Bến Tre: Chùa Phúc An Long trọng tổ chức Đại Lễ Vu Lan Báo hiếu PL.2568

Nghe đọc bài:

PSO – Tháng bảy mùa sen lại về, cũng là mùa Vu lan hiếu hạnh, tưởng nhớ đến công ơn sinh thành, là dịp để con cháu thể hiện sự tôn trọng và tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với cha mẹ, tổ tiên.

Trên tinh thần đó, sáng ngày 23/08/2024 (nhằm ngày 20/07/Giáp Thìn), Sư Cô Thích nữ Tâm Ngọc - Ủy viên BTS tỉnh, Chánh Thư ký Phân ban Ni giới tỉnh Bến Tre, trụ trì chùa Phúc An (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã long trọng tổ chức Đại lễ Vu lan PL.2568, nhằm tạo phước duyên cho Phật tử tham dự có dịp thể hiện lòng tri ân và báo ân đối với Ông bà, cha mẹ hiện tiền được tăng long phước thọ và cửu huyền thất tổ được siêu sanh về miền Cực lạc.

Quang lâm chứng minh buổi lễ có HT.Thích Lệ Đức, HT.Thích Lệ Linh – Đồng thành viên HĐCM, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh; TT.Thích Trung San – UV BTS tỉnh, Trưởng ban Giáo dục Phật giáo tỉnh, Hiệu trưởng Trường TCPH tỉnh Bến Tre; ĐĐ.Thích Long Bình – Trưởng ban Thông tin truyền thông GHPGVN tỉnh; ĐĐ.Thích Minh Hải - Phó BTS GHPGVN huyện Châu Thành; NS.Thích nữ Như Uyên – UV BTS tỉnh, Phó Thường trực Phân ban Ni giới GHPGVN tỉnh; Cùng Chư Tôn đức Tăng Ni trụ  trì các tự viện về tham dự đông đủ.

Đại lễ Vu Lan không còn là lễ hội đặc trưng riêng của Phật giáo, mà được phát triển, lan rộng ra toàn xã hội, còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc là hướng con người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”; Như một thông điệp nhắc nhở chúng ta hãy luôn trân trọng từng giây phút khi cha mẹ còn trên đời và hãy làm tròn chữ hiếu của người con đối với hai đấng sinh thành. Lễ Vu Lan trong Phật giáo đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân; phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ tổ tiên thiêng liêng của người dân Việt, là lễ hội mang đậm nét nhân văn, làm rạng rỡ đạo lý đền ơn đáp nghĩa của dân tộc.

Ngoài ý nghĩa trên, Lễ Vu Lan còn mang ý nghĩa sâu sắc hơn về xã hội, khuyến khích mọi người hướng về tinh thần đền ơn, đáp nghĩa theo tinh thần Từ trọng ân của Đạo Phật (ân cha mẹ, ân chúng sanh, ân quốc vương, ân Tam Bảo).

 

Qua đó, Chùa Phúc An đã long trọng tổ chức đại lễ Vu lan – cài hoa hồng trong mùa Báo hiếu tháng bảy, cũng là dịp để Phật tử được cài lên ngực áo những cánh hoa lung linh, tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo, hiếu kính dâng lên 2 đấng sinh thành: Hoa màu đỏ tượng trưng cho người còn mẹ và màu trắng cho ai đã mất mẹ. Với những ai may mắn được cài bông hồng đỏ trên ngực áo thì được nhắc nhở hãy cố gắng hết lòng vâng lời, hiếu kính, lễ phép với cha mẹ. Còn người cài hoa trắng là thông điệp nhắc nhở con cháu phải luôn hiếu thuận khi cha mẹ còn tại thế, đừng làm cha mẹ phải rơi lệ, đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh con cái phải giữ nề nếp gia phong, anh em hòa thuận, đùm bọc yêu thương nhau sau khi song thân đã mất chính là tấm lòng hiếu thuận dâng tặng cha mẹ nơi miền Cực lạc.

 

Thay mặt hàng Phật tử chùa Phúc An, sư Cô Thích nữ Tâm Ngọc thành kính dâng lên đôi dòng hoài niệm tri ân và tác bạch cúng dường phẩm vật chư Tôn đức Tăng Ni hiện tiền trong ngày Đại lễ Vu Lan Báo hiếu. Xem đây là tấm lòng thơm thảo của con cháu kính dâng báo đáp công lao biển trời của hai bậc sinh thành hiện tiền được tăng long phước thọ và cửu huyền thất tổ được siêu sanh về miền Cực lạc.

 

Trong giây phút thiêng liêng của buổi lễ, Hòa thượng Thích Lệ Đức – Thành viên HĐCM, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh đã hoan hỷ ban đạo từ đến toàn thể đạo tràng. Hòa thượng nêu lên ý nghĩa của 02 chữ “Báo Hiếu” đầy ý nghĩa sâu sắc qua từng câu ca dao, tục ngữ dân gian ca ngợi đức cần cù của hai đấng sinh thành đã tảo tần, vất vả sớm hôm buôn bán tảo tần để nuôi cái lớn khôn và mong con thành đạt là niềm hạnh phúc thiêng liêng nhất của Cha mẹ. Chính vì thế hằng năm diễn ra lễ Hội Vu lan chính là muốn nêu cao tinh thần “Hiếu đạo” mang đậm nét văn hóa truyền thống tri ân và báo ân, đầy tính nhân văn của dân tộc Việt.

Được biết, Sau kết thúc buổi lễ, Chùa Phúc An sẽ khai đàn "Chẩn tế cầu siêu bạt độ” cho các anh linh liệt sĩ, đồng bào tử vong và cửu huyền thất tổ gia đình Phật tử được siêu sanh về miền cực lạc, do Ban nghi lễ Phật giáo tỉnh Bến Tre thực hiện.

Ban TT-TT PG tỉnh Bến Tre

 

Download Android Download iOS
Tiểu sử Hoà thượng Thích Chơn Minh (1956 - 2024)

Hòa thượng Thích Chơn Minh, thế danh Trần Bạch Mai, sinh năm Bính Thân 1956 tại quận Sa Đéc, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) nối dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 40 pháp huý Hồng Hoa, pháp tự Huệ Quang.

Quảng Ngãi: Chùa Phước Long tổ chức “Đêm Hội Trăng Rằm” cho 300 thiếu nhi địa phương

Buổi tối ngày 08/9/2024 (05 tháng 8 Giáp Thìn) Sư cô Thích Nữ Hạnh Tường, trụ trì chùa Phước Long (Hiệp Phổ Bắc, xã Hành Trung huyện Nghĩa Hành tỉnh Quảng Ngãi) cùng chư Tôn đức Ni và các tình nguyện viên, đã tổ chức “Đêm Hội Trăng Rằm” cho 300 thiếu nhi địa phương.

Quảng Ngãi: Chùa Phước Long tổ chức “Đêm Hội Trăng Rằm” cho 300 thiếu nhi địa phương

Buổi tối ngày 08/9/2024 (05 tháng 8 Giáp Thìn) Sư cô Thích Nữ Hạnh Tường, trụ trì chùa Phước Long (Hiệp Phổ Bắc, xã Hành Trung huyện Nghĩa Hành tỉnh Quảng Ngãi) cùng chư Tôn đức Ni và các tình nguyện viên, đã tổ chức “Đêm Hội Trăng Rằm” cho 300 thiếu nhi địa phương.

QUAN TÂM & HỖ TRỢ

Phật Sự Online với chủ trương “Nhanh chóng – Kịp thời – chính xác và Nhân văn” đăng tải các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội và các tự viện trong cả nước cùng các chương trình tu học, thuyết giảng của chư Tôn đức Tăng, Ni giảng sư được truyền hình trực tiếp (Live Streaming) trên mạng xã hội: Facebook, Youtube, Phật Sự Online về các sự kiện Phật sự và trên 15 chương trình khác với mục đích “ Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh Hoằng pháp …”


Phật Sự Online có trên 60 nhân sự là phóng viên, Ban Biên tập và các bộ phận khác, vì vậy rất cần sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và quý vị yêu mến Đạo Phật để có được kinh phí đảm bảo sự hoạt động bền vững và lâu dài.

Background Donate

Chủ tài khoản: KENH PHAT SU ONLINE

Số tài khoản: 070104929298

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Kiên Giang

QRCOde Quan tầm và hỗ trợ phật sự online