Ba dạy con thở - Viết - Đặng Thảo Nhi (Hình hoa hồng)

Nghe đọc bài:

BA DẠY CON THỞ

 

“Thở đi con” – tôi bỗng nghe thấy đâu đó văng vẳng bên tai tiếng của thiền sư Thích Nhất Hạnh khi đang ngồi thiền. Hít vào, thở ra, lắng nghe tư tưởng đang lý sự với cái ngã vô minh này. Để rồi trong giây lát, tôi bỗng khựng lại với câu hỏi: “Hơi thở đầu tiên của mình bắt nguồn từ khi nào nhỉ”? Một tia nắng bên khung cửa đậu lại trên vai, tôi cảm nhận được hơi ấm từ hơi thở đầu tiên mang lại. Và rồi hơi ấm ấy mang tôi du hành đến một miền ký ức rất xa…  

Tôi đã may mắn vì cuộc đời đã ban đến cho tôi một vị Bồ Tát sống, vị ấy luôn trao truyền đức tin và răn dạy mọi luân lý trên đời. Vị Bồ Tát ấy không ai khác chính là ba. Trong một lần sau khi đã quyết tâm theo học Phật, tôi ngồi sau xe và nghe ba kể, ba đã học thuộc chú Lăng Nghiêm trong vỏn vẹn một tháng, việc mà những người tu học xung quanh ba ít ai đạt được. Và cũng chính trong giây phút ấy, tôi nhớ ba đã vô xúc động mà bảo tôi: “Ba biết ba không phải là người Công Giáo”, rằng từ rất xa xưa nhiều kiếp rồi, ba là con của Phật. Và tôi thật may mắn, khi là con của ba, là con của một vị đệ tử Phật.  

 

Tôi bắt đầu lần mò đến những miền kí ức khác, khi ấy ba bắt đầu cạo tóc, ngồi thiền, ăn chay. Để rồi sau những lần ba đi chùa, gia đình tôi bắt đầu xuất hiện tiếng cãi vã và thú thật, đứa con năm 13 tuổi ấy cũng vô minh nhiều, nó không thể chấp nhận được con người mới kia, không thể chấp nhận người ba “công giáo” mà nó vẫn quen sống cùng đã thay đổi. Để rồi, giờ đây khi ngẫm lại, tôi mới thấy thương ba! Ba như bịt tai để đi giữa đời, đi giữa những giọt nước mắt của mẹ, đi giữa những lời dèm pha khinh miệt từ gia đình ngoại, đi giữa sự thắc mắc buồn phiền của những đứa con chỉ để khao khát tìm Đạo. Không tranh cãi, không sân si, tôi nhớ ba chỉ ngồi đấy mỉm cười như một vị Bồ tát khi có ai đó gọi ba là “chú tiểu”, “sư thầy” với giọng mỉa mai. Cũng chính bởi nụ cười của ba hôm ấy mà bồ đề nơi tôi được nuôi dưỡng, cũng chính bởi lòng bao dung vô lượng khi xưa mà tôi như được thoát khỏi khối u mê trước giờ. Và ba ơi, ba biết không, con thích nhất là mỗi khi ba cười, lúc đó nhìn ba hiền lắm, hiền mà lành như ông tiên… 

 

Thế rồi, tôi cũng đã từng đưa mắt nhìn về bạn bè đồng trang lứa, họ sinh ra và lớn lên trong hơi ấm của Đạo tràng, trong những buổi tụng kinh, trong lời khai thị của Đức Phật. Tôi có thể không may mắn như họ, Phật đã ẩn tàng trong tiếng chúc phúc ngày tôi sinh ra, Phật đã không cho tôi gặp Ngài khi tôi còn thơ bé. Nhưng tôi biết, tôi có thể đã may mắn hơn họ, vì Phật cuối cùng cũng đã hiện hữu trong tôi và tôi đã gặp được Phật ở ngay trong chính cõi ta bà này, đó chính là ba.  

 

Để rồi, quay trở về với thực tại, kết thúc buổi ngồi thiền hôm đó, trong đầu tôi vẫn còn văng vẳng một giọng nói ở bên tai: “Thở đi con”, nhưng tôi biết âm thanh lần này không phải là giọng của thầy Thích Nhất Hạnh, mà là giọng của ba tôi. Và tôi biết tôi đang có ba ở ngay bên cạnh, tôi đang có ba trên đường cầu Đạo, sau này và mãi mãi… 

 

Kết thúc bài cảm niệm này, hãy để cho tôi hỏi bạn một câu: “Ngày hôm nay của bạn như thế nào? Có còn đang giận ba nữa không? Có còn đang nhốt mình trong bốn bức tường với dòng suy nghĩ: ba chẳng hiểu mình, chẳng thương mình?” Nếu có thì xin hãy nhớ, trên bàn là mâm cơm đầy ắp đang vắng chỗ bạn, tan trường là chiếc xe cũ kĩ đang đứng đợi từ lâu, đêm tối là người đàn ông với hàng vạn trăn trở, làm sao để có thể làm lành với con mình. Xin hãy một lần mở cửa phòng ra để đón nhận tất cả những điều ấm áp, hãy đón nhận tình cảm của ba - dù khô khan nhưng chân thành và không chút vị kỉ. Hãy ôm ba thật chặt mỗi khi cảm thấy nóng giận, lẽ vì: 

Mỗi ngày trên thế gian chỉ có một hoàng hôn

có người thấy và nhiều người không thấy

Mỗi một cuộc đời chỉ có một mẹ cha để yêu thương và giận dỗi

có người giữ lại và nhiều người thả bay…

(Nguyễn Phong Việt) 


 

Download Android Download iOS
TP.HCM: Tưởng niệm lần thứ 25 Thiền sư Duy Lực – Tổ sư thiền Việt Nam

Sáng ngày 01/01/2025 (Nhằm mùng 2 tháng Chạp năm Giáp Thìn) tại chùa Phật Đà (Quận 3, TP.HCM) Môn đồ pháp phái Tổ sư thiền đã trang nghiêm làm lễ tưởng niệm lần thứ 25 cố Thiền sư Hòa thượng Thích Duy Lực, người sáng lập pháp môn Tổ sư thiền tại Việt Nam.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

TP.HCM: Lễ hằng thuận tại chùa Thiên Tôn

PSO - Ngày 30/12/2024 (nhằm ngày 30/11/Giáp Thìn), Ban Hướng dẫn Phật tử TP.HCM kết hợp chùa Thiên Tôn tổ chức lễ Hằng Thuận cho Phật tử Thanh Minh Trí, thế danh Nguyễn Hồng Sơn và Phật tử Hạnh Quang, thế danh Nguyễn Thị Bảo Châu.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online