiệp hội Kỷ lục Thế giới (World Record Association - WRA) với số lượng 1000 ấm chén được làm từ đất sét Tử Sa ở nhiều niên đại cho bộ sưu tập mang tên “Tâm Trà Diệu Bảo”.

TS. Luật sư Nguyễn Văn Viễn– Viện trưởng Viện Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, Phó Chủ tịch TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam và bà Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc – Tổng Thư ký Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đại diện trao bằng xác lập, huy chương và cúp Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) đến Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm

Tham dự sự kiện và chúc mừng Trà sư có sự hiện diện của lãnh đạo chính quyền các cấp, chư Tôn đức Tăng, Ni GHPGVN và quý vị khách quý doanh nhân,  đạo hữu và trà hữu. 

Trước đó, vào tháng 4 và tháng 10/2022, Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm cũng đã lần lượt đón nhận kỷ lục Việt Nam và kỷ lục Châu Á cho bộ sưu tập này.

Những chiếc ấm tử sa trong Bộ sưu tập của Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm có niên đại từ thời nhà Minh, nhà Thanh...

Ấm Tử sa được ca ngợi là loại ấm tốt nhất dùng để pha được trà ngon do công năng đặc biệt của đất sét Tử Sa khai thác ở vùng Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, là nơi duy nhất trên Thế giới có sản xuất các loại ấm chén trà nhưng đã ngừng cho khai thác đất 20 năm nay. 

Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm bên những bộ ấm chén Tử sa sưu tầm trong hơn 30 năm qua

Chính vì thế, Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm với niềm đam mê bất tận nghệ thuật thưởng trà, đã tuyển chọn công phu, kỹ lưỡng để sưu tập được hơn 1000 chiếc ấm Tử Sa với kiểu dáng đa dạng phong phú, chế tác bởi những đôi bàn tay tài hoa, khéo léo của các nghệ nhân làng nghề thủ công trong suốt hành trình 30 năm qua vì ấm trà là một trong 4 yếu tố để pha được trà ngon tuyệt phẩm. 

Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm chụp hình lưu niệm cùng chư Tôn đức Tăng và các đạo hữu

Cơ duyên đến với trà và ấm chén Tử Sa từ năm 1993 khi ở Đài Loan, Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu về Trà và Trà Đạo. Từ đó, cho ra bộ sưu tập "Tâm Trà Diệu Bảo" hơn 1000 ấm chén Tử Sa của Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm với nhiều niên đại từ thời nhà Thanh cho đến ngày nay. 

Trà sư chụp hình lưu niệm cùng với phóng viên PSO

Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm chia sẻ: “Trong suốt cuộc đời, 30 năm trước ấm và trà tìm tôi, 30 năm sau tình yêu ấy trong tôi vẫn vẹn nguyên và sẽ mãi theo tôi trong suốt hành trình đời mình”.

Dịp này, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng trao Bằng chứng nhận vì sự nghiệp bảo tồn và phát triển văn hóa phi vật thể cho Bộ sưu tập "Tâm Trà Diệu Bảo" của Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm.

Chứng nhận xác lập Kỷ lục Thế giới của 2 Tổ chức: Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) và Hiệp hội Kỷ lục Thế giới (WRA) cho bộ sưu tập "Tâm Trà Diệu Bảo".

Chư Tôn đức Tăng, Ni và các đạo hữu đến chúc mừng sự kiện xác lập Kỷ lục thế giới của Phật tử Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm HT. Thích Đức Tuấn - Uỷ viên HĐTS, Phó Trưởng ban Phật giáo Quốc tế GHPGVN trao tặng bức tranh đá quý cho Phật tử Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm Đạo hữu Phật tử Liên Hiền tặng xâu chuỗi hổ phách chúc mừng Trà sư Thanh Tâm nhận 2 kỷ lục thế giới trong buổi lễ xác lập kỷ lục

Phát biểu tại buổi lễ, Phật tử Trà sư Ngô Thị Thanh Tâm cho biết, bên cạnh bộ sưu tập "Tâm Trà Diệu Bảo", Trà sư còn sưu tầm rất nhiều loại trà quý hiếm trong và ngoài nước trải qua hơn nửa cuộc đời, kể cả trà cổ thụ từ vài chục năm, hàng trăm năm đến ngàn năm tuổi. Điều chị trăn trở đó là cách bảo tồn và phát huy giá trị của trà cổ thụ Việt Nam, bởi đó là dòng trà quý hiếm, có giá trị lịch sử, cần được bảo tồn và phát triển.

Thái Hà

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

TP.HCM: Trước giờ Khai mạc Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024

Chỉ còn ít giờ nữa, Hội thi Giáo lý Phật tử năm 2024 sẽ chính thức khai mạc vào lúc 7 giờ sáng, Chủ Nhật ngày 22/12/2024 tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM. Không khí tại địa điểm tổ chức đang sôi động hơn bao giờ hết khi các khâu chuẩn bị bước vào giai đoạn hoàn tất.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online