Ấn Độ: Nhóm TNC Thabarwa Việt Nam làm thiện pháp tại Bồ Đề Đạo Tràng

Nghe đọc bài:

PSO - Ngày 20/11 dương lịch, Nhóm TNC Thabarwa Việt Nam nhân kỉ kiệm hiến chương nhà giáo tri ân người khai sáng, thể theo truyền thống văn hóa dân tộc Việt, đã thực hành thiện pháp ý nghĩa tại đất Ấn nơi đức Phật thành đạo. Dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Ottamathara, viện chủ hơn 120 trường Thiền tại Myanmar và trên thế giới, nhóm cư sĩ hộ đạo đã chia sẻ khoảng 300 phần quà đến người nghèo quanh vùng Bồ đề đạo tràng dưới sự sắp xếp của Ni sư Sharamila  Dongol trụ trì chùa Uruvela Ashram. Qùa trao tặng gồm thực phẩm, gạo, cho các hộ gia đình khó khăn; vở, bút, bánh kẹo cho học sinh và cúng dường một số chư Tăng nghèo chuyên tu tại Bồ đề đạo tràng; tổng kinh phí 30 triệu.

Thể theo tinh thần “Làm thiện pháp không giới hạn” của Thiền sư Ottamathara, thân và tâm này chỉ để sử dụng, không vướng mắc vào bất cứ gì, chánh niệm tỉnh giác, xả ly với các cảm thọ; cẩn thận sự đánh giá thức tưởng trong sự thật tục đế; mọi thiện pháp chỉ làm mà không dính mắc qua hiểu biết sâu sắc về Duyên khởi Vô ngã; nhóm Thiền sinh TNC Thabarwa Việt Nam trước thềm khóa đại lễ Trùng tụng Tam Tạng Thánh Điển Pali Tipitaka Quốc Tế (ITTC) đã “nhường cơm sẻ áo”, chia sẻ tình thương đến nhân duyên đất Phật.

Khóa Trùng Tụng được khởi xướng từ năm 2006 nhân kỉ niệm 2500 năm đức Phật thành đạo, thời gian thường diễn ra từ ngày 2/12-12/12, với sự tham gia của các nước theo Phật giáo như: Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Nepal, Ấn Độ, Sri lanka, Bangladesh, Việt Nam…; hai năm một lần, các nước luân phiên đăng cai tổ chức. Có thể coi đây là ngày hội lớn của Phật giáo Quốc Tế trong nhiều chuỗi Phật sự cộng tu hàng năm. Vì thế, tinh thần người con Phật khắp nơi luôn hoan hỷ, xúc động hướng về Bồ đề đạo tràng với niềm thành kính biết ơn. Thời gian sát thềm đại lễ Tipitaka, Bồ đề đạo tràng lại càng đón lượng Tăng Ni và Phật tử cũng như khách Quốc Tế rất lớn. Cộng đồng Phật giáo cùng nhau cầu nguyện cho thế giới hòa bình chúng sanh an lạc, sớm giác ngộ giải thoát; ngồi lại với nhau trong tinh thần lục hòa, tri ân đấng cha lành ba cõi, Thầy của trời người, nguyện mau đắc Thánh quả chấm dứt khổ luân hồi.

Đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, tri ân người khai sáng, nhớ về nguồn cội, bắc ái “thương người như thể thương thân”… là những truyền thống tốt đẹp của người Việt. Đức tính này đi đâu cũng dễ nhận biết và có sức lan truyền lớn đối với thế giới, gần gũi với giáo lý Phật. “Phật giáo tại thế gian bất ly thế gian giác”, tinh thần uyển chuyển Bi – Trí – Dũng của Phật giáo có thể ứng dụng đối với tất cả mọi phương diện của cuộc sống một cách bất hại tiến bộ. Nhân loại yêu chuộng thiện lành luôn ủng hộ tinh thần Vô ngã vị tha Bồ-tát hạnh “phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường mười phương chư Phật” của hành giả. Vẻ đẹp nhân văn có nhiều mối liên hệ với từ bi của Phật giáo. Vì vậy, các triết lý Phật dễ tự nhiên hòa vào tâm hồn người Việt ở mọi thời đại, mọi nơi, mọi hoàn cảnh.

Phật tử luôn là những tấm gương sáng truyền cảm hứng sống tích cực. Cho thấy giá trị của Phật pháp ứng dụng, “ai thấy Pháp người đó thấy Như Lai”, đâu đâu cũng là Tịnh Độ Cực Lạc Niêt-Bàn nếu nhận ra Vô Ngã; Phật Pháp là “bất định pháp”, thấy ra sự thật chân lý chỉ có một mà phương tiện thì nhiều; tùy theo khế cơ - khế lý- khế thời mà người hành đạo đắc pháp sử dụng sao cho an vui mình và lợi lạc chúng sanh. Đó cũng là quan điểm tự độ độ tha của TNC Thabarwa Việt Nam, nguyện mỗi người là hạt giống lành sống ý nghĩa nơi kiếp người mong manh.

Hàng năm, được biết các đoàn hành hương của Việt Nam sang đất Ấn khá nhiều, nhất là không thể bỏ qua Bồ-đề-đạo tràng nơi đức Phật thành đạo. Phật Tử Việt Nam luôn chia sẻ tùy hỷ đến vùng đất thiêng bằng các hành động thiết thực để tích parami như: tụng kinh cầu nguyện, hành thiền, giảng pháp, cúng dường, bố thí, vui theo, thiền định trí tuệ, hồi hướng công đức, hộ trì phục vụ,… trải nghiệm văn hóa Phật giáo Ấn Độ, tìm hiểu lịch sử và tinh tấn nỗ lực hành thiện. Việc cúng dường gieo duyên chư Tăng, chia sẻ thức ăn cho người nghèo, khoan các giếng nước sạch… tuy không quá lớn nhưng cũng rất đáng trân trọng đối với người nghèo nơi đây.

Tăng đoàn Thabarwa Myanmar nhiều năm qua cũng tích cực chăm lo các phúc lợi xã hội, an sinh xã hội. Các trung tâm Thabarwa ngoài khu chuyên tu thiền Vipassana của Tăng Ni cũng nâng đỡ người già, người bệnh, người ung thư, trẻ em mồ côi, người không nơi nương tựa,… Trung tâm chính ở Myanmar cũng mở các bệnh viện pháp bảo, tái chế rác thải, bảo vệ môi trường, tránh dùng hóa chất, tích cực bảo vệ động vật, khuyến khích ăn chay…

Trong lần gieo duyên làm thiện pháp lần này tại Ấn Độ, dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Ottamathara và một số chức sắc Việt Nam (trong khóa tu thiền ba tháng từ 01/08/2023-01/11/2023) cùng chư Tăng Ni lãnh đạo Ấn, có ý nghĩa thắt chặt tình pháp lữ giữa những người con Phật, tri ân những người sống xung quanh, trải nghiệm sâu sắc với nỗi bất hạnh của những người thiếu may mắn để Phật tử sống ý nghĩa hơn, khuyến khích thiền sinh tu tập chuyển hóa thân tâm sẵn sàng chung tay vì cộng đồng, nhất là sự nương tựa lẫn nhau giữa những người con Phật.

Sau đây là hình ảnh ghi nhận được:

 

TN Viên Giác

Download Android Download iOS
Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Lễ Bế mạc và trao giải Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM năm 2024

Chiều ngày 22-12-2024, tại Việt Nam Quốc Tự, quận 10, TP.HCM, Hội thi Giáo lý Phật tử TP.HCM đã khép lại trong không khí trang nghiêm, hoan hỷ và đầy cảm xúc với lễ bế mạc và trao giải thưởng. Đây không chỉ là dịp tôn vinh những nỗ lực vượt bậc của các Phật tử mà còn là lời khẳng định cho giá trị bền vững của giáo lý Phật Đà trong đời sống cộng đồn

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online