Bạc Liêu: Lễ ký kết lan toả Đề án Pháp phục – Ngôn ngữ - Nghệ thuật và Biểu tượng Văn hoá Phật giáo

PSO - Nhằm triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX (2022-2027) đó là: “Đưa kết quả của bốn đề án Văn hóa Phật giáo vào thực tiễn xây dựng hệ giá trị Văn hóa Phật giáo Việt Nam”, chiều ngày 09/03/2023 (nhằm ngày 18/2 năm Quý Mão), Ban Văn hóa Trung ương (BVHTƯ) và Ban Trị sự Phật giáo (BTS PG) tỉnh Bạc Liêu đã ký kết lan toả Đề án Pháp phục – Ngôn ngữ - Nghệ thuật và Biểu tượng Văn hoá Phật giáo.

Chư Tôn đức trong buổi lễ ký kết

Chứng minh và tham dự, về phía BVH TƯ có: HT. Thích Thọ Lạc – Uỷ viên Thường trực HĐTS - Trưởng ban; TT. Thích Trí Chơn – UV HĐTS; TT. Thích Kiên Tuệ; TT. Thích Lệ Trí - Phó ban; ĐĐ. Thích Minh Thuần - Chánh Thư ký; ĐĐ. Thích Phước Huệ - Ủy viên Thư ký Ban, Phó BTS kiêm Trưởng ban Văn hóa PG tỉnh Đồng Tháp; Đạo diễn Lưu Trọng Ninh – Phó ban kiêm Phó Thường trực Phân ban Điện ảnh, âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn VHPG; KTS. Nguyễn Minh Quang - Phó ban kiêm Phó Thường trực Phân ban Kiến trúc, kiến thiết công trình Phật giáo cùng chư Tôn đức Tăng Ni và cư sĩ Phật tử trong BVH TƯ.

HT. Thích Thọ Lạc tóm tắt sơ lược về thành quả của BVHTƯ đã triển khai trong nhiệm kỳ VIII (2017-2022)

Về phía BTS PG tỉnh Bạc Liêu có: TT. Thích Giác Nghi – UV HĐTS - Trưởng ban; TT. Thích Phước Chí - Phó Ban Trị sự; ĐĐ. Thích Minh Kiến - Trưởng ban Văn hóa PG tỉnh cùng chư Tôn đức Thường trực BTS PG tỉnh và chư Tôn đức Trưởng ban Văn hoá các tỉnh thành miền Tây Nam Bộ đồng tham dự.

TT. Thích Giác Nghi - UV HĐTS - Trưởng ban Trị sự PG tỉnh

Về phía chính quyền địa phương có sự hiện diện của ông Kim Miên - Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQVN tỉnh; Ông Danh Chánh Nghĩa - Trưởng phòng nghiệp vụ Tôn giáo; Bà Phạm Tuyết Mai - Phó Trưởng Phòng An ninh Đối nội Công an tỉnh.

Đại diện chính quyền địa phương

Thay mặt BVH TƯ, HT. Thích Thọ Lạc tóm tắt sơ lược về thành quả của BVHTƯ triển khai trong nhiệm kỳ VIII (2017-2022) đã thực hiện và triển khai các đề án: Ngôn ngữ (Khóa tụng thống nhất, Kinh chuyển Pháp luân), Pháp phục được chứng nhận quyền tác giả năm 2021. Các đề án cũng đã được lan toả bằng nhiều hình thức như: Tổ chức các buổi Toạ đàm thống nhất về Pháp phục; Khảo sát kiến trúc Phật giáo tại 3 miền Bắc, Trung, Nam nhằm tìm hiểu ghi nhận, bảo tồn và lưu giữ lại những nét văn hoá đậm đà bản sắc của dân tộc. Trong nhiệm kỳ IX (2022-2027) Ban VHTƯ sẽ phối hợp và triển khai 4 đề án này đến các Ban Trị sự nhằm lan toả sâu rộng đến các Tăng, Ni và Phật tử trong cả nước.

TT. Thích Trí Chơn chia sẻ thêm đề án Pháp phục

TT. Thích Trí Chơn chia sẻ thêm đề án Pháp phục về chất liệu và màu sắc của vải may. Thượng toạ cũng đưa ra giải pháp như: Lựa chọn cho mẫu vải phù hợp để may theo thiết kế đã được Giáo hội duyệt để phân biệt được giới phẩm của chư Tăng Ni. Để thay đổi thói quen, chúng ta sẽ tiến hành từ từ, vừa làm vừa tuyên truyền, vận động. Có thể kết nối vận động các nhà may sử dụng vải của giáo hội đề ra và lấy tiêu chí “Văn hoá nuôi Văn hóa”. Để đạt được kết quả tốt, phải có sự chung tay phối hợp của cá cấp Giáo hội từ Trung ương xuống địa phương.

TT. Thích Giác Nghi thay mặt BTS PG tỉnh đón đoàn và là tỉnh miền Tây đầu tiên ký kết lan toả đề án

Thay mặt BTS PG tỉnh, TT. Thích Giác Nghi vui mừng khi Bạc Liêu là tỉnh miền Tây đầu tiên cùng Ban VHTƯ ký kết lan toả đề án Pháp phục – Ngôn ngữ - Nghệ thuật và Biểu tượng Văn hoá Phật giáo. Thượng toạ cũng cho rằng việc thống nhất Pháp phục, Ngôn ngữ, bài kinh tụng hàng ngày là cần thiết bởi Tăng, Ni và Phật tử Việt Nam sẽ có tiếng nói chung, không phân biệt vùng miền, ngôn ngữ. Ban Trị sự PG tỉnh sẽ triển khai mạnh mẽ, sâu rộng 4 đề án này đến Tăng Ni và Phật tử trong tỉnh đặc biệt là trong mùa An cư Kiết hạ (PL2567) để cùng hưởng ứng, đóng góp lan toả Pháp phục một cách hiệu quả nhất.

HT. Thích Thọ Lạc và TT. Thích Giác Nghi ký biên bản hợp tác Chư Tôn đức tham dự buổi lễ

Sau khi thảo luận và trao đổi và buổi lễ đã thống nhất những nội dung chính sau: Hai bên từng bước thúc đẩy phát triển sự nghiệp Văn hóa Phật giáo cũng như các vấn đề liên quan đến Văn hóa Phật giáo Việt Nam; Cùng triển khai hợp tác trên các lĩnh vực lan tỏa phát huy kết quả Ngôn ngữ, Pháp phục, nghệ thuật và các biểu tượng Văn hóa Phật giáo Việt Nam như: Nghiên cứu, tọa đàm, hội nghị… thống nhất về các giá trị Văn hóa Phật giáo thuộc các lĩnh vực đã đề ra; Các hoạt động được thực hiện phải tuân thủ theo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, Luật Di sản Văn hóa nước CHXHCNVN, Hiến chương GHPGVN tu chỉnh lần thứ VII (2022-2027) và các quy định pháp luật khác có liên quan; Cùng nhau trao đổi kế hoạch về khâu tổ chức, kinh phí thực hiện theo từng nội dung hợp tác trong cụ thể của hợp đồng.

Chư Tôn đức Tăng tham dự Chư Tôn đức Ni tham dự

Có thể nói việc lan tỏa 4 đề án Pháp phục – Ngôn ngữ - Nghệ thuật và Biểu tượng Văn hoá Phật giáo là vô cùng ý nghĩa, tạo năng lượng tâm linh thiêng liêng, trang nghiêm trong nghi lễ Phật giáo, đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, nâng cao vai trò của Văn hóa Phật giáo trong xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.  Thông qua việc ký kết sẽ tăng cường sự hợp tác giữa BVH TƯ và BTS PG tỉnh Bạc Liêu, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển chung của văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Buổi ký kết diễn ra trong tinh thần hòa hợp, đoàn kết nhất trí, và thành công viên mãn.

SC. Thích Nữ Liên Thảo

Download Android Download iOS
Lan toả của dòng Lâm Tế Gia Phổ tại tổ đình Giác Lâm

Tổ đình Giác Lâm là “Tổ đình của chi phái Lâm Tế, dòng kệ của Mộc Trần Đạo Mân ở Gia Định và cả Nam Kỳ lục tỉnh”. Chư tiền bối Tổ sư tại tổ đình Giác Lâm tiếp nối truyền thừa qua các thế hệ, phát triển dòng Lâm Tế Bổn Ngươn tại Nam Bộ, Trung Bộ.

Đức tính của Bồ tát Quán Thế Âm trong tôn dung của người nữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm trong thân tướng người nữ là phổ biến nhất, có lẽ đây là phương thức thờ phượng chính yếu của người Việt đối với đức Quán Thế Âm từ ngàn xưa.

Hải Dương: Chùa An Đức và chùa Khánh Linh thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang

Ngày 22/12/2024, tại xã Bản Phùng huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang, chư Tôn đức Ni và Phật tử CLB Liên Hoa chùa An Đức và CLB Từ Tâm chùa Khánh Linh huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương đã thực hiện chương trình Đông Ấm Hà Giang, trao gần 300 phần quà đến đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online