Ban Văn hóa Trung ương nghiên cứu và khảo sát thực tế Di tích Phật viện Đồng Dương

Sáng nay, ngày 22/03/2019 ( nhằm ngày 17 thàng 2 năm Kỷ hợi), Ban Văn hoá Trưng ương (VHTƯ) GHPGVN đã có buổi làm việc chính thức đầu tiên của chuyến công tác miền Trung. Đoàn đã khảo sát di tích Phật viện Đồng Dương thuộc địa bàn xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Phái đoàn có TT Thích Thọ Lạc - UV Thư ký HĐTS, Trưởng Ban Văn hoá TƯ GHPGVN; HT Thích Hải Ấn- UV TT HĐTS, Phó Trưởng Ban TT Ban Văn hoá TƯ; HT Thích Bửu Chánh- UV TT HĐTS, Phó Trưởng Ban TT Ban Văn hoá TƯ; TT Thích Trí Chơn- UV HĐTS, phó Trưởng Ban Văn hoá TƯ; ĐĐ Thích Minh Đăng- Chánh Thư ký Ban VHTƯ; GS.TS Đăng Văn Bài- UV Hội đồng Di sản VHQG; PGS.TS Nguyễn Hồng Dương- Nguyên Viện trưởng Viện Tôn giáo; PGS TS Chu Văn Tuấn- Viện Trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo; Kiến trúc sư Lê Thành Vinh- Nguyên Viện trưởng Viện bảo tồn di tích QG; GS.TS. Trương Quốc Bình - UV Hội đồng di sản VHQG; PGS.TS. Ngô Văn Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á; ông Trần Kỳ Phương- Chuyên gia nghiên cứu VH Champa; Ths Nguyễn Thị Thu Hoan- Bảo tàng LSQG; cùng chư Tôn đức thành viên Ban VHTƯ; quý vị Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu học giả đồng tham gia phái đoàn.

Đồng Dương là một di tích quan trọng của Champa, gồm có hệ thống các tháp nằm gần nhau được xây dựng vào thế kỷ 9, do vua Indravarman II xây dựng. Khi lên ngôi, vị vua sáng lập ra triều đại Indrapura này đã thúc đẩy Phật giáo phát triển mạnh gần như khắp vùng bắc Champa, từ năm 875 đến năm 915.

Đây đã từng là 1 trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất khu vực Đông Nam Á đương thời. Qua bản vẽ mặt bằng kiến trúc cho thấy, khu chính điện có bình đồ hình chữ nhật dài 326m, rộng 155m với nhiều công trình kiến trúc có chức năng khác nhau cùng nhiều hiện vật điêu khắc giá trị.

Từ năm 1902, từ khi Phật viện được phát hiện cho đến nay, di tích này đã bị phá hủy, mai một do chiến tranh và thời gian; nhiều hiện vật của Đồng Dương bị lấy cắp, một số hiện vật được lưu giữ trong các bảo tang trong và ngoài nước. Hiện trạng của di tích Đồng Dương chỉ còn lại tháp Sáng đổ nát, hoang phế và im lìm trong cánh rừng keo tai tượng.

Theo sơ đồ bản vẽ mặt bằng, khu đền thờ chính gồm có ba nhóm kiến trúc kéo dài theo trục Đông - Tây, các nhóm này được phân cách nhau bởi những bờ tường xây bằng gạch.

Nhóm phía  Đông: Chỉ còn lại dấu  vết nền móng của khu nhà dài mà các nhà nghiên cứu cho là khu Phật điện (Vihara). Ngôi nhà dài này có mặt bằng hình chữ nhật với hai hàng cột song song theo trục Đông - Tây, mỗi hàng có 08 cột xây bằng gạch, có thể nhà có mái khung gỗ và lợp ngói. Ở đây có một bệ thờ lớn bằng sa thạch được chạm trỗ nhiều hình người và hoa văn rất tinh tế. Phía trên bệ thờ là một tượng Phật rất lớn  ngồi trên ghế, hai bàn tay để trên đầu gối.Trong khu vực này còn tìm thấy một số tượng Dvarapala (những vị thần bảo vệ giáo luật của đạo Phật) đặt trên những bệ đá cạnh hai hàng cột gạch. Những hiện vật này hiện đều được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tang Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

Nhóm giữa: Chỉ còn lại dấu vết các chân tường, các bật thềm của một ngôi nhà dài theo trục Đông - Tây. Ngôi nhà này có tường gạch không dài lắm, cửa ra vào nằm ở hai đầu hồi, trên hai vách tường có nhiều cửa sổ. Ngôi nhà này có lẽ cũng được lợp bằng ngói. Ở đây có 04 pho tượng Hộ Pháp (Dvarapala) khá lớn, cao khoảng 2m. Các nhà nghiên cứu cho rằng, đó là những tác phẩm gây ấn tượng mạnh trong nghệ thuật điêu khắc Champa.

Nhóm phía Tây: Gồm các đền thờ chính và các tháp phụ chung quanh, đền thờ này thuộc loại tháp truyền thống của kiến trúc Champa; với mặt bằng hình tứ giác, cửa ra vào ở hướng Đông, phía trước có tiền sảnh khá dài, quanh các mặt tường có trụ áp tường được chạm những dải hoa văn hình lá cách điệu rậm rịt và xoắn xít như dạng vết sâu bò, đó là loại hoa văn đặc trưng của phong cách  Đồng Dương.

Ngoài những pho tượng nói trên, công trình khai quật khu trung tâm Phật viện Đồng Dương của nhà nghiên cứu Parmentier cũng cho chúng ta khái quát rõ hơn về mô hình xây dựng và diện tích xa xưa của Phật viện này. Sự hùng vĩ trang nghiêm của một quần thể kiến trúc và những tác phẩm điêu khắc như đưa chúng ta lạc vào một thế giới nghệ thuật cùng với thiên hướng tâm linh đã được đánh giá là độc đáo vào bậc nhất của Champa và Đông Nam Á, cũng như một nguồn di sản văn hóa hết sức lớn lao của Phật giáo.

Phần lớn các tác phẩm điêu khắc ở Đồng Dương được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Những tác phẩm điêu khắc của thời kỳ này đã hình thành nên phong cách Đồng Dương nổi tiếng (thế kỷ 9) trong nghệ thuật  Champa.

Khu di tích Phật viện Đồng Dương được công nhận di tích cấp quốc gia ngày 05 tháng 01 năm 2001 và Di dích cấp quốc gia đặc biệt năm 2016.

Theo người dân địa phương, khu di tích này còn rất nhiều hiện vật quý đang còn bị vùi lấp dưới đất đá do bom đạn dữ dội năm 1968 và mang nhiều giá trị lịch sử to lớn. Chỉ còn khu cổng Tháp Sáng ( có thể đi đến đây bằng một lối đường mòn nhỏ), đây là phần kiến trúc duy nhất còn lại đang được chống đỡ bằng những cây gỗ, phía xa là những đống gạch đổ nát, những tấm bia đá lớn bị vùi lấp chỉ lộ ra một phần nhỏ. Và hiện nay, Phật viện Đồng Dương này vẫn chưa có kinh phí để khai quật khảo cổ và bảo vệ.

Theo nội dung tấm bia tìm thấy tại Đồng Dương, năm 875, vua Indravarman II đã cho xây một tu viện Phật giáo và đền thờ một vị Bồ tát bảo hộ cho vương triều là Laksmindra Lôkesvara Svabhayada. Tính chất Phật giáo đại thừa được thể hiện rõ qua nội dung bi ký cũng như các tác phẩm điêu khắc ở Đồng Dương. Dưới triều đại của Indravarman II, kinh đô của vương quốc Champa lại được dời từ vùng Panduranga trở ra vùng Amaravati. Văn bia này còn cho biết tên kinh đô mới là Indrapura, theo một số nhà nghiên cứu thì điểm xây dựng kinh đô Indrapura là khu vực làng Đồng Dương ngày nay.

Năm 1901, L.Finot, một học giả người Pháp, đã công bố việc phát hiện 229 hiện vật ở Đồng Dương, trong đó có một tượng Phật bằng đồng cao 108 cm, theo các nhà nghiên cứu thì pho tượng Phật này mang yếu tố của nghệ thuật Ấn Độ.

Phật viện Đồng Dương chỉ thật sự được biết đến nhiều khi các nhà khoa học đã công bố nhiều đề tài nghiên cứu, lúc đó chúng ta mới thấy được tầm vóc quy mô của nó. Nhất là nhà nghiên cứu L.Finot trong đề tài công bố của mình về vấn đề di tích Đồng Dương, Tượng Phật đứng được phát hiện đã cho phép các nhà nghiên cứu liên tưởng đến sự giao thoa của trung tâm Amaravati của Ấn Độ và trung tâm Phật giáo Amaradhaura thuộc nước Tích Lan (Srilanka) có niên đại khá sớm được du nhập vào Chămpa. Ngoài sự chú ý của bức tượng nói trên, công trình khai quật khu trung tâm Phật viện Đồng Dương của nhà nghiên cứu Parmentier cũng cho chúng ta khái quát rõ hơn về mô hình xây dựng và diện tích xa xưa của Phật viện này.

Cũng trong ngày làm việc đầu tiên, buổi chiều cùng ngày phái đoàn đến thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

Sau khi khảo sát thực địa và thăm bảo tàng cuối ngày đoàn có buổi họp tổng kết và lấy ý kiến của các chuyên gia, đại biểu học giả. Các ý kiến đóng góp đều thể hiện sự thống nhất và tinh thần mong muốn được được bảo tồn và phục dựng khu Phật viện Đồng Dương này.

 

Tổ TTTT Ban Văn hoá TƯ GHPGVN

Download Android Download iOS
BR-VT: Bổ nhiệm Đại đức Thích Minh Nguyện trụ trì chùa Hội Phước (TP.Bà Rịa)

PSO - Sáng ngày 21-11, Tại phường Phước Nguyên, TP. Bà Rịa, tỉnh BR-VT đã long trọng tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm trụ trì chùa Hội Phước (chùa Cây Dương) đến Đại đức Thích Minh Nguyện và Lễ húy kỵ cố Hòa thượng Thích Tâm Thiệu.

Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng của Huyền Quang - Đệ tam tổ Trúc Lâm

PSO - Thiền sư Huyền Quang không những là một nhà tư tưởng lớn có danh tiếng thời Trần, tài giỏi, đức độ, học rộng, tinh thông Phật pháp, kế thừa nhị Tổ Pháp Loa lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm; mà còn là một nhà thơ của thế kỷ XIII -XIV.

Thiểu dục tri túc - Một góc nhìn về chủ nghĩa tiêu thụ và bảo vệ môi trường của Phật giáo

PSO - Thiểu dục tri túc là phương pháp giáo dục tinh thần cũng như là một nếp sống mà Phật giáo đã xây dựng và thực hành trong hàng ngàn năm qua. Thông qua việc giáo dục về lòng tham cùng lòng biết ơn mà ở đó người con Phật thực hành trừ bỏ lòng tham, nuôi dưỡng biết ơn với những gì mình có, tận dụng và sử dụng chúng hợp lý.

TP.HCM: 245 Phật tử tham dự Hội thi Giáo lý Phật tử 2024 tại quận Phú Nhuận

Sáng ngày 17/11/2024, tại Tổ đình Kim Sơn (phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM), Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận đã tổ chức Hội thi Giáo lý Phật tử cấp quận, huyện năm 2024 với sự tham gia của 245 thí sinh. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, có sự chứng minh và tham dự của chư Tôn đức trong Ban Trị sự GHPGVN quận Phú Nhuận cùng đông đảo Ph

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online