Ấn Độ: Tăng Ni du sinh trùng tụng Trung Bộ Kinh 14 ngày tại Bồ Đề Đạo Tràng

Nghe đọc bài:

PSO - Kinh tạng Nikàya, Pàli và A-hàm Hán tạng là những bộ kinh thuộc Phật giáo truyền thống, còn gọi là Kinh tạng Nguyên thủy. Ðó là những bộ kinh chứa đựng những gì Ðức Phật đã dạy suốt trong 45 năm truyền giáo, gồm những giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Vô ngã... 

Các nhà nghiên cứu Phật học, các Sử gia đều xem Kinh tạng Nguyên thủy là tài liệu đáng tin cậy nhất và gần gũi nhất để xác định những gì mà Ðức Phật tuyên thuyết. Trung Bộ kinh ( Mahijima Nikaya) do cố Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ ngôn ngữ Pali sang tiếng Việt vào năm 1978. Theo Hòa thượng Thích Minh Châu, “Kinh Trung bộ là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của Kinh tạng Pāli.” “Kinh Trung bộ đặt nặng về phần chánh tri kiến và các phương pháp tu hành, nhất là những phần tế nhị trong địa hạt tu trì của vị Tỷ-kheo.” Hoặc “đọc Kinh Trung bộ, chúng ta đi sâu vào giáo lý và tư tưởng, đặt nặng về những phản ứng tâm lý tế nhị của người tu hành khi đạt đến những quả vị tối cao”. Hòa thượng còn cho rằng, “Chưa học Kinh Trung bộ là chưa nắm được tinh hoa của đạo Phật nguyên thủy. Chưa nghiên cứu Kinh Trung bộ rất có thể rơi vào những lệch lạc định nghĩa các danh từ chuyên môn trong đạo Phật mà đức Phật đã dày công định nghĩa, mỗi khi Ngài thuyết giảng giáo lý của Ngài.”

Đại Đức Thích Pháp Như – cử nhân HVPGVN tại TP. HCM khóa 7 và khóa 8, du học sinh Thạc sĩ Phật học tại Đại học Magadh gần Bồ Đề Đạo Tràng. Qua 4 năm tại Bồ Đề Đạo Tràng, Đại đức đã lặng lẽ đọc hết 13 quyển Nikaya và những phần kinh khác thuộc Tiểu Bộ Kinh do Thượng toạ Indacanda dịch. Sau khi đọc xong và cảm nhận được nhiều điều bổ ích từ Kinh tạng này nên Đại đức phát nguyện tổ chức cho Tăng Ni Việt Nam tại Ấn Độ đọc tụng. Sau mỗi bài kinh Đại đức giải thích những gì đã học từ quý giáo thọ sư khi học tại Học viện Phật giáo Việt Nam đã từng dạy, cộng với những kiến thức học được tại Ấn Độ giải thích để đại chúng hiểu hơn về Kinh này.

 

Với sự phát tâm vô lượng ấy đã có sự đồng hành của 46 vị trong đó: 4 Tỳ Kheo, 35 Tỳ Kheo Ni, 1 Thức Xoa Ma Na, 3 Sa Di, 1 Sa Di Ni, 2 Tu Nữ. Cùng Trùng tụng kinh Trung Bộ suốt 14 ngày. Từ ngày 15-18/11/2023 Buổi sáng : Từ 7h00 - 10h30 Buổi chiều: Từ 1h30 – 5h00 Tại đây, đại Đại Đức cùng chư vị trùng tụng Kinh tạng đã làm Lễ Dâng Pháp Y đến Bậc Đạo Sư trong đại Tháp Giác Ngộ ( Mahabodhi Mahavihara), Bodhgaya, Ấn Độ nhân ngày lễ Tạ Pháp sau 14 ngày trùng tụng Đại Tạng kinh Việt Nam (Vietnamese Tipitaka Chanting).

 

Được biết đây là năm thứ 2 tại Bồ Đề Đạo Tràng-Ấn Độ được Đại Đức Thích Pháp Như phát nguyện trùng tụng kinh tạng Nikya. Năm ngoái 2022, đã trùng tụng Trường Bộ Kinh trong vòng 7 ngày từ ngày 14 đến ngày 20/12/2022. Và Đại đức nhắc lại một câu được Thế Tôn của chúng ta nói trong Kinh Ví Dụ Lõi Cây, và được khắc sau bảo tháp của Cố Trưởng lão Hoà thượng Thích Minh Châu: Này các Tỳ Kheo! Cái gì là lõi cây, cái ấy sễ tồn tại lâu dài!”. Nammo Sakyamuni Buddha! Sadhu! Sadhu! Sadhu!

Tin, ảnh: Vô Trí, Bhante Veera Janthon

Download Android Download iOS
TP.HCM: Ban Trị sự PG cùng các Ban, Ngành Quận 3 và Công an Quận 10 chúc Tết Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội

PSO - Sáng ngày 20/1 năm 2025 (nhằm ngày 21/12 năm Giáp Thìn), tại Thiền viện Quảng Đức, số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, đã diễn ra một buổi gặp gỡ chúc Tết giữa chư Tôn đức lãnh đạo Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cùng các phái đoàn của Ban Trị sự Phật giáo Quận 3, Quận ủy, UBND, MTTQ Quận 3

TP.HCM: Tổ đình Giác Lâm tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Viên Quang viên tịch (1827-2025)

Ngày 2-1-2025 (nhằm ngày mùng 3 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại Tổ đình Giác Lâm (Q.Tân Bình), chư tôn đức đã long trọng tổ chức lễ tưởng niệm 197 năm ngày Tổ sư Tổ Tông Viên Quang viên tịch.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online