PSO - Ngày 31/10 và 01/11/2023, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh (Quảng trường 3/2, Tp. Bắc Giang) đã diễn ra Hội thảo Khoa học Quốc gia do Viện Trần Nhân Tông thuộc Trường Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức.
Đến dự tham dự Hội thảo về phía Phật giáo có: Đại lão HT. Thích Thanh Dũng - Phó Pháp chủ kiêm Chánh Thư ký HĐCM GHPGVN; HT.TS Thích Quảng Tùng - Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Từ thiện xã hội TƯ GHPGVN; TT. Thích Thanh Phong - Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng Ban Kinh tế tài chính TƯ GHPGVN; TT. Thích Tiến Đạt - Phó Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, Giám đốc Trung tâm tư liệu Phật giáo Việt Nam; TT.TS Thích Nhật Từ - Thành viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo Viện Trần Nhân Tông, Phó Viện trưởng Thường trực HVPGVN tại TP.HCM; TT.TS Thích Nguyên Đạt - Phó Viện trưởng HVPGVN tại Huế; TT. Thích Đạt Ma Phổ Giác - Phó trụ trì thiền viện Thường Chiếu; TT. Thích Thiện Văn - Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bắc Giang; TT. Thích Tâm Hạnh - Trụ trì thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã; TT. Thích Tĩnh Thiền - Trụ trì thiền viện Trúc Lâm Đại Giác; TT. Thích Thông Phổ - Trụ trì thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác; TT. Thích Thông Kiên - Trụ trì thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc; GS.TS Lê Mạnh Thát - Thành viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo Viện Trần Nhân Tông, Phó Viện trưởng HVPGVN tại TP.HCM, cùng chư Tôn đức Tăng Ni, Tiến sĩ, Nghiên cứu sinh…trụ trì các chốn Thiền viện, Tổ đình, tự viện trong cả nước.
Về phía Viện, Trường và các Cơ quan tham dự có: PGS.TS Phạm Bảo Sơn - Phó Giám đốc Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; PGS.TS Nguyễn Tiến Vinh, Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông; GS. Tiến sĩ Khoa học Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng KH&ĐT Viện Trần Nhân Tông (Đại học Quốc gia Hà Nội); PGS.TS Đào Thanh Trường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội); PGS.TS Vương Thị Hường - Viện Nghiên cứu Hán nôm, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; PGS.TS Trần Thị Thái Hà - Trường Đại học Sài Gòn; GS.TS Đinh Khắc Thuân - Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; PGS.TS Dương Thị Thu Hà - Phó Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông; PGS.TS Lê Văn Canh - Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội; ông Vũ Hoài Bắc - Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ - Bộ Nội vụ; bà Nguyễn Thị Mai Anh - Trưởng phòng Hành chính Tổng hợp, Trung tâm Công nghệ Thông tin và Báo điện tử Tổ quốc, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Trung tá Nguyễn Chí Thành - Phó Trưởng phòng 6, Cục An ninh Chính trị Nội bộ; ông Nguyễn Đức Dũng - Cục Di sản, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; TS. Phạm Thị Khánh Ngân - Phó Trưởng phòng quản lý Bảo tàng và Di sản tư liệu, Chánh Văn phòng Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; TS. Nghiêm Xuân Huy - Viện trưởng Viện đảm bảo chất lượng giáo dục; PGS.TS Vũ Công Giao - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quyền con người - Quyền Công dân - Trường Đại Học luật Đại học Quốc gia Hà Nội; TS. Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng quý vị đại biểu khách quý đại diện các phòng ban ngành Trung ương, TP.Hà Nội, tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh; các Giáo sư, PGS.TS, nhà Khoa học, Nghiên cứu sinh…trong cả nước đều về tham dự.
Phát biểu khai mạc và đề dẫn của PGS.TS Nguyễn Tiến Vinh - Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông, Trưởng BTC cho thấy: Phật giáo du nhập vào nước ta từ thế kỷ thứ II (sau công nguyên). Sau gần 1000 năm Bắc thuộc, nhiều tông phái Phật giáo từ Ấn Độ, Sri Lanka và Trung Quốc đã xuất hiện ở Việt Nam. Đến thời Lý (thế kỷ thứ XI- XIII) Phật giáo trở thành quốc giáo và phát triển hưng thịnh nhất dưới thời Trần (thế kỷ thứ XIII- XVII) trên toàn quốc gia Đại Việt. Đặc biệt với sự ra đời của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập, đã chủ trương và thống nhất các tông phái trên toàn cõi Đại Việt thành Phật giáo nhất tông. Từ đây Phật giáo Đại Việt có sự chuyển hóa và mang sắc thái tư tưởng, giáo lý mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc đến thế kỷ XVII, Phật giáo Lâm Tế du nhập vào nước ta và phát triển cả ở Đàng trong (miền Trung) và Đàng ngoài (miền Bắc). Đến nay, Phật giáo Trúc Lâm và Lâm Tế đã để lại nhiều di sản văn hóa quý báu, có sự ảnh hưởng, lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội, là nền tảng giáo dục đạo đức và trở thành một trong những yếu tố tích cực tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, an ninh chính trị ở các địa phương trên toàn quốc…
Tiếp theo là phát biểu chào mừng của TS. Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang.
Phát biểu tham luận tại Hội thảo các Giáo sư, PGS.TS, các Nhà Khoa học, Học giả… cho rằng: Là miền thượng của xứ trấn Kinh Bắc, ngàn năm văn hiến, tỉnh Bắc Giang đã tiếp nhận du nhập Phật giáo từ rất sớm. Những phát hiện khảo cổ học trên địa bàn đã cho thấy Phật giáo đã xuất hiện ở Bắc Giang từ khoảng thế kỷ thứ III (sau Công nguyên). Theo thống kê, năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bắc giang có 949 ngôi chùa, phân bố rộng khắp trên địa bàn 10 huyện, thành phố. Trong đó, có hai trung tâm Phật giáo lớn là chùa Vĩnh Nghiêm (chốn tổ Phật giáo Trúc Lâm ở xã Trí yên, huyện Yên Dũng) và chùa Bổ Đà (chốn tổ của Phật giáo Lâm Tế ở xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên). Từ khi xuất hiện, Phật giáo Trúc Lâm và Lâm Tế luôn đồng hành và ảnh hưởng rất sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Bắc Giang nói riêng cả nước Việt Nam nói chung, xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển…
Buổi chia sẻ, thảo luận hội thảo khoa học quốc gia “Không gian Văn hóa Phật giáo Bắc Giang (Tây Yên Tử)” rất tích cực, trong tinh thần từ bi trí tuệ của các nhà nghiên cứu học thuật uyên thâm hoạt bác để lại những ý kiến hay, những ấn tượng đẹp, những điều mới mẻ, sáng soi bổ ích cho việc nhìn nhận, hiểu rõ về nguồn cội, gốc tích, cái nôi văn hóa… của Phật giáo Việt Nam. Qua đó giúp cho thế hệ tương lai cần tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi để làm sáng tỏ nền văn hóa, văn minh lịch sử của nước nhà trong đó có Phật giáo Việt Nam luôn luôn gắn bó, đồng hành với dân tộc Việt Nam từ bao nhiêu đời nay…
Kết thúc Hội thảo chư Tôn đức và các Nhà Khoa học chụp ảnh lưu niệm.
TKN Thích Đồng Hòa