ẤN ĐỘ: CHÙA VÀNG, NAMSAI, ARUNACHAL PRADESH TỔ CHỨC LỄ ĐỐT ĐÈN CÚNG PHẬT

Nghe đọc bài:

PSO - Chùa Vàng ở Namsai (Golden Pagoda/ Kong Mu Kha hay Kongmu Kham Monastery Namsai), Arunachal Pradesh, nổi tiếng của Ấn Độ. Namsai là thị trấn thuộc quận Lohitbang Arunachal Pradesh; dân số khoảng 1.820.000 người (tính đến năm 2023) dân trí khá cao so với cả nước. Namsai trở thành quận vào năm 2015, tách biệt với quận Lohit kể từ ngày đó.

Arunachal Pradesh  được công nhận là một bang vào ngày 20/02/1987 (trong 29 bang của Ấn Độ), hiện có khoảng 26 huyện/ quận; giáp bang Assam và Nagaland; Bhutan; Myanmar; Trung Quốc; Tây Tạng; kinh tế chủ yếu nông nghiệp, lâm nghiệp. Vùng đất phong phú về văn hóa với nhiều tộc người theo các tôn giáo khác nhau: Thuyết vật linh, Cơ Đốc giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hòi giáo, Sikh, Jain…. Arunachal Pradesh vô cùng đa dạng về ngôn ngữ tại châu Á, phần lớn bản địa thuộc ngữ tộc Tạng-Miến; trong đó nhóm ngôn ngữ Thái, người Khamti có mối liên kết mật thiết với tiếng Shan tại Myanmar. Theo nhiều nghiên cứu, nhóm người Khamti có mặt tại Arunachal Pradesh khoảng thế kỉ XVIII - XIX từ miền bắc Myanmar.

Nơi đây có nhiều trường Đại học tầm vóc, chư Tăng có theo học, như: Đại học Rajiv Gandhi (Đại học Arunachal), Đại học Kỹ thuật và Y khoa Indira Gandhi và Đại học Himalaya; khoảng chục trường cao đẳng, 4 đến 5 trường tư nhân. Ngoài ra, có các Học viện (như Pali Vidyapith của Phật giáo); dạy chữ Pali và Khamti. Khamti là vùng đất duy nhất tại Arunachal Pradesh có chữ viết riêng. Các thư viện kinh điển được tập trung trong huyện Lohit, lớn nhất là tại Chowkham. Bang này có hai viện bách khoa: Rajiv Gandhi tại Itanagar và Tomi tại Basar; Học viện Luật Arunachal tại Itanagar; Đại học Nông nghiệp TW, Imphal.

Chùa Vàng, quận Namsai rộng khoảng 20 ha; xây dựng vào năm 2010, kiến trúc nổi tiếng với 12 mái vòm trong chùa, mang phong cách chùa Miến Điện và chùa Thái kết hợp; cây cối xanh tốt, nhiều loại cổ thụ, cảnh thắng đẹp, không gian yên tịnh sạch sẽ. Lễ hội dâng Y Kathina hàng nằm được tổ chức rất lớn. Hiện chùa có khoảng 50 chú tiểu và 20 Tỳ-kheo, tiếp nhận quản lý nhiều ngôi chùa khác trong vùng. Sư Bhikkhu Vimala Tissa

 đang là trụ trì quản lý chùa; Phật tử và khách thăm quan thập phương ngày nào cũng có người về viếng thăm.

Trụ trì chùa Vàng, Namsai - Sư Ven. Vimala Tissa
Tăng chúng Chùa Vàng, Namsai

Theo quan điểm Phật giáo Nguyên thủy, vào Hạ an cư thứ 7, đức Phật giảng Pháp ở cõi Tam thập Tam Thiên (Tāvatiṃsa) và thuyết Abhidhamma cả ngày lẫn đêm cho chư thiên đến từ mười ngàn thế giới, thiên chủ Santusita. Vi Diệu Pháp gồm 7 bộ: Bộ Pháp Tụ, Bộ Pháp Phân Tích, Bộ Phân Loại, Bộ Nhân Chế Định, Bộ Luận Đề, Bộ Song Đối, Bộ Duyên Hệ…. Nội dung gồm Tâm, Tâm sở, Sắc pháp và Níp bàn; Chân nghĩa pháp (Paramatthadhamma) cao siêu, những pháp có thực tính, như: thiện - bất thiện, không phải thiện - không phải bất thiện... ; là ngũ uẩn, 12 xứ, 18 giới... không phải ta - không phải người, không phải chúng sinh; chỉ rõ các pháp tục đế có trạng thái vô thường - khổ - vô ngã để diệt tà kiến cho là tự ngã của ta... Việc giảng Abhidhamma kết thúc vào cuối mùa an cư, 15/9 âl, tám chục ngàn koṭi chư Thiên và Phạm thiên được giải thoát. Vị thiên Santusita (mẹ của Đức Phật) đắc quả thánh sotapatti. Bộ Paṭṭhāna tế độ Phật mẫu (kiếp hiện tại là thiên nam Santussita cõi trời Đâu suất Đà thiên, chứng đắc Thánh Nhập Lưu).

Ngài Moggallāna được Phật chỉ dạy sẽ về lại nhân gian tại cổng thành Saṅkasia vào 15/ 9, tứ chúng đông đảo đón rước Phật. Vua trời Đế Thích tạo ba cầu thang vàng, bạc và ngọc từ đỉnh núi Tu-di (Sumeru) đến cổng thành Saṅkasia. Vì sự kiện này, Sankasia đã trở thành một thánh tích Phật giáo; nhiều bảo tháp, tu viện đã được xây ở đây. Chư thiên đi cầu thang bằng vàng tay phải, chư Phạm thiên bằng cầu thang bạc bên tay trái, Đức Phật đi cầu thang hồng ngọc ở giữa. Trưởng lão Sāriputta là người đầu tiên đảnh lễ Đức Phật khi Ngài vừa đặt chân phải xuống đất, sau chỗ đất thiêng này được đặt tên là Acala Cetiyaṭṭhāna, là một trong những thánh địa tên là Avijahitaṭṭhāna. Nhiều kinh Nguyên thủy ghi lại những câu chuyện liên quan đến chư thiên, quỷ thần: Thiên cung sự, Ngạ quỷ sự, Chuyện tiền thân v.v…

Thánh tích Sankasia nơi đức Phật hạ thế từ cõi trời Đao Lợi

Thế Tôn là bậc Đạo sư của trời người, là Thầy chúng sinh, thuyết pháp trong ba cõi (không riêng loài người). Như vậy, theo truyền thống Nguyên thủy, Tạng Vi Diệu Pháp (Thắng pháp, Vô tỷ pháp, A tỳ Ðàm) được Phật thuyết vào hạ thứ bảy tại cung trời Ðạo Lợi (Tāvatimsa) để hóa độ thân mẫu; 15/9 âm lịch là ngày mãn an cư kiết hạ (Pavārāna) của chư Tăng, khởi điểm mùa dâng y Kathina trong một tháng (từ 16-9 đến 15-10 âm lịch) hàng năm. 15/9 cũng được coi là “Ngày Vi Diệu Pháp Abhidhamma” và “Ngày Báo hiếu”. Ðể kỷ niệm ngày lịch sử trọng đại này, Phật giáo Nguyên thủy Theravāda khắp nơi trên thế giới thường tổ chức lễ Rằm tháng chín bằng nhiều hình thức nghi lễ khác nhau: như lễ đặt bát đến chư Tăng, lễ thọ giới, lễ quy y, lễ thuyết pháp, lễ thọ đầu đà, lễ đốt đèn… nhằm giúp người Phật tử có cơ hội gieo duyên lành trong chánh pháp; thân cận Tam bảo, có pháp học pháp hành cao thượng; góp phần giữ gìn duy trì Phật Pháp được trường tồn trên thế gian đến hết tuổi thọ 5.000 năm, lợi lạc cho tự thân, gia đình, chư thiên và nhân loại.

Với nhiều ý nghĩa lớn lao trong ngày rằm tháng 9 âm lịch, chùa Vàng (Golden Pagoda) ở Namsai, Arunachal Pradesh, Ấn Độ, ngay trong đêm 30/8 chuyển giao mùng 1/9 đã tổ chức lễ đốt đèn với khoảng 50 chư Tăng và 70 Phật tử quần chúng vân tập để tưởng nhớ ân đức Phật thuyết pháp cho chư Thiên trên cõi trời Đao Lợi; gợi nhớ hình ảnh đức Phật trở về nhân gian với lòng tha thiết chờ đón của Tứ chúng cứu độ loài người; hân hoan chuẩn bị cho lễ mãn Hạ suốt ba tháng sắp tới, dâng Y Kathina; tỏ bày sự thành kính đối với thế giới chư Thiên cùng tu học Phật pháp; tăng tính đoàn kết cộng đồng và bảo lưu văn hóa của người dân Tai Khamti, Namsai.

Người dân Tai Khamti, Namsai đến đốt đèn tại chùa Vàng

50 chiếc đèn lồng làm bằng chất liệu giấy ngũ sắc nhẹ chịu nhiệt, được tẩm dầu thả lên không trung; mỗi đèn dài khoảng 1m, đường kính 60-70 cm, hình trụ tròn; rất độc đáo, đặc trưng của văn hóa vùng miền. 500 chiếc đèn hoa sen được thả xuống hồ và khoảng 5000 ngọn nến được thắp sáng xung quanh các khu chùa chính trong tiết thời dễ chịu.

Hình ảnh lễ đốt đèn thả lên bầu trời
Hình ảnh lễ đốt đèn xung quanh chùa

Buổi đốt đèn cúng Phật diễn ra trong không khí trang nghiêm, tiếng trống hùng thiêng theo thiết kế của người bản địa, trang phục cổ truyền kín đáo mang phong cách Thái-Miến của người Tai Khamti; cảm giác ấm áp, bình yên, nhẹ nhàng, linh thiêng; người dân chân thành, thẳng thắn, giản dị, thông minh, quyết đoán, kính Phật trọng Tăng.

Các Phật sự của chùa Golden Pagoda đều có sự bảo hộ chặt chẽ của chính quyền địa phương từ lớn đến nhỏ; chính quyền luôn tạo điều kiện cho Phật giáo nơi đây phát triển, khuyến khích chùa chiền góp phần giữ gìn văn hóa của người Tai Khamti từ bao đời vốn gắn liền đạo Phật.

Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận được:

 TN Viên Giác

Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Cà Mau: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh khánh thành cầu và tặng quà cho đồng bào nghèo xã Tân Đức

Sáng nay, ngày 22/12/2024 tại huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự, Trưởng ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh, phối hợp cùng chánh quyền địa phương tổ chức khánh thành cầu nông thôn và tặng 60 phần quà đến đồng bào xã Tân Đức.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online